Nội dung chính
  • 1. Viêm tai giữa cấp tính 
  • 2. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
  • 3. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm
  • 4. Nguyên tắc phòng bệnh viêm tai giữa
Nội dung chính
  • 1. Viêm tai giữa cấp tính 
  • 2. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
  • 3. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm
  • 4. Nguyên tắc phòng bệnh viêm tai giữa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm tai giữa có những loại nào?

Tai là cơ quan thính giác, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh và truyền tín hiệu về não bộ. Các bệnh lý ở tai rất phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa. Một thống kê cho thấy có khoảng 35% dân số mắc bệnh lý này mỗi năm. Viêm tai giữa được phân chia thành 3 loại: Viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy, viêm tai giữa mạn tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Viêm tai giữa cấp tính 
  • 2. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
  • 3. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm
  • 4. Nguyên tắc phòng bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa rất phổ biến trong đời sống đặc biệt là ở trẻ em, cần đưa người bệnh đến các CSYT uy tín hoặc khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giỏi để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với từng người bệnh, từng giai đoạn bệnh. 

1. Viêm tai giữa cấp tính 

Tai bao gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm, mưng mủ xảy ra ở hòm nhĩ với thời gian dưới 3 tháng. Tai và vòm mũi họng thông nhau qua vòi nhĩ nên khi bị viêm nhiễm vòm mũi họng cũng có thể dẫn tới viêm tai giữa.

Viêm tai giữa cấp tính được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng và hướng điều trị khác nhau.

Viêm tai giữa cấp tính được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng và hướng điều trị khác nhau.

a. Giai đoạn xung huyết

  • Triệu chứng: Người bệnh cảm thấy đau tai ở mức độ vừa phải, có thể ù tai, nghe kém. Toàn thân có thể sốt hoặc mắc bệnh lý viêm nhiễm mũi họng kèm theo. Tuy nhiên soi tai ở giai đoạn này chưa thấy có mủ mà mới chỉ thấy màng nhĩ xung huyết đỏ. 
  • Điều trị: Ở giai đoạn này có thể dùng thuốc điều trị ổn định viêm nhiễm mũi họng thì các triệu chứng ở tai cũng sẽ mất đi.

b. Giai đoạn ứ mủ

  • Triệu chứng: Đau tai tăng nhiều, cảm giác đau sâu ở trong tai, có thể lan ra sau hoặc lan lên vùng thái dương. Người bệnh thường xuyên nghe kém, ù tai, chóng mặt, sốt cao. Soi tai thấy màng nhĩ phồng lên, màu vàng nhạt hoặc trắng bệch. 
  • Điều trị: Chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ.

c. Giai đoạn vỡ mủ

  • Triệu chứng: Ống tai ngoài có mủ chảy ra màu vàng nhạt. Người bệnh cảm thấy đỡ đau, đỡ sốt. Soi tai thấy màng nhĩ có lỗ thủng. 
  • Điều trị: Dẫn lưu mủ, làm sạch mủ.

Tổng đài đặt hẹn khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng!

2. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy

Đây là tình trạng chảy mủ ở tai kéo dài trên 3 tháng. Nguyên nhân của viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy là do viêm nhiễm kéo dài ở vùng mũi họng như: Viêm xoang, đặc biệt do viêm amidan. 

a. Triệu chứng lâm sàng

  • Chảy tai mủ nhầy đục kéo thành sợi, không thối. Tính chất mủ giống như tiết nhầy ở mũi. Chảy tai tăng lên khi viêm mũi, sổ mũi.

Chảy tai tăng lên khi viêm mũi, sổ mũi.

  • Khám và soi tai thấy màng nhĩ có lỗ thủng.

b. Triệu chứng cận lâm sàng

  • Xquang: thấy hình ảnh xương chũm kém thông bào nhưng không có hình ảnh tiêu xương.
  • Đo thính lực đồ.

c. Điều trị

  • Dẫn lưu và làm sạch mủ. 
  • Điều trị nguyên nhân: Viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan,...
  • Một số trường hợp cần phẫu thuật nếu các phương pháp nêu trên không có hiệu quả. 

3. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm

Đây là bệnh lý của tai giữa gây tổn thương cả niêm mạc và xương, có thể hình thành các khối cholesteatoma gây tiêu xương. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm là bệnh nguy hiểm nhất trong 3 thể bệnh viêm tai giữa.

Nguyên nhân của bệnh có thể do viêm tai giữa cấp tính hoặc mạn tính mủ nhầy phát hiện muộn, dễ để lại di chứng điếc tai vĩnh viễn. Vì vậy khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm tai, người bệnh cần đi khám ngay lập tức để điều trị kịp thời. 

a. Triệu chứng lâm sàng

  • Chảy mủ tai: Mủ vàng đặc hoặc loãng, có mùi thối, có thể lẫn máu. Khi thấy chất có màu trắng óng ánh váng mỡ, rửa tai có vảy trắng như xà cừ là triệu chứng nguy hiểm, cảnh báo tình trạng tiêu xương.
  • Nghe kém.
  • Ù tai, chóng mặt, đau đầu nhiều.
  • Thường không đau tai hoặc chỉ đau nhẹ. Đây là triệu chứng dễ khiến người bệnh chủ quan.
  • Ấn các vị trí xương xung quanh vùng tai thấy đau.
  • Soi tai thấy lỗ thủng màng nhĩ

b. Triệu chứng cận lâm sàng

  • Chụp cắt lớp vi tính thấy hình ảnh viêm tai xương chũm mạn tính.
  • Chụp cắt lớp xương thái dương có thấy tiêu hủy xương.
  • Đo thính lực đồ.
  • Xét nghiệm tìm sự hiện diện của cholesteatoma. 

c. Biến chứng của bệnh

Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có thể dẫn tới viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch cảnh trong, viêm tắc tĩnh mạch bên. Một vài trường hợp có thể dẫn tới liệt thần kinh mặt, viêm xương thái dương, viêm xương hàm. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm vùng đầu mặt cổ. Chính vì vậy, cần phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể. 

d. Điều trị

Chủ yếu là điều trị ngoại khoa, phẫu thuật lấy sạch bệnh tích, dẫn lưu, làm thông thoáng hốc mổ. 

4. Nguyên tắc phòng bệnh viêm tai giữa

Giữ gìn vệ sinh mũi họng, không xì mũi bằng cách bịt cả hai lỗ mũi là những cách phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả. Khi mắc bệnh viêm nhiễm vùng mũi họng cần điều trị triệt để. Quan trọng nhất là không chủ quan với bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh. 

Viêm tai giữa rất phổ biến trong đời sống. Ở người lớn, viêm tai giữa chủ yếu liên quan đến viêm xoang hoặc nhọt ống tai, dị vật tai,... Đặc biệt là ở trẻ em, đối tượng có cấu tạo vòi nhĩ ngắn và ít nghiêng hơn người lớn nên khi mắc các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm amidan sẽ dễ lây lan lên tai. Ở giai đoạn đầu và ở những trẻ có sức đề kháng tốt, được tiêm phòng đầy đủ, bệnh có thể tự lui trong 3-5 ngày. Tuy nhiên khi các triệu chứng nặng dần, trên 10 ngày không dứt kèm chảy mủ tai nhiều, đặc biệt khi thấy mủ thối thì người nhà nên cho bé đến cơ sở y tế để thăm khám. 

 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/06/2021 - Cập nhật 18/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có những loại nào?

Viêm tai giữa có những loại nào?

Tai là cơ quan thính giác, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh và truyền tín hiệu về não bộ. Các bệnh lý ở tai rất phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa. Một...

30/06/2021

12259 Lượt xem

5 Phút đọc

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai...

25/06/2021

16166 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh có nguy cơ mắc cao do vùng tai ngoài tiếp xúc nhiều với môi trường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Có khá ít người hiểu về bệnh và biết được ...

23/06/2021

6401 Lượt xem

5 Phút đọc

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Rất nhiều bố mẹ khi thấy tai em bé chảy mủ thì rất lo lắng, hoảng sợ. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ chảy mủ tai? iSofHcare sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm...

23/06/2021

13328 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG