Nội dung chính
  • 1. Đối tượng nào cần đi xét nghiệm ALT?
  • 2. Ý nghĩa của kết quả kiểm tra ALT
  • 3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT
Nội dung chính
  • 1. Đối tượng nào cần đi xét nghiệm ALT?
  • 2. Ý nghĩa của kết quả kiểm tra ALT
  • 3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm ALT bất thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Xét nghiệm ALT còn được gọi là xét nghiệm Alanine Aminotransferase, nhằm phản ánh hoạt động của gan. ALT đóng vai trò quan trọng, là chất trung gian để sản xuất năng lượng tế bào. Lượng ALT bất thường có thể là hồi chuông cảnh báo các bệnh về gan và sức khỏe của bệnh nhân.  
Nội dung chính
  • 1. Đối tượng nào cần đi xét nghiệm ALT?
  • 2. Ý nghĩa của kết quả kiểm tra ALT
  • 3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT

1. Đối tượng nào cần đi xét nghiệm ALT?

Đánh giá chỉ số ALT nằm trong bộ xét nghiệm hóa sinh máu, thường được làm cùng với AST. Thông thường, bệnh nhân đi khám sức khỏe đều được yêu cầu làm xét nghiệm này. Tuy nhiên, có một số đối tượng cần được làm xét nghiệm ALT càng sớm càng tốt khi họ có một số dấu hiệu sau: 

  • Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.
  • Hay buồn nôn, nôn nhiều,
  • Bệnh nhân phát hiện vàng da, tình trạng ngày càng nặng lên. 
  • Hay đầy bụng, chướng bụng. 
  • Có thể bị ngứa da không rõ nguyên nhân.
  • Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu hơn. 

Hay buồn nôn, nôn nhiều.

Hay buồn nôn, nôn nhiều.

Ngoài ra, với những người có nguy cơ mắc các bệnh về gan, cũng nên đi kiểm tra chỉ số ALT định kỳ. Những đối tượng đó là:

  • Người nghiện rượu nặng, có nguy cơ mắc xơ gan do rượu.
  • Người đã từng có tiền sử mắc bệnh gan hoặc bị phơi nhiễm virus viêm gan.
  • Người thừa cân, béo phì cũng là nguy cơ dẫn đến chức năng gan bị rối loạn. 
  • Dùng kéo dài các loại thuốc có tác dụng phụ là tổn thương gan như thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc chống lao,...

2. Ý nghĩa của kết quả kiểm tra ALT

Xét nghiệm ALT bất thường cho thấy chức năng gan đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tùy theo từng mức độ sẽ phản ánh các tình trạng khác nhau. Chỉ số ALT bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 7 - 55 UI/L. Ở nam giới thì chỉ số này sẽ cao hơn một chút. Với kết quả kiểm tra ALT trong máu bất thường, người ta sẽ chia thành 2 nhóm sau:

a. Chỉ số ALT chỉ tăng nhẹ đến trung bình

Chỉ số ALT trong nhóm này thường cao gấp dưới 4 lần mức thường. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là:

  • Xơ gan
  • Bệnh gan mạn tính
  • Suy tim, đau tim. 
  • Tổn thương thận, tổn thương cơ
  • Tắc nghẽn ống mật
  • Gan nhiễm mỡ
  • Lạm dụng quá nhiều rượu

Xơ gan

Xơ gan.

Tình trạng ALT tăng nhẹ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần điều trị sớm, làm xét nghiệm định kỳ để tránh điều đáng tiếc xảy ra.

b. Chỉ số ALT tăng cao hoặc rất cao

Xét nghiệm ALT cho thấy chỉ số tăng trên 4 lần, thậm chí gấp 100 lần báo động tình trạng nguy hiểm của gan. Chỉ số ALT có thể tăng đến 5000 UI/L. Lúc này, bệnh nhân có thể đang mắc các bệnh như:

  •  Viêm gan virus cấp hoặc mạn tính. Với trường hợp cấp tính, chỉ số ALT sẽ cao liên tục trong 1 - 2 tháng đầu. Sau đó, nồng độ ALT sẽ giảm dần và trở về mức bình thường. 
  • Tổn thương gan do dùng thuốc quá lâu như paracetamol,....
  • Ung thư gan, suy gan,...
  • Tế bào gan bị hoại tử.
  • Trụy mạch kéo dài.
  • Sốc nhiễm trùng.

Những tình trạng trên đều là những biểu hiện nặng và cần can thiệp càng sớm càng tốt. 

3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT

Chức năng gan rối loạn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ số ALT bất thường. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm ALT còn bị ảnh hưởng bởi nhiều cơ quan khác và các yếu tố bên ngoài. Để kết quả phản ánh bệnh một cách chính xác nhất, chúng ta cần hạn chế tối đa những sự tác động từ bên ngoài. Những yếu tố này cụ thể là:

  • Một số loại thuốc như thuốc chống co giật, lợi tiểu, tránh thai, kháng sinh,... ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét nghiệm. Trước khi lấy máu, bệnh nhân có thể xin ý kiến tư vấn của bác sĩ. 
  • Các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cũng làm cho nồng độ ALT tăng. Bệnh nhân cần ngưng sử dụng những loại này trước khi làm lấy máu định lượng ALT.
  • Quy trình lấy máu và xét nghiệm không đúng cũng dễ làm kết quả sai lệch. 
  • Sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu. Rượu ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng gan. Do đó, trước khi làm xét nghiệm khoảng vài ngày, bệnh nhân không nên uống bia, rượu. 

Quy trình lấy máu và xét nghiệm không đúng cũng dễ làm kết quả sai lệch. 

Quy trình lấy máu và xét nghiệm không đúng cũng dễ làm kết quả sai lệch. 

Xét nghiệm ALT thực sự quan trọng giúp chẩn đoán chức năng gan và một số bệnh nghiêm trọng khác. Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể đảm bảo sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Nếu muốn làm xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi, chúng tôi sẽ giúp bạn đặt lịch tại cơ sở uy tín và chất lượng nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/05/2022 - Cập nhật 07/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Albumin: Xét nghiệm định lượng để đánh giá chức năng gan

Albumin: Xét nghiệm định lượng để đánh giá chức năng gan

Vàng da, sụt cân nhiều trong thời gian ngắn và thường xuyên mệt mỏi là các triệu chứng hay gặp khi chức năng gan bị rối loạn. Khi vào viện, bạn sẽ được thăm...

09/05/2022

1256 Lượt xem

3 Phút đọc

Xét nghiệm ALT bất thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Xét nghiệm ALT bất thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Xét nghiệm ALT còn được gọi là xét nghiệm Alanine Aminotransferase, nhằm phản ánh hoạt động của gan. ALT đóng vai trò quan trọng, là chất trung gian để sản...

07/05/2022

771 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP giúp đánh giá chức năng gan như...

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP giúp đánh giá chức năng gan như...

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP là xét nghiệm kiểm tra nồng độ enzyme phosphatase kiềm trong máu có vai trò quan trọng trong đánh giá chức năng gan hoặc xương. Bên...

07/05/2022

1058 Lượt xem

3 Phút đọc

Bí mật về xét nghiệm Bilirubin

Bí mật về xét nghiệm Bilirubin

Xét nghiệm bilirubin là xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu - một sắc tố vàng cam và là chất thải của sự vỡ hemoglobin hồng cầu trong...

07/04/2022

1345 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG