Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của viêm gan B cấp
  • 2. Viêm gan B mạn
  • 3. Phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của viêm gan B cấp
  • 2. Viêm gan B mạn
  • 3. Phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm gan B: căn bệnh đứng sau hàng loạt bản án tử

Ước tính trên toàn cầu có hơn 260 triệu người mang virus viêm gan B và hơn 700.000 người tử vong hằng năm do liên quan đến bệnh virus viêm gan B.
Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của viêm gan B cấp
  • 2. Viêm gan B mạn
  • 3. Phương pháp phòng bệnh

1. Các thể lâm sàng của viêm gan B cấp

Viêm gan virus B có nhiều thể lâm sàng.

Viêm gan virus B có nhiều thể lâm sàng.

a. Thể không có triệu chứng

Trong các trường hợp nhiễm virus viêm gan B, khoảng 80- 90% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.

b. Thể vàng da thông thường

Trong thể vàng da thông thường, thời kỳ ủ bệnh kéo dài 50 - 150 ngày. 

Giai đoạn tiền hoàng đảm không cố định, dao động 5 - 15 ngày, kết hợp với một số triệu chứng như đau đầu, đau khớp, mệt mỏi, nổi mày đay, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, đau bụng) và sốt (38 - 38,5°C).

Vàng da tiến triển tăng dần, đầu tiên ở củng mạc, sau vàng da và niêm mạc, thường kèm theo có nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu hơn. Khi vàng da xuất hiện, các dấu hiệu ở giai đoạn trước mất đi, trừ dấu hiệu mệt mỏi. Đôi khi có ngứa. 

Thời kỳ lui bệnh người bệnh ăn ngon miệng trở lại và đỡ mệt mỏi. Bệnh khỏi không để lại di chứng.

c. Các thể lâm sàng khác

Thể không vàng da: có các dấu hiệu lâm sàng nhưng không vàng da.

Thể tắc mật: biểu hiện tắc mật trong trường hợp này trầm trọng hơn thể thông thường, hay có ngứa. Bệnh thường tiến triển chậm, vài tuần đến vài tháng.

Thể kéo dài: diễn biến lâm sàng và các xét nghiệm sinh học kéo dài sau 6. tuần và mất đi sau 3 - 4 tháng.

Thể tái phát: trong một số ít trường hợp, sự tái phát có thể xảy ra, sau khi bệnh đã khỏi hoàn toàn. Viêm gan tối cấp (teo gan càng tối cấp): trong viêm gan B cấp nguy cơ viêm gan thể tối cấp chiếm 0,1.1% với các biểu hiện bệnh lý não do suy tế bào gan. Viêm gan tối cấp xuất hiện sau khi có biểu hiện vàng da (thông thường dưới một tuần) và tiến triển nhanh qua 3 giai đoạn (giai đoạn I: run giật ngắn; giai đoạn II: hội chứng lú lẫn; giai đoạn III: hôn mê), kèm theo có những dấu hiệu của suy gan nặng, hội chứng xuất huyết, hạ đường huyết.

Bên cạnh thể teo gan vàng tối cấp có thể teo gan vàng cấp và bán cấp. Diễn biến bệnh kéo dài hơn vài tuần đến vài tháng. Tiên lượng xấu-tỷ lệ tử vong trên 90%

2. Viêm gan B mạn

Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau nhẹ vùng hạ sườn phải.

Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau nhẹ vùng hạ sườn phải.

a. Viêm gan mạn tồn tại

Thường không có triệu chứng lâm sàng, có thể kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải.

Khi bác sĩ thăm khám thấy gan to nhẹ.

Men gan tăng không quá 4 lần giá trị bình thường. Những xét nghiệm chức năng gan khác (bilirubin, phosphatase kiềm, Y globulin) vẫn ở ngưỡng bình thường. Hình ảnh tổ chức học có viêm nhẹ tế bào đơn nhân, giới hạn trong khoảng cửa với những tế bào gan bình thường.

Tiên lượng nói chung tốt, với những thương tổn tồn tại không tiến triển. Tuy nhiên, có thể tiến triển thành viêm gan mạn hoạt động, nếu có sự nhân lên của virus.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi  đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

b. Viêm gan mạn hoạt động

Thường có mối liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng, dấu hiệu sinh học, và tổ chức học.

Bệnh nhân thường có các biểu hiện lâm sàng gồm mệt mỏi, đau hạ sườn phải, vàng da và ngứa khi có tắc mật. 

Khi bác sĩ thăm khám bệnh nhân thấy có gan to vừa, đôi khi đau. Có thể thấy lách to. Men gan ALT tăng. Phosphataza kiềm, cũng như YGT bình thường hoặc tăng nhẹ, trừ trường hợp có tắc mật sẽ tăng cao.

Bilirubin bình thường hoặc tăng nhẹ, có thể tăng globulin miễn dịch, nhất là IgG. Tỷ lệ prothrombin và yếu tố V giảm, phản ánh suy gan nặng.

Sinh thiết gan thấy thâm nhiễm khoảng cửa, chủ yếu là lymphocyt, ranh giới giữa khoảng cửa và tiểu thùy gan rõ ràng, xen kẽ có những ổ hoại tử (hoại tử mối gặm). 

Tiến triển theo xu hướng nặng, hoặc thành từng đợt, tiến tới xơ gan -ung thư gan sau nhiều năm tiến triển.

3. Phương pháp phòng bệnh

Tiêm vaccin phòng viêm gan B

Tiêm vaccin phòng viêm gan B

- Phòng lây qua đường tiêu hóa đối với viêm gan B

Giáo dục sức khỏe về vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Phòng bệnh chủ động: chỉ định đối với những người có nguy cơ như đi du lịch, đi công tác vào vùng có dịch, nhân viên y tế:

Tiêm Immunoglobulin liều 0,02 ml/kg/4 - 6 tháng/lần. Nếu không tiêm vaccin hoặc trong khi chờ hiệu quả tác dụng của vaccin.

- Phòng bệnh chung phòng các nguy cơ lây nhiễm

Sàng lọc máu và các chế phẩm máu trước khi truyền.

Đảm bảo môi trường chăm sóc, thực hiện tốt khâu vô trùng và tiệt trùng, không dùng chung bơm kim tiêm, hạn chế các thủ thuật qua da.

Thực hiện tình dục an toàn.

- Phòng bệnh chủ động 

Vaccin phòng viêm gan B: từ năm 1971 các vaccin viêm gan B thế hệ 1 được sản xuất từ huyết thanh người có HBsAg. Tiếp theo, các vaccin thế hệ 2 được sản xuất bằng công nghệ sinh học tổng hợp HBsAg có gen S thâm nhập. Hiện nay có 2 loại vaccin viêm gan B: 

- Vaccin viêm gan B được sản xuất từ huyết tương người: Hevac B (Pasteur)

và Heptavax MSD) 

- Vaccin viêm gan B tổng hợp: Engerix B (SBK), Recombivax- HB (MSD), Genhevax B (Pasteur). Chỉ định: tiêm phòng phổ cập toàn cộng đồng, tiêm bắp.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1300 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

958 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1228 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG