Nội dung chính
  • 1. Đồ ăn “bẩn” ảnh hưởng đến dạ dày
  • 2. Sống khoa học - phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất
  • 3. Gợi ý một số bài tập rèn luyện thân thể
Nội dung chính
  • 1. Đồ ăn “bẩn” ảnh hưởng đến dạ dày
  • 2. Sống khoa học - phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất
  • 3. Gợi ý một số bài tập rèn luyện thân thể
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sống khoa học - phương pháp điều trị bệnh dạ dày hữu hiệu nhất

Bệnh dạ dày nguyên nhân dẫn đến chủ yếu do bia rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...tất cả đều là nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên chóng mặt. Có người từng nói, sống khoa học chính là phương pháp điều trị dạ dày hữu hiệu nhất.
Nội dung chính
  • 1. Đồ ăn “bẩn” ảnh hưởng đến dạ dày
  • 2. Sống khoa học - phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất
  • 3. Gợi ý một số bài tập rèn luyện thân thể

1. Đồ ăn “bẩn” ảnh hưởng đến dạ dày

Bệnh dạ dày là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Thực phẩm nhiều dầu mỡ không chỉ được tìm thấy tại các cửa hàng thực phẩm ăn nhanh mà còn phổ biến trong các bữa cơm văn phòng, nhà hàng, trường học và thậm chí là trong chính thực đơn ở nhà của nhiều người. Khi triệu chứng bệnh dạ dày có nguy cơ biến chứng cần thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Nếu đang phải đối mặt với 1 hoặc nhiều những yếu tố trên đây, hãy liên hệ ngay với Hotline của IVIE - Bác sĩ ơi để được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành hỗ trợ kịp thời.

1900 3367

Hầu hết các thực phẩm được chiên hoặc nấu với dầu thừa được coi là thực phẩm dầu mỡ.

Chúng bao gồm khoai tây chiên, pizza, hành tây chiên, phô mai que và bánh rán.

Chúng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và dạ dày của chúng ta như  thế nào? Để IVIE - Bác sĩ ơi chỉ cho bạn nhé!

- Làm đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy:

Trong đồ ăn “bẩn” chứa một lượng carbs và chất béo rất lớn, từ đó làm chậm việc làm rỗng dạ dày gây ra triệu chứng đầy hơi, buồn nôn và đau dạ dày. Chưa kể đến, những thực phẩm này được chiên trong dầu không hợp vệ sinh gây ra tiêu chảy.

- Suy yếu lợi khuẩn đường ruột.

Việc ăn thực phẩm “bẩn” khiến tăng vi sinh vật có hại cho đường ruột từ đó làm giảm lượng lợi khuẩn. Những lợi khuẩn này có tác dụng tiêu hóa chất xơ, hỗ trợ miễn dịch và điều chỉnh cân nặng. Nếu lượng hệ vi sinh vật có lợi này giảm xuống tỷ lệ bị bệnh dạ dày và các vấn đề tăng cân, béo phì tăng cao.

- Nguy cơ gây ngộ độc:

Những chất độc hại từ một số chất phụ gia trong thức ăn nếu dùng liều nhỏ thường xuyên sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra ngộ độc mãn tính. Sử dụng những thức ăn đường phố không đảm bảo sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí ngộ độc cấp.

- Ung thư dạ dày:

Các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc... từ thực phẩm "bẩn" khi vào cơ thể sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công các tế bào trong cơ thể. Hình thành nguy cơ gây ung thư dạ dày nếu sử dụng lâu dài.

1900 3367

2. Sống khoa học - phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất

Theo thống kê, ở Việt Nam, 94% thức ăn đường phố bị thả lỏng, không thể quản lý, giám sát. Bộ Y tế đã liên tục cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa quan tâm.

Có vô vàn những bài báo đã nói về tác hại của nó và lợi ích của việc lối sống khoa học.

Có vô vàn những bài báo đã nói về tác hại của thức ăn đường phố.

Dưới đây là những lưu ý dành cho người bị bệnh dạ dày:

- Hạn chế tối đa thức ăn đường phố, thức ăn không được che chắn và chế biến không hợp vệ sinh.

- Cần duy trì bữa ăn sạch hàng ngày với các nguyên liệu được chứng thực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Không nên ăn đồ ăn chiên ngập dầu, đồ ăn cay nóng.

- Luyện tập chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế nạp quá nhiều carbs và chất béo.

- Nên kiểm soát lượng calo nạp vào và ra mỗi ngày.

- Hạn chế sử dụng nước có gas, nước ngọt và rượu bia.

- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, nếu thất bại sau nhiều lần thì có thể tìm đến bác sĩ để được xây dựng kế hoạch cụ thể.

Thay vì chiên rán ngập dầu, người bệnh có thể thay đổi cách chế biến như những gợi ý sau đây:

- Lò chiên không dầu: 

Hoạt động bằng cách nướng thực phẩm ở nhiệt độ rất cao (450 ° F hoặc 230 ° C), cho phép thực phẩm được làm giòn bằng cách sử dụng ít hoặc không có dầu. Kỹ thuật này hoạt động đặc biệt tốt với khoai tây như là một thay thế cho khoai tây chiên.

- Chiên khí:

Máy chiên không khí hoạt động bằng cách lưu thông không khí nóng xung quanh thực phẩm, làm cho thực phẩm giòn ở bên ngoài nhưng bên trong mềm. Sử dụng lượng dầu ít hơn 70% đến 80% so với các phương pháp chiên truyền thống.

- Hấp:

 Phương pháp này sử dụng hơi nước từ nước nóng và không cần dầu. Là một lựa chọn tuyệt vời khi nấu các loại thực phẩm như bánh bao, cá và rau.

- Luộc:

Đây được xem là phương pháp ưa chuộng của những người thích lối sống tối giản như người Nhật. Hấp và luộc là hai phương pháp giúp hạn chế mất dinh dưỡng.

3. Gợi ý một số bài tập rèn luyện thân thể

Hãy thay đổi ngay những thói quen xấu trước khi chúng trở thành nguyên nhân chính gây nguy hại cho sức khỏe.

Bạn nên chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ.

Bạn nên chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ.

Ngoài việc duy trì lối sống khoa học thì việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên cũng sẽ là một yếu tố quan trọng tạo cho bạn động lực mạnh mẽ hình thành lối sống lành mạnh.

Dưới đây là một số bài tập gợi ý cho người bị bệnh dạ dày:

- Chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày.

- Chơi cầu lông.

- Đá cầu.

- Đạp xe.

- Tập yoga.

Không chỉ người bị bệnh dạ dày mà ở cả những người bình thường cũng nên rèn luyện cho mình một lối sống khoa học. Không những là phương pháp điều trị hiệu quả mà còn là cách dự phòng tốt nhất giúp tránh các bệnh nguy hiểm. Trên đây hi vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp thêm thông tin bổ ích cho bạn đọc, để thực hiện phòng tránh và tăng cường biện pháp chống lại bệnh tật.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/03/2022 - Cập nhật 22/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9856 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3107 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3033 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4470 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG