Nội dung chính
  • 1. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 2. Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không?
  • 3. Điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 4. Chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà
Nội dung chính
  • 1. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 2. Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không?
  • 3. Điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 4. Chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống là một trong những triệu chứng bệnh lý xương khớp hàng đầu hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức vùng cổ, vai gáy, thắt lưng… ảnh hưởng đến khả năng vận động và cuộc sống người bệnh. Đặc biệt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này ISOFHCARE muốn giới thiệu đến các bạn phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!
Nội dung chính
  • 1. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 2. Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không?
  • 3. Điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 4. Chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà

1. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Việc chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng là vô cùng cần thiết với những người đã xuất hiện triệu chứng của bệnh. Thăm khám giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó định hướng phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả nhất. Thông thường, người bệnh khi thăm khám tại các cơ sở cơ xương khớp, bác sĩ xương khớp sẽ khám các triệu chứng hiện có. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán. Một số chỉ định cận lâm sàng như:

  • Chụp X-Quang: Hình ảnh X-quang cho phép phát hiện những vị trí tổn thương nhỏ nhất ở các đốt cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là công nghệ chụp chiếu chẩn đoán bệnh tiến tiến hiện nay. Hình ảnh có được sau khi chụp MRI không những chỉ ra rõ ràng dấu hiệu thoái hóa đĩa đệm, gai xương… mà còn phân tích chi tiết trạng thái, mức độ thoái hóa cột sống thắt lưng. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chi tiết nhất.
  • Chụp CT cắt lớp: Đây cũng là một trong những xét nghiệm được bác sĩ chỉ định cho người bệnh khi nghi ngờ mắc thoái hóa cột sống. Cận lâm sàng giúp tìm kiếm nguyên nhân gây ra bệnh và xác định chính xác vị trí tổn thương.
  • Một số xét nghiệm khác: Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh lý gây đau cột sống khác như viêm cột sống dính khớp, lao cột sống…

Bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán.

2. Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi này, đầu tiên bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó có phương pháp tác động tới nguyên nhân, ngăn chặn tổn thương mà xương khớp đang gặp phải.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Quá trình lão hóa được cho là tất yếu và không thể thay đổi được, vì vậy không có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa cột sống.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Theo các nhà khoa học, khi bất cứ bộ phận nào của cột sống bị thoái hóa hoặc thay đổi cấu trúc, biến dạng thì khó có thể phục hồi trở lại như ban đầu, ngay cả với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa, kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

1900 3367

3. Điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng

Có thể nói, thoái hóa cột sống thắt lưng là “mối nguy hiểm tiềm tàng” nhưng hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số phương pháp giữ hỗ trợ điều trị bệnh như:

a. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc tây: Sử dụng thuốc Tây: Tùy vào tình trạng bệnh mà dùng phối kết hợp các loại giảm đau, chống viêm, giãn cơ cho phù hợp. Một số loại thường được kê đơn là paracetamol, tramadol, Efferalgan – codein, opioid (giảm đau); Diclofenac,  Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib (thuốc chống viêm không chứa steroid dạng uống hoặc bôi); eperisone, tolperisone (thuốc giãn cơ); corticoid (tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp đặc biệt).

Thuốc có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa: Piascledine, Glucosamine sulfate, chondroitin sulphate, Thuốc ức chế IL1…

Thuốc thảo dược: Lá lốt, ngải cứu, , dây đau xương, cỏ xước, cây mần ri…

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, các loại thuốc chỉ hỗ trợ cải thiện cơn đau tạm thời, không thể phục hồi tác động tới các cấu trúc cột sống đã bị thoái hóa. Nếu ngưng dùng thuốc, các cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn trước đây. Hơn hết, nhiều bệnh nhân tự ý tăng liều lượng thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là suy giảm chức năng gan và thận, tăng nguy cơ loét thủng, chảy máu dạ dày…

b. Vật lý trị liệu

Xoa bóp, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, chiếu tia hồng ngoại, tập cơ dựng lưng… là các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu hiệu quả. Đồng thời, các biện pháp trên còn có tác dụng ngăn chặn các biến chứng teo cơ, liệt chi hiệu quả.

c. Tập luyện một số bài tập tăng cường sức khỏe cột sống

Một số bài tập có thể giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, kéo giãn cột sống một cách tự nhiên, thúc đẩy phục hồi các tổn thương ở đốt sống. Từ đó hệ thống các khớp cũng trở nên dẻo dai hơn.

Việc duy trì tập luyện thường xuyên còn có tác động tốt đến tinh thần người bệnh, giúp người bệnh minh mẫn và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, không nên chọn tập các bài tập không phù hợp, tạo áp lực thêm cho cột sống.

Việc duy trì tập luyện thường xuyên còn có tác động tốt đến tinh thần người bệnh.

Việc duy trì tập luyện thường xuyên còn có tác động tốt đến tinh thần người bệnh.

d. Phẫu thuật cột sống

Phẫu thuật cột sống là biện pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, giải quyết tình trạng thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và hẹp ống sống kéo dài. Theo nhận định của các chuyên gia, phẫu thuật cột sống tương đối nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh.

  • Rủi ro trong quá trình gây mê: Có thể gây đau tim, đột quỵ, tổn thương não, buồn nôn, đau họng, khô miệng, ớn lạnh…
  • Sau phẫu thuật: Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rối loạn đông máu, đau nhức, thậm chí nhiễm trùng.

Do đó, đây là cách chữa thoái hóa cột sống được lựa chọn sau cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa không đạt kết quả.

4. Chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà

Việc xây dựng một chế độ chăm sóc phù hợp cho bệnh nhân là điều cần thiết nhằm cải thiện, kiểm soát và ngăn ngừa phát sinh biến chứng của bệnh. Một số cách đơn giản để chăm sóc bệnh nhân thoái hóa như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh cần bổ sung thêm các loại rau có lá màu xanh đậm, sữa, chế phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt, các loại cá béo… Cần kiêng rượu bia, chất kích thích, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, đồ cay nóng…

Cần kiêng rượu bia, chất kích thích.

Cần kiêng rượu bia, chất kích thích.

  • Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà: Chườm nóng, chườm lạnh, massage,… giúp khắc phục các cơn đau.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Sinh hoạt có khoa học, dành thời gian cho nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, không mang vác vật nặng, không duy trì các tư thế sai.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Các bài tập thể dục, thể thao khiến cơ xương và gân cốt được giãn ra, cải thiện chức năng vận động. Người bệnh có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,…

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể được kiểm soát, phòng ngừa nếu người bệnh chủ động ngay từ bây giờ. Nếu nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, bạn nên đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên môn về xương khớp để được chẩn đoán và điều trị. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/11/2021 - Cập nhật 07/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt...

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt...

Thoái hóa cột sống là một trong những triệu chứng bệnh lý xương khớp hàng đầu hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức vùng cổ, vai gáy, thắt lưng… ảnh hưởng...

12/11/2021

1003 Lượt xem

6 Phút đọc

Thoái hóa cột sống thắt lưng: những nguy hiểm có thể xảy ra

Thoái hóa cột sống thắt lưng: những nguy hiểm có thể xảy ra

Thoái hóa cột sống thắt lưng là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống thắt lưng. Đây là bệnh lý mãn tính, thường gặp ở ...

12/11/2021

827 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG