Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Cơ thể người bệnh, khi nào thì xuất hiện kháng thể?
  • 3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 4. Phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Cơ thể người bệnh, khi nào thì xuất hiện kháng thể?
  • 3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 4. Phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tình trạng nhiễm bệnh do leptospira xảy ra như thế nào?

Bệnh leptospira còn được biết đến với cái tên: bệnh xoắn khuẩn vàng da. Đây là bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn hình xoắn ốc Leptospira gây ra cho cả ở người và động vật. Đối với người, bệnh này gây ra hàng loạt triệu chứng và có thể gây tử vong. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 5% bệnh nhân phát hiện Leptospira trong huyết thanh. Xét nghiệm dùng để chẩn đoán là: Leptospira IgG/ IgM cho kết quả xét nghiệm sơ bộ ban đầu, hỗ trợ chẩn đoán nhiễm xoắn khuẩn vàng da.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Cơ thể người bệnh, khi nào thì xuất hiện kháng thể?
  • 3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 4. Phương pháp phòng bệnh

1. Triệu chứng của bệnh

Bệnh do leptospira

Bệnh do leptospira là bệnh lý cấp tính.

- Thể không vàng da (chiếm 80 - 90%)

Thời kì ủ bệnh: từ 2 - 30 ngày, trung bình khoảng 10 ngày, không có biểu hiện lâm sàng.

Thời kì khởi phát: bệnh nhân sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, mỏi cơ khớp giống như cúm dễ chẩn đoán nhầm với tình trạng nhiễm virus. Đây là phase nhiễm khuẩn huyết.

Thời kì toàn phát: có các biểu hiện

  • Sốt cao 39 - 40°C, đau đầu, sợ ánh sáng
  • Đau các khối cơ (cơ bụng, bắp chân, đùi, lưng, đau tăng khi vận động, xoa bóp)
  • Sung huyết da, củng mạc mắt.
  • Phát ban dạng sởi, dát sẩn, mề đay (ít gặp).
  • Tim nhịp nhanh.
  • Viêm màng não nước trong, khỏi không để lại di chứng.
  • Gan, lách to.
  • Đau ngực, ho khạc đờm dính máu.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Thời kỳ lui bệnh: nếu được điều trị sớm bệnh sẽ khỏi dần trong vòng 8 - 10 ngày do cơ thể xuất hiện kháng thể. Trong trường hợp không được điều trị bệnh sẽ khỏi chậm hơn trong vòng 3 - 6 tuần.

- Thể có vàng da (10%)

Đây là thể nặng gây tử vong, cần điều trị tích cực ngay từ đầu, bệnh có các triệu chứng của thể không vàng da ở thời kì toàn phát.

  • Vàng mắt, vàng da, nhưng hết sốt. 
  • Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc làm bệnh nhân mệt lả, thờ ơ, đáp ứng chậm.
  • Suy hô hấp, chảy máu phổi.
  • Xuất huyết trên da, niêm mạc dạng chấm, mảng.
  • Loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền (ít gặp). 
  • Lơ mơ, hôn mê.
  • Thiểu niệu, vô niệu do suy ống thận cấp. 
  • Thiếu máu do xuất huyết nhiều nơi.
  • Rối loạn dẫn truyền, huyết áp hạ do xuất huyết trong cơ tim. Các biến chứng hay gặp.
  • Viêm mống mắt, áp xe bao quanh thân.
  • Viêm thận kẽ, suy thận mãn.
  • Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
  • Viêm dây thần kinh ngoại vi. 

2. Cơ thể người bệnh, khi nào thì xuất hiện kháng thể?

Sau khi bệnh nhiễm vào cơ thể người, xoắn khuẩn vàng da có mặt trong máu khoảng 4 đến 7 ngày cho đến khi chúng được loại bỏ khỏi cơ thể. Các kháng thể kháng Leptospira có thể được phát hiện vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 của bệnh, đạt mức độ cao nhất trong vòng 3 đến 4 tuần và sau đó giảm dần. Đôi khi, các kháng thể có thể được phát hiện nhiều năm sau khi lây nhiễm xoắn khuẩn. Các kháng thể IgM kháng Leptospira được phát hiện trong tuần đầu tiên của bệnh giúp can thiệp điều trị sớm tại thời điểm hiệu quả nhất. Các kháng thể IgG xuất hiện vào thời điểm sau nhiễm và có thể tồn tại trong vài năm.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Nuôi cấy phân lập được xoắn khuẩn từ máu, dịch não tủy hoặc nước tiểu là tiêu chuẩn xét nghiệm. Phương pháp này cần môi trường nuôi cấy đặc biệt, thường kéo dài vài tuần và chỉ có thể áp dụng được trong giai đoạn đầu của nhiễm bệnh, 14 ngày sau phơi nhiễm.

- Thể không vàng da

  • Bạch cầu máu tăng cao chủ yếu là đa nhân trung tính
  • Urê máu tăng nhẹ.
  • Có albumin, myoglobin trong nước tiểu.

- Thể vàng da xuất huyết: ngoài các xét nghiệm như thế không vàng da

  • Bạch cầu máu tăng cao chủ yếu là đa nhân trung tính.
  • Urê, creatinin tăng rất cao.
  • Bilirubin máu tăng cao cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
  • Men gan tăng, prothrombin giảm.
  • Rối loạn điện giải: K* máu tăng.
  • Rối loạn đông máu, tiểu cầu giảm, fibrinogen giảm, D-Dimer tăng, nghiệm pháp rượu dương tính, yếu tố Xa giảm trong trường hợp CIVD - Hồng cầu giảm < 2000000; Hb < 90 %

4. Phương pháp phòng bệnh

Tiêm vaccin phòng Leptospira 3 mũi.

Tiêm vaccin phòng Leptospira 3 mũi.

Việc phòng bệnh do Leptospira còn nhiều hạn chế do khó loại trừ được động vật nhiễm, cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Tuyên truyền cho cộng đồng thông tin cần thiết về bệnh xoắn khuẩn vàng da (do Leptospira), đặc biệt là vùng đã từng có ổ bệnh, người có yếu tố nguy cơ nghề nghiệp (thường xuyên tiếp xúc với động vật, làm việc nơi ao hồ,...).
  • Quản lý vật nuôi, tránh thải phân, nước tiểu trực tiếp ra môi trường.
  • Tiêm vaccin phòng bệnh cho gia súc và giám sát bệnh ở vật nuôi.
  • Cơ sở chăn nuôi, chế biến thực phẩm, phòng khám thú y,... tuân thủ nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường và cần phải được kiểm tra định kỳ.
  • Dùng bảo hộ lao động đối với người có nguy cơ nghề nghiệp.
  • Hạn chế tắm tại hồ ao, nơi nước tù đọng.
  • Tiêm vaccin phòng Leptospira 3 mũi: 2 mũi đầu cách nhau 15 ngày, 6 tháng sau tiêm mũi 3, miễn dịch đạt được 98%, có hiệu lực trong vòng 3 năm. 
  • Uống dự phòng Doxycilin 200mg (2 viên)/tuần khi đi vào vùng dịch tễ.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4464 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG