Nội dung chính
  • 1. Biến chứng của bệnh
  • 2. Phương thức xử lý và dự phòng bệnh 
Nội dung chính
  • 1. Biến chứng của bệnh
  • 2. Phương thức xử lý và dự phòng bệnh 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vết thương không được chú ý, nguy cơ dẫn đến bệnh lý uốn ván

Uốn ván người lớn thường là với nguy cơ do vết thương và khác với uốn ván sơ sinh mắc phải. Chung quy uốn ván khi mắc ở con người có thể nhiễm qua các vết thương do các công cụ bẩn gây nên. Nhưng do người dân hay chủ quan, không để ý đến các vết thương, dẫn đến tình trạng mắc uốn ván và hơn hết là những biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Biến chứng của bệnh
  • 2. Phương thức xử lý và dự phòng bệnh 

1. Biến chứng của bệnh

- Tai biến về hô hấp 

Biến chứng hô hấp: Ứ đọng đờm dãi.

Biến chứng hô hấp: Ứ đọng đờm dãi.

Đột ngột: bất chợt ngừng thở do co thắt thanh quản, trong cơn co cứng toàn thân gây nên suy hô hấp, cần phải mở khí quản cấp.

Từ từ:

  • Do ứ đọng đờm dãi ngày càng tăng.
  • Xẹp phế nang do co thắt phế quản.
  • Giảm biên độ thở.
  • Bội nhiễm phổi (phải nghe phổi thường xuyên).

- Tai biến về tim mạch

  • Ngừng tim đột ngột: có thể do nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi. 
  • Truy tim mạch: do độc tố uốn ván ảnh hưởng đến rối loạn TKTV. Đặc biệt có thể do hậu quả của điều trị bằng thuốc giãn cơ Cura gây trụy mạch không hồi phục.

- Bội nhiễm

  • Viêm phổi, nhiễm khuẩn vết mở khí quản. 
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt sonde bàng quang.

Biến chứng nguy hiểm trong uốn ván

Biến chứng cứng hàm trong uốn ván

- Tai biến huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT)

  • Xuất hiện sớm: ngay sau khi tiêm xuất hiện choáng gọi là choáng phản vệ. Muốn tránh tai biến này phải thử test trước khi tiêm. Nếu bị dị ứng mà vẫn phải tiêm thì dùng phương pháp giải mẫn cảm.
  • Bệnh huyết thanh: thường xuất hiện vào ngày thứ 9 sau khi tiêm huyết thanh. Bệnh nhân sốt cao trở lại, phát ban kiểu dị ứng, đau khớp, tăng hiện tượng co cứng cơ.

- Uốn ván làm cho các bệnh cũ của bệnh nhân mất bù trừ, nặng hơn, như đái tháo đường, suy thận, xơ gan... làm cho uốn ván càng nặng.

- Các biến chứng khác: rối loạn nước điện giải, suy thận, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hoá do stress…

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Phương thức xử lý và dự phòng bệnh 

-  Ngay sau khi bị vết thương

  • Cắt lọc, rửa sạch, rạch rộng, để hở vết thương. Tuyệt đối không được băng kín.
  • Tiêm ngay S.AT 1.500 đơn vị (thử test trước khi tiêm).
  • Nếu bệnh nhân đã tiêm vaccin trong vòng 3 năm trở lại thì tiêm nhắc lại một mũi, nếu bệnh nhân chưa tiêm vaccin bao giờ hoặc tiêm đã trên 3 năm thì phải tiêm đủ 3 mũi.

Tiêm phòng vaccin uốn ván

Tiêm phòng vaccin uốn ván

- Đề phòng uốn ván rốn

  • Quản lý thai nghén, tránh đẻ rơi.
  • Vô trùng tuyệt đối khi đỡ đẻ, cắt rốn.
  • Tiêm phòng vaccin uốn ván cho sản phụ trong 3 tháng thai cuối để có miễn dịch chủ động từ mẹ truyền sang cho con.
  • Tiêm giải độc tố uốn ván nhắc lại cho trẻ sơ sinh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4467 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1302 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

960 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1230 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG