Nội dung chính
  • 1. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng ( SARS) là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng ( SARS) là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

SARS- Hội chứng hô hấp cấp tính nặng có nguy cơ gây tử vong

SARS là hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng- dạng viêm phổi nặng. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện ca mắc bệnh vào tháng 11/2002, sau đó diễn biến bệnh lây lan nhanh chóng, trải rộng ra 29 quốc gia trên toàn cầu. Những người mắc bệnh có thể hồi phục nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao. Sau khi phát hiện cách phòng ngừa, dấu hiệu của bệnh thì đến tháng 7/2003, toàn thế giới đã kiểm soát được dịch, năm 2004 không có trường hợp mắc bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng ( SARS) là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh

1. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng ( SARS) là bệnh lý?

Virus SARS thuộc nhóm coronavirus.

Virus SARS thuộc nhóm coronavirus.

SARS (Severe acute respiratory syndrome. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính năng của đường hô hấp ở con người, do Coronavirus SARS (được viết tắt là SARS-CoV) gây nên. Bệnh cảnh của SARS là viêm phổi không điển hình do tổn thương nặng tại các phế nang, làm giảm cung cấp máu và ức chế vận chuyển oxy tại phối.

Virus SARS thuộc nhóm coronavirus, là nhóm các virus gây nhiễm khuẩn đường hô hấp ở các loài động vật, bao gồm 3 nhóm khác nhau. Năm 2003, WHO đã ra thông báo Coronavirus SARS là nguyên nhân chính thức gây bệnh SARS ở người.

2. Tác nhân gây bệnh

Ban đầu bằng kính hiển vi điện tử, ở Hong Kong và Đức đã tìm thấy virus trong tiết đường hô hấp của bệnh nhân SARS, có cấu trúc giống paramyxovirus. Sau đó, tại Canada, trên tử thi bệnh nhân đã tìm được các hạt virus với cấu trúc của metapneumovirus (một phân nhóm của paramyxovirus) trong dịch tiết đường hô hấp. Viện Pasteur ở Paris xác định được các virus trong các mẫu bệnh phẩm lấy từ sáu bệnh nhân, dưới kính hiển vi điện tử và được 80 sánh với vật liệu di truyền của virus thu được bằng PCR tại các thư viện di truyền, cho thấy là Coronavirus.

SARS - CoV có đặc điểm hình thái học đặc trưng của họ Coronavirus. Virus có dạng hình cầu với nhiều hạt tinh thể bao quanh bề mặt tạo thành một quầng quanh hạt. Lớp vỏ của virus có chứa lipid. Bên ngoài lớp vỏ lipid kích thước các hạt này khoảng 80-90 nm.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Đặc điểm của bệnh

SARS lây lan khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.

SARS lây lan khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.

- Đường lây truyền

SARS - CoV lây lan qua tiếp xúc gần gũi người - người. Khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc họ sẽ bắn ra các bụi nước vào không khí có thể bay xa 3m, các SARS - CoV nằm trong các bụi nước này. SARS . CoV sẽ xâm nhập qua niêm mạc miệng, mũi, hoặc mắt của người bị phơi nhiễm và gây bệnh. SARS - CoV cũng có thể lây lan khi chạm vào một bề mặt bị ô nhiễm có các giọt nước mang SARS - CoV. Lây truyền SARS - CoV qua đường phân miệng cũng có thể xảy ra. Nhân viên y tế có nguy cơ cao lây nhiễm trong ổ dịch, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Trong các thí nghiệm, khỉ bị nhiễm virus có các triệu chứng giống như bệnh SARS ở con người. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện được SARS - CoV từ các mẫu động vật hoang dã được bán như thực phẩm tại địa phương ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. SARS - CoV đã phân lập được từ loài cây cọ, nhưng các loài động vật này không có dấu hiệu lâm sàng. Có thể ở con người đã lây SARS - CoV từ các loài cây cọ. Sau đó virus cũng được tìm thấy ở gấu trúc, chồn lửng và mèo. 

Trong năm 2005 tại Trung Quốc, hại nghiên cứu cũng xác định được SARS - CoV ở loài dơi, vì vậy một giả thiết cho rằng SARS - CoV có nguồn gốc ở dơi và lây truyền sang người một cách trực tiếp, hoặc thông qua các động vật. Các loài dơi cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, nhưng có khả năng là những ổ chứa SARS - CoV trong tự nhiên.

- Tình hình bệnh SARS

Trung Quốc là quốc qua đầu tiên phát hiện ca mắc SARS.

Trung Quốc là quốc qua đầu tiên phát hiện ca mắc SARS.

Lần đầu tiên bệnh SARS được biết đến khi đã trở thành đại dịch toàn cầu. Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 năm 2002 đến tháng 6 năm 2003, sau ca bệnh lâm sàng SARS đầu tiên được ghi nhận trên một bệnh nhân nam, tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, chỉ một thời gian ngắn 37 quốc gia tại 5 châu lục đã có thông báo ca bệnh. Trong suốt thời gian có dịch Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận 8.096 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 774 người được xác nhận tử vong (tỷ lệ tử vong là 9,6%) và được ghi nhận là đại dịch toàn cầu. Đến nay, sự lây lan của dịch SARS đã được khống chế hoàn toàn, với trường hợp nhiễm bệnh cuối cùng được thông báo vào tháng sáu năm 2003.Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, SARS không phải đã được loại trừ hoàn toàn, vì vẫn có thể còn tồn tại ở vật chủ trong tự nhiên (quần thể động vật) và có khả năng xuất hiện trở lại ở con người trong tương lai.

- Sinh bệnh học

Virus Corona xâm nhập tế bào biểu mô hầu họng. Virus Corona nhân lên tại các tế bào này dẫn đến phá hủy các tế bào lông chuyển, kích thích sản xuất ra các chemokin, inteleukin và gây nên các biểu hiện giống hội chứng cúm do các Rhinoviruses gây ra. SARS-CoV không chỉ xâm nhập các tế bào đường hô hấp mà được tìm thấy trong máu, nước tiểu và trong phân cho tới tháng thứ 2 của bệnh. SARS-CoV tồn tại trên đường hô hấp 2 - 3 tuần và nồng độ tăng gấp 10 lần sau khi có triệu chứng lâm sàng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG