Nội dung chính
  • 1. Ung thư tinh hoàn là gì?
  • 2. Những đối tượng nào dễ mắc ung thư tinh hoàn
  • 3. Triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?
  • 4. Điều trị ung thư tinh hoàn
Nội dung chính
  • 1. Ung thư tinh hoàn là gì?
  • 2. Những đối tượng nào dễ mắc ung thư tinh hoàn
  • 3. Triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?
  • 4. Điều trị ung thư tinh hoàn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết về bệnh lý ung thư tinh hoàn

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu,Nam học
Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về bệnh lý đặc biệt chỉ có ở nam giới này.
Nội dung chính
  • 1. Ung thư tinh hoàn là gì?
  • 2. Những đối tượng nào dễ mắc ung thư tinh hoàn
  • 3. Triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?
  • 4. Điều trị ung thư tinh hoàn

Theo thống kê của một nghiên cứu tiến hành tại Mỹ năm 2017, ước tính có khoảng 8850 ca ung thư tinh hoàn mới phát hiện và 410 ca tử vong. Mặc dù tỉ lệ mắc của ung thư tinh hoàn nói chung chỉ khoảng 1% tổng số ca ung thư, nhưng đây lại là dạng ung thư khối đặc phổ biến nhất gặp ở nam giới từ 15 đến 35 tuổi. Tỉ lệ mắc ở bệnh nhân có tinh hoàn ẩn cao hơn từ 2.5 đến 20 lần so với người bình thường. 

1. Ung thư tinh hoàn là gì?

Cũng như các bệnh lý ung thư khác, ung thư tinh hoàn là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào tại tinh hoàn, tăng sinh không kiểm soát và xâm lấn các tổ chức lành xung quanh. Phần lớn ung thư tinh hoàn xuất phát từ tế bào mầm nguyên thủy. Cần lưu ý rằng không phải khối nào xuất hiện ở vùng tinh hoàn cũng là ung thư, và mức độ ác tính của các thể ung thư tinh hoàn cũng có sự khác nhau (tùy vào chẩn đoán mô bệnh học của bệnh). 

Ung thư tinh hoàn là gì?

2. Những đối tượng nào dễ mắc ung thư tinh hoàn

Có những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc ung thư tinh hoàn ở nam giới trẻ tuổi, trong đó, người có tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ (nằm trong ống bẹn, hoặc trong ổ bụng) có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao trên 2 lần so với người bình thường. Vì vậy, nếu bạn chỉ có 1 tinh hoàn trong bìu thì nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa nam học để tìm tinh hoàn lạc chỗ còn lại, tránh để lâu làm gia tăng nguy cơ phát sinh ung thư tinh hoàn.

Những đối tượng nào dễ mắc ung thư tinh hoàn

Ngoài ra, một số tình trạng sau cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn, bao gồm:

  • Người có tinh hoàn phát triển bất thường: teo tinh hoàn, tinh hoàn không phát triển, người mắc hội chứng Klinefelter…
  • Người có tiền sử người thân trong gia đình mắc ung thư tinh hoàn
  • Người da trắng có tỉ lệ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn người da đen
  • Người trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi 

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

3. Triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?

Các triệu chứng của ung thư tinh hoàn không đặc hiệu và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, dưới đây là các triệu chứng gợi ý có bất thường và người bệnh nên được thăm khám để loại trừ ung thư tinh hoàn:

  • Tinh hoàn to bất thường
  • Cảm giác nặng nề hoặc đau âm ỉ ở vùng bìu kéo dài
  • Tràn dịch màng tinh hoàn khiến bìu sưng to
  • Tự sờ thấy hạch ở vùng bẹn

Triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?

Các triệu chứng này đặc biệt có giá trị nếu chỉ xảy ra ở một bên và/hoặc kèm theo cảm giác mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân. Nếu gặp phải các vấn đề trên, việc làm tốt nhất người bệnh nên làm là không tự ý điều trị mà cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được làm một số xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán bệnh kịp thời. Đôi khi, việc lấy một phần tổ chức tinh hoàn (sinh thiết) được tiến hành để chẩn đoán chính xác thể tổn thương của người bệnh.   

4. Điều trị ung thư tinh hoàn

Dù là một bệnh lý mang tính chất ác tính nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ sống trên 5 năm của ung thư tinh hoàn lên đến 95% đối với bệnh nhân ung thư chưa có di căn. Các biện pháp điều trị chính bao gồm:

Phẫu thuật: cắt bỏ tinh hoàn ung thư kèm theo nạo vét hạch nhằm hạn chế sự di căn của ung thư.

Điều trị ung thư tinh hoàn

Xạ trị: Sử dụng tia xạ để tiêu diệt khối u, thường được phối hợp với phương pháp phẫu thuật theo trình tự phẫu thuật trước, xạ trị sau. Phương pháp này có một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đỏ da, gây đau vùng bụng, bẹn đùi… Đặc biệt, xạ trị có thể dẫn đến vô sinh nam (cần được dự trữ tinh trùng trước khi tiến hành).

Hóa trị: Dùng các loại thuốc và hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được truyền vào máu và đi khắp cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây cũng là một biện pháp được sử dụng kết hợp với phẫu thuật hoặc dùng đơn độc khi người bệnh không còn chỉ định phẫu thuật nữa. Hóa trị có thể gây ra mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, vô sinh và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Điều đáng lưu ý là bản thân ung thư tinh hoàn cũng như các phương pháp điều trị bệnh này đều có nguy cơ dẫn đến vô sinh sau này. Vì thế, bệnh nhân nên được tư vấn và dự trữ tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng trước khi tiến hành điều trị để duy trì khả năng sinh sản sau này. Sau điều trị, bệnh có thể ổn định hoặc tái phát, do đó, tái khám định kỳ và khám lại ngay khi có bất thường được khuyến cáo đối với tất cả người bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/06/2021 - Cập nhật 18/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Tết Nguyên Đán đang đến gần đây cũng là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình. Tránh thai an toàn trong thời điểm này cũng là một chủ đề được nhiều bạn trẻ và...

28/02/2022

1223 Lượt xem

3 Phút đọc

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Đau bụng kinh là cảm giác đau đớn ảnh hưởng đến nhiều người trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau có thể âm ỉ, khó chịu đến dữ dội, cực độ. Khoảng 10% phụ nữ...

20/01/2022

1592 Lượt xem

3 Phút đọc

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Mặc dù mang thai trong kỳ kinh nguyệt cực kỳ khó xảy ra, nhưng câu trả lời đơn giản là có. Tinh trùng tồn tại trong hệ thống sinh sản của phụ nữ trong tối đa 5 ...

20/01/2022

4894 Lượt xem

4 Phút đọc

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Rụng dâu luôn là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ, không chỉ mang lại sự đau đớn, khó chịu mà nhiều khi còn phiền toái đặc biệt trong dịp lễ tết. Bởi vậy nhiều bạn ...

20/01/2022

3106 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG