Nội dung chính
  • 1. Nấm ngoài da là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây nấm ngoài da
  • 3. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp
  • 4. Cách điều trị bệnh nấm ngoài da
  • 5. Các câu hỏi thường gặp về bệnh nấm da
Nội dung chính
  • 1. Nấm ngoài da là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây nấm ngoài da
  • 3. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp
  • 4. Cách điều trị bệnh nấm ngoài da
  • 5. Các câu hỏi thường gặp về bệnh nấm da
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nấm ngoài da là bệnh gì và Cách chữa trị

Nấm ngoài da là bệnh thường gặp, dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng sẽ gây ngứa ngáy dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Nếu bạn đang tìm hiểu căn bệnh này, muốn biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nấm ngoài da, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Nấm ngoài da là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây nấm ngoài da
  • 3. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp
  • 4. Cách điều trị bệnh nấm ngoài da
  • 5. Các câu hỏi thường gặp về bệnh nấm da

1. Nấm ngoài da là bệnh gì?

Nấm ngoài da là bệnh do các vi nấm ký sinh vào cơ thể người, phát triển gây lên. Bệnh này xuất hiện ở những nơi có chất sừng (keratin) như: da, lông, tóc, móng. Nấm da thường gặp ở Việt Nam, có tỷ lệ mắc đến 30% trong các bệnh ngoài da.

Tình trạng của người bệnh tùy thuộc vào mức độ xâm nhập nông hay sâu của vi nấm gồm: xâm nhập vào da, xâm nhập vào nội tạng, hoặc xâm nhập vào máu. 

Nhiễm nấm da thường bắt nguồn từ các loại nấm sau: 

  • Nấm sợi: các chủng gây bệnh là: Epidermophyton, Trichophyton và Microsporum, thường gây nấm da đầu, nấm kẽ, nấm móng… gây ngứa khó chịu cả ngày và đêm.  

  • Nấm men: có chủng Candida, thường gây niêm mạc môi, mông, móng và lang ben,...

  • Nấm mốc: gây nấm đen (nấm da Nigra) và nhiễm trùng móng. 

Nấm ngoài da là bệnh thường gặp ở Việt Nam, có tỷ lệ mắc đến 30%

Nấm ngoài da là bệnh thường gặp ở Việt Nam, có tỷ lệ mắc đến 30%

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, người nhiễm nấm sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: các mụn nước nhỏ, sưng đỏ, đóng vảy như đồng tiền.

Theo thời gian, không được điều trị đúng cách, các nốt sần ngứa, vòng tròn sẽ lan rộng, gây sưng, chảy nước khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Những bệnh nấm da phổ biến ở Việt Nam bao gồm: hắc lào, lang ben, nấm móng, nấm kẽ, nấm da đầu.

2. Nguyên nhân gây nấm ngoài da

Bệnh nấm ngoài da phát triển mạnh ở Việt Nam do môi trường nóng ẩm, thích hợp cho vi nấm phát triển. Vi nấm sống bằng cách ký sinh vào vật chủ như: môi trường (không khí, đất cát), thực vật (cây cối, hoa cỏ), động vật (chó mèo,..) và cơ thể người.

Bệnh nấm ngoài da do 4 nguyên nhân chính gồm: 

  • Do vệ sinh cá nhân, sinh hoạt thiếu lành mạnh

  • Lây từ người sang người 

  • Lây từ động vật sang người

  • Qua tiếp xúc với môi trường

a. Do vệ sinh cá nhân 

Vệ sinh cá nhân không sạch là một trong những nguyên nhân chính gây nấm ngoài da. Bởi nó tạo môi trường ẩm cho nấm phát triển. Các trường hợp dễ gây nấm da gồm:

  • Mặc quần áo chật chội, ẩm ướt, để đầu tóc ướt khi đi ngủ

  • Vệ sinh cá nhân không sạch, không tắm rửa, gội đầu hàng ngày; sử dụng xà phòng sai cách.

  • Không thay quần áo sau khi tập thể dục, đổ mồ hôi nhiều.

  • Thay tã lót và bỉm không thường xuyên ở người già, trẻ nhỏ

  • Để tay chân bẩn trước và sau khi ăn uống, đi vệ sinh.

  • Không rửa chân khi mang giày cả ngày, chân đổ mồ hôi nhiều.

  • Người miễn dịch kém (do uống thuốc kháng sinh dài ngày), bệnh lý hạ đường huyết, hoặc phụ nữ rối loạn nội tiết. 

Vệ sinh cá nhân không sạch là một trong những nguyên nhân chính gây nấm ngoài da

Vệ sinh cá nhân không sạch là một trong những nguyên nhân chính gây nấm ngoài da

b. Do tiếp xúc, lây từ người sang người

Lây virus nấm da từ người sang người thường do mặc chung quần áo, chăn màn, gối; dùng chung khăn mặt, khăn tắm, đồ dùng cá nhân với người bệnh. Đồng thời, việc tiếp xúc qua chơi thể thao với vùng da của người nhiễm nấm cũng khiến virus lây lan.

c. Do tiếp xúc với động vật, thú cưng

Vi nấm ký sinh rất nhiều ở các loài động vật (trâu bò, chó mèo,... (nếu vệ sinh kém). 

d. Do môi trường sinh hoạt 

  • Môi trường kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2; nhiệt độ từ 27 - 35 độ C tạo điều kiện cho nấm phát triển.

  • Phòng ngủ, nhà tắm, nhà vệ sinh ẩm ướt, ao tù, nước đọng lâu ngày gây mất vệ sinh.

  • Làm việc thiếu bảo hộ ở môi trường nhiều hóa chất.

  • Đang bị các bệnh da liễu, tiếp xúc nhiều hóa chất cũng khiến da kích ứng, bệnh ngày càng nặng hơn. 

Môi trường sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến điều trị và kiểm soát bệnh nấm da

Môi trường sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến điều trị và kiểm soát bệnh nấm da

3. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp

a. Bệnh hắc lào

Hắc lào là bệnh do nấm sợi, thường gây nấm bẹn, nấm da ở thân mình, ở mông,... Bệnh hắc lào lây từ người sang người, rất nhanh khi sử dụng chung đồ dùng, khăn tắm, chăn màn, mặc chung quần áo với người bệnh. 

Hắc lào ban đầu chỉ ngứa, tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng người mà 1-2 ngày sau sẽ phát triển thành những vòng tròn nhỏ (hình đồng tiền), có màu đỏ rõ rệt, có những mụn nước. Bệnh hắc lào càng gãi sẽ càng phát triển nhanh, và lan ra các vùng da khác, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. 

Hắc lào là bệnh do nấm sợi, thường gây nấm bẹn, nấm da ở thân mình, ở mông

Hắc lào là bệnh do nấm sợi, thường gây nấm bẹn, nấm da ở thân mình, ở mông

Triệu chứng bệnh hắc lào

  • Bệnh hắc lào gây ngứa, đặc biệt là khi ra mồ hôi, điều trị sai cách rất dễ tái phát và thành mãn tính, viêm da nhiễm khuẩn. 

  • Bệnh hắc lào phát triển mạnh vào mùa hè, thường gặp ở những vị trí có nếp gấp trên da (kẽ mông, khe háng, thắt lưng,...)

Cách phòng tránh bệnh hắc lào

Để phòng chống bệnh hắc lào bạn cần chủ động giữ vệ sinh cá nhân, và vệ sinh nơi ở sạch sẽ, như:

  • Không mặc quần áo ẩm ướt; thay quần áo khi đổ mồ hôi nhiều, hoặc sau khi chơi thể thao

  • Cách ly nguồn gây bệnh, tránh tiếp xúc chó mèo (nếu nuôi phải tắm rửa thường xuyên)

  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng sinh hoạt điều độ, ăn ngủ khoa học, tập thể dục, thể thao mỗi ngày. 

b. Bệnh lang ben

Lang ben là bệnh do nấm men. Chủng nấm này ưa môi trường dầu mỡ, thường trú ấn và phát triển mạnh ở các nang lông và tuyến bã nhờn trên cơ thể. Theo thống kê có đến 30-40% dân số Việt Nam đã từng bị lang ben. 

Bệnh lang ben gặp nhiều ở tuổi thiếu niên và người trẻ, do da luôn tiết nhiều dầu, và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Lang ben lây từ người sang người, khi tiếp xúc qua da, dễ tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân chính thường do lạm dụng xà phòng, mặc quần áo chật, ẩm ướt. 

Bệnh lang ben gặp nhiều ở người trẻ, do da lnhiều dầu, và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh

Bệnh lang ben gặp nhiều ở người trẻ, do da lnhiều dầu, và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh

Triệu chứng bệnh lang ben

  • Thường gặp ở thân người, các vùng lưng, cổ, bụng, cánh tay.

  • Da nổi lên các chấm, vết dát hình tròn, có cả màu trắng và màu đen, 

  • Triệu chứng gây ngứa rát, nhất khi trời nắng, đổ nhiều mồ hôi. 

Cách phòng tránh lang ben

Vệ sinh da sạch sẽ, tránh lạm dụng xà phòng, mặc quần áo thông thoáng, thấm mồ hôi

c. Bệnh nấm kẽ

Nấm kẽ (hay nước ăn chân) là bệnh do hai loại nấm sợi và nấm men gây nên. Những người bị nấm kẽ do thường làm việc trong môi trường ẩm ướt, hoặc ngâm chân dưới nước thời gian dài: nông dân làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội,...

Nấm kẽ thường do làm việc trong môi trường ẩm ướt, hoặc ngâm chân dưới nước thời gian dài

Nấm kẽ thường do làm việc trong môi trường ẩm ướt, hoặc ngâm chân dưới nước thời gian dài

Triệu chứng bệnh nấm kẽ

  • Gây ngứa, khó chịu ở các khe ngón chân.

  • Ban đầu sẽ nổi mụn nước, nứt nẻ; sau đó sẽ viêm tấy đỏ do nhiễm khuẩn. Bệnh dễ lây lan qua các vùng da khác. 

Cách phòng tránh bệnh nấm kẽ

  • Giữ gìn kẽ chân khô giáo

  • Bôi các loại thuốc, bột diệt nấm vào giày, tất, kẽ chân.

d. Bệnh nấm móng

Các trường hợp nấm móng có đến 90% do nấm sợi gây nên. Nấm móng xuất hiện nhiều ở 2 cạnh bên của móng, dễ lây từ móng này qua móng khác. Bệnh nấm móng dễ khiến người bệnh khuyết tật móng, mất móng; móng càng ngày càng sần sùi, màu chuyển từ trắng sang ngả đục. 

Các trường hợp nấm móng nặng khiến da phía dưới sưng đỏ, ngứa, nặng hơn còn gây mủ. 

Bệnh nấm móng có đến 90% nấm sợi gây nên

Bệnh nấm móng có đến 90% nấm sợi gây nên

Triệu chứng bệnh nấm móng

  • Xuất hiệu nhiều ở móng chân, thay đổi màu sắc, có mùi hôi

  • Móng biến dạng, dày lên, giòn, dễ rách

Cách phòng tránh bệnh nấm móng

  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ, thường xuyên 

  • Khử trùng dụng cụ cắt móng sau khi dùng, cắt và dũa móng tay 

  • Mang tất thấm mồ hôi, nên dùng thêm đế lót, 

  • Đi giày thông thoáng, vệ giày dép sạch sẽ định kỳ.

  • Tránh đi chân trần trong môi trường ẩm, tập thể

  • Mang đầy đủ bảo hộ giày, dép khi làm việc

e. Nấm da đầu

Nấm da đầu nguyên nhân chính do nấm sợi. Biểu hiện ban đầu của bệnh là phát tán nhiều nốt sần đỏ trên da đầu. Sau khi bệnh nặng hơn sẽ đóng vảy từng mảng da, khi bong vảy, người bị nấm da đầu sẽ hói tạm thời. 

Nấm da đầu gây ngứa ngáy khó chịu, gặp nhiều ở người ít vệ sinh cá nhân. 

Khi bong vảy, người bị nấm da đầu sẽ hói tạm thời

Khi bong vảy, người bị nấm da đầu sẽ hói tạm thời

Triệu chứng nấm da đầu 

  • Xuất hiện các vết sần nhỏ rải rác trên da đầu; Sau đó sẽ lan rộng, gây đỏ, sưng viêm.

  • Tóc ở vùng da nấm dễ rụng, gây hói

  • Ngứa nhẹ với các nốt sần nhỏ, và ngứa rát, khó chịu khi bong vảy da đầu, bệnh nặng.

Cách phòng tránh nấm da đầu 

  • Điều trị sớm, để tránh lây lan khắp da đầu

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, chăn màn, gối mũ; đặc biệt là với người bệnh

  • Tắm gội thường xuyên, giữ tóc khô sạch.

  • Đi khám các bác sĩ, các cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu, hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

4. Cách điều trị bệnh nấm ngoài da

Để điều trị nấm da hiệu quả, việc phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh, điều trị đúng thuốc là vô cùng quan trọng. 

a. Kiểm soát bệnh nấm da qua lối sống lành mạnh, khoa học

Bệnh nấm ngoài da có ảnh hưởng rất lớn từ sinh hoạt, lối sống hàng ngày. Vì vậy, việc kiểm soát lối sống đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị nấm da tại nhà. Điều này giúp bệnh nấm da được kiểm soát, chậm lại quá trình lây lan của virus nấm. Để có được hiệu quả này, bạn cần lưu ý:

  • Lối sống khoa học, lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, dành thời gian tập thể dục, thể thao.

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lau khô người, tránh dùng quần áo ẩm, chưa khô.

  • Tránh dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là đồ cá nhân.

  • Dọn nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là khu bếp nấu và phòng tắm, bỏ bớt đồ không dùng, dọn ao tù nước đọng. 

  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể qua chế độ ăn uống.

  • Ưu tiên các đồ dùng, thực phẩm nguồn gốc thực vật.

Lưu ý: Bệnh nhân mới bị nấm da, hoặc có các biểu hiện nấm da, thì cần đến khám với bác sĩ để biết được nguyên nhân, qua đó có cách điều trị phù hợp. 

Lối sống lành mạnh, khoa học giúp kiểm soát bệnh nấm da hiệu quả

Lối sống lành mạnh, khoa học giúp kiểm soát bệnh nấm da hiệu quả

b. Điều trị nấm da qua tư vấn, đặt khám với bác sĩ da liễu giỏi

Với mỗi loại nấm da sẽ có cách điều trị khác nhau, và thời gian điều trị sẽ phụ thuộc và tình trạng bệnh. Để đảm bảo điều trị đúng cách, an toàn, hiệu quả, bạn nên liên hệ với các bác sĩ da liễu giỏi để được tư vấn. 

Các bác sĩ giỏi, có đông lượt bệnh nhân khám da liễu online lần lượt là:

1- Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, khoa da liễu Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

  • Hơn 7 năm kinh nghiệm khám, chữa bệnh da liễu

  • Hơn 4,000 cuộc gọi tư vấn trực tuyến với người bệnh qua ứng dụng thông minh.

  • Thời gian: 18h00-22h00; từ thứ 2- chủ nhật. 

  • Giá khám da liễu online với bác sĩ Thủy: 150.000đ/lượt khám.

Bác sĩ Thủy đang công tác tại khoa da liễu Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, với thế mạnh về khám, tư vấn và điều trị các bệnh da liễu.

2- Bác sĩ Nguyễn Hải An, khoa da liễu Bệnh viện Đa khoa Medlatec

  • Hơn 6 năm kinh nghiệm khám, chữa bệnh da liễu

  • Thực hiện khám online cho hơn 2,000 ca bệnh và nhận lại được lượt đánh giá chất lượng tốt từ phía người bệnh.

  • Thời gian: 8h00-22h00; từ thứ 2- chủ nhật.

  • Giá khám da liễu online bác sĩ An: 150.000đ/lượt khám.

Bác sĩ Nguyễn Hải An công tác tại chuyên khoa da liễu Bệnh viện Đa khoa Medlatec, và đã có thời gian làm việc tại Phòng khám Da liễu Hà Nội. Thế mạnh của bác sĩ là khám, điều trị và tư vấn các bệnh nội khoa, da liễu.

3- Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Duyên, khoa da liễu Bệnh viện Nhi trung ương

  • 15 năm kinh nghiệm khám, điều trị bệnh da liễu Nhi khoa

  • Thực hiện hơn 3,000 cuộc gọi khám online, được người bệnh đánh giá cao về chất lượng khám bệnh trực tuyến 1:1.

  • Giá khám da liễu online bác sĩ Duyên: 150.000đ/lượt khám.

Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Duyên đang công tác tại Bệnh viện Nhi trung ương. Thế mạnh và của bác sĩ trong lĩnh vực da liễu cho cả Nhi khoa, và người lớn.

Ngoài ra, nếu bạn không đến bệnh viện, phòng khám ngay được, bạn đặt lịch khám da liễu online với bác sĩ trước qua tổng đài đặt khám: 1900.638.367 để được hỗ trợ

Điều trị nấm da qua tư vấn, đặt khám với bác sĩ da liễu giỏi

Điều trị nấm da qua tư vấn, đặt khám với bác sĩ da liễu giỏi

Ngoài ra, nếu bạn không đến bệnh viện, phòng khám ngay được, bạn đặt lịch khám da liễu online với bác sĩ trước qua tổng đài đặt khám: 1900.638.367 để được hỗ trợ. 

1900 3367

5. Các câu hỏi thường gặp về bệnh nấm da

a. Bệnh nấm da có lây không?

Bệnh nấm da rất dễ lây từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác. Phương thức lây truyền chủ yếu là lây trực tiếp, theo các hình thức gồm:

  • Khi tiếp xúc với các bào tử nấm, khi chúng bám vào da, quần áo, hay khăn mặt,...

  • Tiếp xúc với động vật, vật nuôi bị nấm da.

  •  Bị lây nấm da từ người này sang người khác do dùng chung quần áo, đồ sinh hoạt cá nhân (khăn mặt, khăn tắm), ngủ cùng giường,...

b. Cách phòng tránh bệnh nấm ngoài da

Để phòng tránh bệnh nấm ngoài da hiệu quả, việc sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng. Các biện pháp sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát và phòng bệnh nấm da hiệu quả:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, giữ cho da khô ráo.

  • Chăm sóc các kẽ tay, kẽ chân và các nếp để tránh bị nấm kẽ.

  • Sử dụng khăn riêng, không dùng chung quần áo với người khác.

  • Hạn chế đi chân trần trên đất.

  • Giặt tất, khăn và đồ lót với nước nóng > 60oC.

  • Sử dụng dung dịch kháng khuẩn.

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng cao sức đề kháng.

  • Không lạm dụng kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch.

  • Điều trị tốt các bệnh da và hệ thống có sẵn.

  • Nếu nguồn lây nghi ngờ từ động vật thì nên điều trị cho động vật.

Sinh hoạt lành mạnh giúp phòng tránh bệnh nấm ngoài da hiệu quả

Sinh hoạt lành mạnh giúp phòng tránh bệnh nấm ngoài da hiệu quả

Qua bài viết, IVIE - Bác sĩ ơi đã gửi đến bạn những kiến thức về bệnh nấm ngoài da và Cách chữa trị. Mong rằng những thông tin này đã giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu muốn đặt lịch khám với bác sĩ da liễu giỏi, bạn liên hệ ngay đến Hotline: 1900.638.367 để được hỗ trợ tốt nhất. 

IVIE - Bác sĩ ơi: khám online, ứng dụng đặt lịch khám online, hỗ trợ đặt lịch tại hơn 60 bệnh viện, và phòng khám uy tín trên cả nước. Nếu bạn chưa có thời gian đến khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám, liên hệ ngay đến tổng đài đặt khám online: 1900.638.367 để được hỗ trợ. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 04/04/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tổng hợp 5+ thuốc bôi ngoài da dành cho các bệnh lý nấm...

Tổng hợp 5+ thuốc bôi ngoài da dành cho các bệnh lý nấm...

Thuốc bôi ngoài da là dạng thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị các bệnh lý nấm ngoài da như hắc lào, lang ben, nấm da đầu, nấm móng, nấm kẽ,… Hiện nay ...

19/07/2021

83461 Lượt xem

5 Phút đọc

Nấm ngoài da là bệnh gì và Cách chữa trị

Nấm ngoài da là bệnh gì và Cách chữa trị

Nấm ngoài da là bệnh thường gặp, dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng sẽ gây ngứa ngáy dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là ở...

19/07/2021

16199 Lượt xem

11 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG