Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm ferritin là gì?
  • 2. Khi nào cần làm xét nghiệm ferritin?
  • 3. Cách lấy xét nghiệm ferritin
  • 4. Ý nghĩa của xét nghiệm ferritin
  • 5. Các yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi kết quả xét nghiệm ferritin
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm ferritin là gì?
  • 2. Khi nào cần làm xét nghiệm ferritin?
  • 3. Cách lấy xét nghiệm ferritin
  • 4. Ý nghĩa của xét nghiệm ferritin
  • 5. Các yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi kết quả xét nghiệm ferritin
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm ferritin: Những điều bạn cần lưu ý

Hiện nay một trong những phương pháp thăm khám thường được bác sĩ chỉ định nhằm phục vụ chẩn đoán chữa bệnh là xét nghiệm máu. Xét nghiệm ferritin là xét nghiệm máu thường thấy trong việc đo lường nồng độ sắt dự trữ của cơ thể để từ đó đưa ra những chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất.
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm ferritin là gì?
  • 2. Khi nào cần làm xét nghiệm ferritin?
  • 3. Cách lấy xét nghiệm ferritin
  • 4. Ý nghĩa của xét nghiệm ferritin
  • 5. Các yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi kết quả xét nghiệm ferritin

1. Xét nghiệm ferritin là gì?

Xét nghiệm ferritin được thực hiện nhằm đo lượng ferritin trong máu của người bệnh. Ferritin là một loại protein có vai trò dự trữ sắt tồn tại chủ yếu ở trong gan và tế bào miễn dịch. Khi cơ thể cần sắt để tham gia vào quá trình chuyển hóa thì sắt sẽ được giải phóng từ ferritin. Do đó xét nghiệm ferritin nếu lượng ferritin biến đổi thì hàm lượng sắt trong cơ thể cũng sẽ biến đổi theo.

Ferritin là một loại protein có vai trò dự trữ sắt tồn tại chủ yếu ở trong gan và tế bào miễn dịch.

Ferritin là một loại protein có vai trò dự trữ sắt tồn tại chủ yếu ở trong gan và tế bào miễn dịch.

2. Khi nào cần làm xét nghiệm ferritin?

Xét nghiệm ferritin được thực hiện để chẩn đoán tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Hoặc khi kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân cho thấy mức độ protein mang oxy trong tế bào hồng cầu thấp hoặc tỷ lệ hematocrit thấp thì cần yêu cầu xét nghiệm ferritin để khẳng định chẩn đoán.

Chỉ số bình thường của xét nghiệm ferritin trong máu:

- Nam: 24-336 ng/ml hoặc 24-336 ug/L

- Nữ: 11-307 ng/ml hoặc 11-307 ug/L

Xét nghiệm ferritin được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng giảm ferritin như:

- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

- Suy nhược cơ thể

- Cáu gắt

- Ù tai, khó thở

- Các trường hợp chấn thương chảy máu, mất máu bên ngoài và bên trong cơ thể

- Rối loạn hấp thu ruột non

Hoặc tình trạng dư thừa ferritin như:

- Đau bụng

- Đau ngực

- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi không rõ nguyên nhân

- Nhiễm độc sắt

- Bệnh lý về gan

- Viêm khớp dạng thấp

3. Cách lấy xét nghiệm ferritin

a. Chuẩn bị

Người bệnh cần nhịn ăn trước 6 giờ khi tiến hành lấy máu làm xét nghiệm

b. Tiến hành lấy mẫu máu

Lấy mẫu máu tĩnh mạch. Các mẫu máu lấy được cần chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích và chẩn đoán bệnh. Người bệnh có thể hoạt động bình thường ngay sau đó.

Xét nghiệm ferritin được thực hiện để chẩn đoán tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Xét nghiệm ferritin được thực hiện để chẩn đoán tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm ferritin

Sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán phân biệt các dạng thiếu máu khi kết hợp nồng độ ferritin với nồng độ sắt. Ý nghĩa của xét nghiệm ferritin cụ thể:

- Nồng độ ferritin thấp là dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang thiếu sắt. Nguyên nhân có thể do mất máu, thiếu dinh dưỡng,… khiến quá trình cung cấp sắt không đủ theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

- Nồng độ ferritin tăng cao gặp trong bệnh hemochromatosis khi cơ thể tích trữ quá nhiều sắt. Hoặc gặp trong những người có tiền sử truyền máu nhiều lần hoặc uống thuốc sắt kéo dài mà không được thải sắt,…

5. Các yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi kết quả xét nghiệm ferritin

Xét nghiệm ferritin là xét nghiệm máu đơn giản nhằm đo lường mức ferritin trong cơ thể.

Xét nghiệm ferritin là xét nghiệm máu đơn giản nhằm đo lường mức ferritin trong cơ thể.

Những trường hợp có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm như:

- Sau khi sử dụng các chất đồng vị phóng xạ để xạ hình

- Sau khi truyền máu

- Trong huyết thanh có chứa lipid cao

- Bổ sung sắt và thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao

Xét nghiệm ferritin là xét nghiệm máu đơn giản nhằm đo lường mức ferritin trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm bất thường có thể chỉ ra một bệnh lý tiềm ẩn như thiếu sắt hoặc một số loại ung thư. Nếu có bất thường về kết quả xét nghiệm ferritin bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải thích và có những lời khuyên về phương pháp điều trị chính xác nhất. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hay có nhu cầu khám-xét nghiệm bạn vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ sớm nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/05/2022 - Cập nhật 09/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm ferritin: Những điều bạn cần lưu ý

Xét nghiệm ferritin: Những điều bạn cần lưu ý

Hiện nay một trong những phương pháp thăm khám thường được bác sĩ chỉ định nhằm phục vụ chẩn đoán chữa bệnh là xét nghiệm máu. Xét nghiệm ferritin là xét...

09/05/2022

2343 Lượt xem

3 Phút đọc

Tìm hiểu về chỉ số Bilirubin, bạn đã biết những gì?

Tìm hiểu về chỉ số Bilirubin, bạn đã biết những gì?

Chỉ số Bilirubin trực tiếp hay liên hợp được biết đến với tên thuật ngữ khác là Cholebilirubin. Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý về gan, ...

07/04/2022

1202 Lượt xem

3 Phút đọc

Bí mật về xét nghiệm Bilirubin

Bí mật về xét nghiệm Bilirubin

Xét nghiệm bilirubin là xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu - một sắc tố vàng cam và là chất thải của sự vỡ hemoglobin hồng cầu trong...

07/04/2022

1365 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG