Nội dung chính
  • 1. Thủng dạ dày là gì?
  • 2. Nguyên nhân thủng dạ dày
  • 3. Yếu tố tâm lý
Nội dung chính
  • 1. Thủng dạ dày là gì?
  • 2. Nguyên nhân thủng dạ dày
  • 3. Yếu tố tâm lý
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan khi bị loét dạ dày mạn tính, điều này là vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân thủng dạ dày qua bài viết sau đây!
Nội dung chính
  • 1. Thủng dạ dày là gì?
  • 2. Nguyên nhân thủng dạ dày
  • 3. Yếu tố tâm lý

1. Thủng dạ dày là gì?

Thủng dạ dày là tình trạng trên thành dạ dày xuất hiện một hoặc một vài lỗ thủng. Đa phần xuất hiện một lỗ thủng. Thủng dạ dày làm lan tràn dịch trong dạ dày ra ngoài phúc mạc, gây nên viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn. Nếu vị trí thủng làm ảnh hưởng đến một số mạch máu có thể gây mất máu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có khả năng tử vong. 

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

2. Nguyên nhân thủng dạ dày

Nguyên nhân thủng dạ dày có rất nhiều. Bao gồm các nguyên nhân cơ học, hóa học, sinh học, tâm lý. 

  • Các nguyên nhân cơ học có thể kể đến như dao đâm, đạn bắn, tai nạn,... 
  • Các nguyên nhân hóa học bao gồm: Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm như Aspirin, Ibuprofen,... ; uống nhầm các loại chất tẩy rửa; dùng quá liều thuốc,... Điều này dẫn đến viêm loét thành dạ dày mạn tính, lâu dài có thể gây thủng dạ dày.
  • Nguyên nhân sinh học được biết đến chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter Pylori, viết tắt là vi khuẩn HP.
  • Nguyên nhân tâm lý: Các vấn đề căng thẳng, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,... đều liên quan mật thiết đến các bệnh lý dạ dày. 

Các trường hợp cấp cứu do chấn thương, tai nạn hay uống nhầm chất tẩy rửa, người bệnh sẽ vào cấp cứu ngoại khoa luôn vì có thể thấy rõ hiện tượng mất máu, nôn mửa, suy sụp của người bệnh. Còn lại các yếu tố đang âm thầm tấn công người bệnh như lạm dụng thuốc, vi khuẩn Hp, căng thẳng stress thì thường không được quan tâm đúng mức, khi đã xảy ra hệ quả thì đã muộn.

Còn lại các yếu tố đang âm thầm tấn công người bệnh như lạm dụng thuốc, vi khuẩn Hp, căng thẳng stress

Còn lại các yếu tố đang âm thầm tấn công người bệnh như lạm dụng thuốc, vi khuẩn Hp, căng thẳng stress

Trong khuôn khổ của bài viết, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ đề cập chi tiết hơn về 3 nguyên nhân thủng dạ dày nêu trên tới quý vị độc giả!

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

a. Lạm dụng thuốc 

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây thủng dạ dày ở người già và người mắc các bệnh mãn tính. Nhóm đối tượng này thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm. Điển hình là các loại thuốc dưới đây:

  • Aspirin: Đây là loại thuốc có tính năng giảm đau vượt trội, do đó chúng được sử dụng vô cùng rộng rãi. Khi bị nhức đầu, đau răng, sốt cao, đau nhức cơ xương khớp,... rất nhiều người đã tự ý mua thuốc để uống. Các chuyên gia cũng nhận định rằng, Aspirin dù cho sử dụng đúng liều lượng nhưng nếu duy trì trong thời gian dài cũng có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết và thủng dạ dày.
  • Ibuprofen: Loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng nhờ vào khả năng ức chế sự tổng hợp hay phóng thích prostaglandin. Cũng giống như Aspirin, Ibuprofen được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, thuốc không cần kê đơn nên có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc. Thống kê cho thấy có tới 15% người sử dụng Ibuprofen có các tác dụng phụ về tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Diclofenac: Đối với những ai mắc bệnh về xương khớp thì chắc hẳn không còn cảm thấy xa lạ với loại thuốc này. Thuốc ức chế rất nhanh các triệu chứng sưng đau, khiến người bệnh dễ chịu. Tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây viêm loét dạ dày.
  • Corticoid: Được ví như con dao hai lưỡi, Corticoid mang lại hiệu quả rất khả quan trong điều trị nhiều bệnh lý, tuy nhiên nó cũng để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Mọi người cần lưu ý, thuốc corticoid nếu sử dụng kéo dài hoặc không đúng liều lượng sẽ gây kích ứng rất nặng. Có rất nhiều trường hợp đã phải cấp cứu vì tự ý sử dụng và dùng quá liều corticoid.

Bên cạnh các loại thuốc nêu trên, còn có một số loại thuốc khác cũng gây kích ứng dạ dày như: Meloxicam, Tenoxicam, Piroxicam, Indomethacin,... 

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây để phòng tránh viêm loét, thủng dạ dày, người bệnh cần:

  • Uống thuốc khi đã ăn no
  • Uống thuốc với nhiều nước
  • Không nằm ngay sau khi uống thuốc 
  • Quan trọng nhất là tuân thủ y lệnh của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc.

b. Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP gây bệnh ở dạ dày, tá tràng. Chúng có khả năng tiết ra các men và độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày và tá tràng. Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân chính dẫn tới loét dạ dày cấp và mạn tính, ung thư dạ dày, u lympho,... Đây cũng là nguyên nhân thủng dạ dày tiêu biểu.

Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân chính dẫn tới loét dạ dày cấp và mạn tính, ung thư dạ dày, u lympho,...

Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân chính dẫn tới loét dạ dày cấp và mạn tính, ung thư dạ dày, u lympho,...

Vi khuẩn Hp có thể lây qua các đường sau:

  • Đường miệng - miệng: Vi khuẩn Hp cũng tồn tại trong nước bọt, các mảng bám trên răng, trong khoảng miệng. Thông qua việc dùng chung đũa, hôn trực tiếp,... có thể lây nhiễm vi khuẩn này.
  • Đường phân - miệng: Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (khi đi vệ sinh không rửa tay sạch), hoặc lây truyền qua động vật trung gian như gián, chuột, ruồi,...
  • Đường dạ dày - dạ dày: Thông qua thao tác mổ nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế, khi dụng cụ nội soi không được khử khuẩn đạt tiêu chuẩn.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

Thống kê cho thấy, có đến 90% các trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng có xét nghiệm dương tính với Hp. Do vậy, những người mắc bệnh lý dạ dày mạn tính, hoặc thường xuyên sử dụng thuốc có nguy cơ gây viêm loét dạ dày, hoặc có các dấu hiệu bệnh dạ dày,... thì nên kiểm tra và làm xét nghiệm vi khuẩn Hp để được điều trị triệt để, tránh biến chứng thủng dạ dày.

3. Yếu tố tâm lý

Các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, căng thẳng cũng là nguyên nhân thủng dạ dày. Vì sao lại như vậy? Sau đây là lý giải của các chuyên gia:

  • Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thần kinh ruột. Hệ thần kinh ruột có mối quan hệ mật thiết với hệ thần kinh trung ương. Khi có sự căng thẳng, stress thì hệ tiêu hóa sẽ bị ức chế, ngưng trệ, giảm co bóp.
  • Stress còn làm tăng co thắt thực quản, khiến cho dạ dày “lầm tưởng” là có thức ăn nên tăng tiết acid trong dạ dày, mặc dù trên thực tế không có thức ăn. Dịch vị tiết ra sẽ bào mòn thành dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Ổ loét lâu ngày sẽ dẫn đến thủng dạ dày. Thậm chí, một cú sốc tâm lý quá lớn cũng có thể gây thủng một ổ loét đã có từ trước đó. 

Các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, căng thẳng cũng là nguyên nhân thủng dạ dày.

Các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, căng thẳng cũng là nguyên nhân thủng dạ dày.

Stress không chỉ gây ra bệnh lý trên dạ dày mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim mạch, tuyến giáp, gan mật, hệ miễn dịch,.. và toàn bộ cơ thể. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể thực hiện các liệu pháp thư giãn, sinh hoạt điều độ, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, lạc quan, thực hành tập yoga, thiền định,... 

Có thể thấy, thuốc giảm đau và các yếu tố tâm lý là vấn đề mọi người thường gặp trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những tác hại mà chúng đem lại cho dạ dày và hệ tiêu hóa của chúng ta. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp là yếu tố sinh học nổi trội trong các nguyên nhân thủng dạ dày. Bạn nên thực hiện nội soi và thăm khám cùng bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hy vọng bài viết IVIE - Bác sĩ ơi đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích!

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/03/2022 - Cập nhật 19/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9844 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3106 Lượt xem

6 Phút đọc

Biến chứng sau mổ thủng dạ dày

Biến chứng sau mổ thủng dạ dày

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị thủng dạ dày. Bên cạnh những hiệu quả mà nó mang lại thì phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro như: Chảy ...

19/03/2022

2802 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3030 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG