Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người đau dạ dày
  • 2. Thực phẩm nên hạn chế sử dụng
  • 3. Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày
Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người đau dạ dày
  • 2. Thực phẩm nên hạn chế sử dụng
  • 3. Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị đau dạ dày

Việc điều trị đau dạ dày là sự kết hợp giữa phác đồ điều trị và phương pháp điều chỉnh lối sống của mỗi cá nhân. Vậy một chế độ dinh dưỡng như thế nào thì phù hợp cho bệnh nhân đau dạ dày? Làm sao để xây dựng thực đơn khoa học? Những chia sẻ dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người đau dạ dày
  • 2. Thực phẩm nên hạn chế sử dụng
  • 3. Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người đau dạ dày

Việc thiết lập thực đơn cho người đau dạ dày một cách phù hợp có ý nghĩa quan trọng giúp điều trị dạ dày hiệu quả. Dưới đây là các nguyên tắc mà bạn nên tuân thủ để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày. Khi bệnh có những biểu hiện nặng hơn cần thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo nghiên cứu, các vấn đề dạ dày xuất phát chủ yếu từ vấn đề ăn uống.

Theo nghiên cứu, các vấn đề dạ dày xuất phát chủ yếu từ vấn đề ăn uống.

Nếu đang phải đối mặt với 1 hoặc nhiều những yếu tố trên đây, hãy liên hệ ngay với Hotline của IVIE - Bác sĩ ơi để được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành hỗ trợ kịp thời.

1900 3367

- Nên lựa chọn thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như trứng, sữa, mật ong,...

- Các thực phẩm chống oxy hóa cao có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng giúp làm lành các vết loét ở dạ dày như bông cải xanh, cà rốt, nghệ,...

- Bổ sung thành phần rau xanh giàu chất xơ và magie, điều này khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa được cải thiện đáng kể. 

- Nên bổ sung vào thực đơn ăn uống các thực phẩm có tính trung hòa acid, giảm tiết dịch dạ dày. Điển hình là nhóm thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, khoai lang, cháo,…).

- Nên lựa chọn các loại rau, củ màu xanh đậm, trái cây sặc sỡ,… giàu vitamin A, D, B.

Nếu đang phải đối mặt với 1 hoặc nhiều những yếu tố trên đây, hãy liên hệ ngay với Hotline của IVIE - Bác sĩ ơi để được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành hỗ trợ kịp thời.

1900 3367

- Để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, bạn có thể ăn các thực phẩm giàu Probiotic như: sữa chua, Kefir,… giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.

- Nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng những loại ngũ cốc như yến mạch, các loại đậu, quinoa, lúa mì,... Những thực phẩm này có hàm lượng chất xơ cao, củng cố đường tiêu hóa hữu hiệu. Ngoài ra, các thực phẩm này còn giúp cân bằng lượng acid dư thừa trong dạ dày.

- Chất xơ thực vật Pectin được tìm thấy nhiều trong các loại hoa quả như táo, ổi, lê, nho, dâu tây… Hoạt chất này giúp dạ dày tăng nhanh lượng lợi khuẩn để lấy lại cân bằng vi sinh.

- Các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu sẽ giúp dạ dày người bệnh tránh co bóp liên tục, làm việc quá sức. Nhờ thế mà cơn đau âm ỉ, chướng bụng khó tiêu được hạn chế. Người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm: Khoai tây, khoai lang, bơ, táo, sữa chua…

Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa.

Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa.

2. Thực phẩm nên hạn chế sử dụng

Ngoài ra, để điều trị đau dạ dày hiệu quả người bệnh cần chú ý để hạn chế những thực phẩm không tốt cho dạ dày, như:

- Thực phẩm lên men không nên có mặt trong thực đơn khoa học của bạn.  Các loại dưa muối, cà muối, mắm tôm, mắm tép… không những làm biến đối môi trường axit mà còn khiến dạ dày “khó nhằn”. Đặc biệt, chất Nitric là mầm mống xuất hiện tế bào ung thư sớm.

- Đồ chiên rán, đồ lạnh và chất kích thích thường khiến dạ dày khá “vất vả” để tiêu hóa. Điều này có thể làm gánh nặng cho dạ dày. Hơn thế, các món ăn này dễ làm người bệnh bị máu nhiễm mỡ. Nhất là với đối tượng đang cần thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày cần đưa đồ chiên rán vào danh sách cấm.

- Thuốc lá, rượu bia và chất kích thích trực tiếp làm hệ mạch tại dạ dày co rút và không đủ cấp cho cơ quan này hoạt động. Vì thế mà dạ dày càng bị tổn thương nặng nề hơn.

3. Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày

Trong quá trình điều trị đau dạ dày một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực đơn gợi ý bạn có thể tham khảo:

Đau dạ dày ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Đau dạ dày ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

1900 3367

a. Thực đơn 1

- Lúc 7h sáng, bệnh nhân đau dạ dày nên chuẩn bị ăn lúc này. Có thể là 1 nồi cháo yến mạch thịt gà băm và một cốc sữa cỡ 200ml.

- Bữa trưa bắt đầu lúc 11h, nấu cơm gạo lứt và cá ngừ sốt cà chua, thêm trứng rán và canh bí đao luộc.

- Ăn nửa buổi chiều lúc 2h với hoa quả  mềm như thanh long, dưa hấu,...

- Ăn tối lúc 18h: Cơm nấu nát và thịt băm viên hấp, cá kho và salad.

b. Thực đơn 2

- Bữa sáng lúc 7h với hạt quinoa và thịt xào cà rốt.

- Bữa trưa lúc 11h, cơm nấu nát với thịt băm nấu cùng ớt chuông, thêm cánh rau khoai.

- Bữa phụ lúc 2h chiều với bánh chuối yến mạch và sữa hạt.

- Ăn tối lúc 18h, bún gạo lứt với viên thịt và rau cải ngọt.

c. Thực đơn 3

- Ăn sáng với yến mạch ngâm qua đêm cùng sữa hạt kết hợp cùng hoa quả tùy thích như chuối, dâu tây,... lúc 7 giờ sáng.

- Ăn trưa lúc 11h với cơm nấu cùng táo đỏ và ức gà hấp cải, thêm salad ngô.

- Bữa phụ sữa chua và ổi, ổi nên bỏ hạt và chỉ ăn phần thịt.

- Bữa tối, hạt quinoa nấu chín với ức gà xào nấm và canh rau ngót.

Điều trị đau dạ dày là một quá trình cố gắng và thay đổi. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp cải thiện những cơn đau dạ dày hiệu quả mà còn dự phòng những căn bệnh nguy hiểm khác.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh lý dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/03/2022 - Cập nhật 22/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9915 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3109 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3035 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4481 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG