Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết Dangue có nguy hiểm không?
  • 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 3. Phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết Dangue có nguy hiểm không?
  • 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 3. Phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sốt xuất huyết Dangue gây nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết Dengue: căn bệnh tiến triển nhanh chóng thành dịch vào mùa hè. Việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết có thể gặp nhiều khó khăn, bởi vì các dấu hiệu của bệnh có thể dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như bệnh sốt rét, sốt virus hoặc sốt thương hàn. Vậy bệnh lý có gây nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết Dangue có nguy hiểm không?
  • 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 3. Phương pháp phòng bệnh

1. Sốt xuất huyết Dangue có nguy hiểm không?

Tình trạng xuất huyết dưới da: dưới các dạng chấm, nốt, hoặc mảng xuất huyết bầm tím.

Tình trạng xuất huyết dưới da: dưới các dạng chấm, nốt, hoặc mảng xuất huyết bầm tím.

Triệu chứng của sốt xuất huyết thường là: sốt cao liên tục. Thường diễn biến kéo dài trong 2-7 ngày sau đó người bệnh sẽ giảm sốt. Khi thời điểm hạ sốt diễn ra thì biến chứng sốt xuất huyết lại dễ dàng xảy ra.

Tình trạng sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 ngày của bệnh. Theo nghiên cứu, trước khi rơi vào tình trạng sốc, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ.

Hội chứng sốc cổ điển: Tăng tính thấm thành mạch dẫn đến tràn dịch đa màng phổi – tim – bụng…. Sau đó là tụt huyết áp, suy tuần hoàn. Tràn dịch màng phổi khiến người bệnh khó thở, đau ngực. Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Thông thường nhiễm virus Dengue typ DEN-1 và DEN-2 có liên quan đến kết quả tồi tệ hơn trong sốc sốt xuất huyết Dengue.

Biến chứng có thể gặp phải gây đe dọa đến tính mạng người bệnh bao gồm:

  • Xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não khiến lưu lượng tuần hoàn toàn cơ thể giảm. Kết hợp thêm tình trạng giảm tiểu cầu khiến máu chảy khó cầm làm nặng thêm tình trạng xuất huyết. Vòng xoắn này đưa bệnh nhân tiến vào giai đoạn nguy hiểm. Mặc dù ngay cả khi nếu thoát chết người bệnh rất có thể vẫn phải sống chung với di chứng để lại, đặc biệt là trường hợp xuất huyết não.
  • Phần lớn các xuất huyết nội tạng có thể gặp ở những bệnh nhân vốn đã mắc các bệnh mạn tính. Ví như viêm loét dạ dày, xơ gan, viêm đại tràng, trĩ… Do vậy người có các bệnh mạn tính mắc sốt xuất huyết nên được theo dõi tại cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
  • Tình trạng xuất huyết nặng còn do sử dụng thuốc hạ sốt sai cách. Việc sử dụng thuốc asprin, thuốc chống viêm để hạ sốt làm tăng nguy cơ chảy máu.

2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Một số xét nghiệm chỉ định để chẩn đoán bệnh

Một số xét nghiệm chỉ định để chẩn đoán bệnh

- Xét nghiệm không đặc hiệu

  • Tiểu cầu: giảm dưới 100.000/mm, thường gặp từ ngày thứ 3 của bệnh trở đi.
  • Dung tích hồng cầu (hematocrit) tăng trên 20% (bình thường dung tích hồng cầu: 0,38-0,40). Khi dung tích hồng cầu tăng biểu hiện sự cô đặc máu và thoát huyết tương.
  • Tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi (lâm sàng, XQ phổi và siêu âm) hoặc giảm albumin trong máu là bằng chứng của sự thoát quản huyết tương.
  • Bạch cầu: bình thường hoặc hạ.
  • Giảm protein và natri trong máu, đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân có sốc
  • Transaminase huyết thanh tăng. - Trong sốc kéo dài thường có toan chuyển hóa.
  • Bổ thể (chủ yếu C3a,C5a) trong huyết thanh giảm.
  • Xét nghiệm về đông máu và tiêu fibrin: giảm fibrinogen, prothrombin, yếu tố VIII, VII,XII, antithrombin II và alpha-antiplasmin. Trong trường hợp nặng prothrombin phụ thuộc vitamin K như các yếu tố V, VII, X giảm.
  • Đôi khi trong nước tiểu có albumin nhưng nhẹ và nhất thời.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

- Xét nghiệm chẩn đoán sự có mặt của virus Dengue

Phân lập virus

  • Virus Dengue có thể phân lập được từ các bệnh phẩm máu và huyết thanh của bệnh nhân. Virus có nồng độ cao trong máu trong 4 ngày đầu của bệnh.
  • Lấy bệnh phẩm gan, lách, hạch, tuyến ức để phân lập virus.

Huyết thanh chẩn đoán: tìm kháng thể IgM và IgG kháng virus Dengue:

  • Phản ứng MAC-ELISA tìm kháng thể IgM kháng Dengue để chẩn đoán nhiễm Dengue cấp tính. Xét nghiệm thường dương tính từ ngày thứ 5, kể từ khi sốt.
  • Xét nghiệm nhanh: cho kết quả nhanh trong vòng 30 phút 3 giờ. Tìm kháng thể IgM, IgG hoặc tìm kháng nguyên NS1. 

+ Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh. 

+ Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi. 

  • Xét nghiệm định lượng kháng thể:

+ Tìm kháng thể IgM: xét nghiệm từ ngày thứ năm của bệnh.

+ Tìm kháng thể IgG: lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực kháng thể (dương tính nếu nồng độ kháng thể lần thứ 2 tăng gấp 4 lần).

  • Ngoài ra có một số phương pháp khác như phản ứng ức chế hồng cầu, phản ứng cố định bổ thế, phản ứng trung hòa. - Một số phương pháp mới: PCR, mảnh lại ghép, hóa mô miễn dịch, RT-PCR.
  • Xét nghiệm PCR, phân lập virus: Lấy máu trong giai đoạn sốt, tốt nhất trong 4 ngày đầu của sốt.

3. Phương pháp phòng bệnh

Theo dõi người bệnh sốt xuất huyết để tránh hình thành dịch.

Theo dõi người bệnh sốt xuất huyết.

Hiện chưa có vaccin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào phòng chống véc tơ truyền bệnh. 

Bao gồm: 

- Các biện pháp tác động môi trường: diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng... 

- Bảo vệ cá nhân: tránh muỗi đốt bằng: dùng màn, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi, sử dụng quần áo chống muỗi.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1299 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

958 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG