Nội dung chính
  • 1. Căn nguyên gây bệnh
  • 2. Điều trị bệnh
  • 3. Các phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Căn nguyên gây bệnh
  • 2. Điều trị bệnh
  • 3. Các phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mối nguy hiểm khôn lường khi mắc bệnh nhiễm độc nhiễm trùng thức ăn

Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là bệnh lý cấp tính. Một số trường hợp do các nguyên nhân đơn giản thì có thể tự khỏi bệnh. Nhưng đối với các nguyên nhân phức tạp thì bệnh sẽ phát triển nặng lên và xấu đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đên sức khỏe của người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Căn nguyên gây bệnh
  • 2. Điều trị bệnh
  • 3. Các phương pháp phòng bệnh

1. Căn nguyên gây bệnh

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Staphylococcus aureus

Staphylococcus aureus phát triển trong thịt, sữa, sản phẩm bánh mì và sinh độc tố ruột. Thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 1 đến 6 giờ, khởi phát đột ngột với biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều và đau bụng. Hiếm khi có sốt. Xét nghiệm không có bạch cầu trong phân. Cấy phân không có ý nghĩa chẩn đoán.

Bệnh thường tự khỏi. Bà đủ nước và điện giải. Không cần điều trị bằng kháng sinh.

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Bacillus cereus

Thường từ các thực phẩm chứa tinh bột như cơm để lâu Bệnh khởi phát sau 1- 6 giờ, với triệu chứng nôn là chủ yếu và tiêu chảy phân nước. Cả 2 triệu chứng sẽ tự giảm đi sau tối thiểu 1 ngày. Rất hiếm trường hợp phối hợp với hoại tử gan cấp tính. Chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa trên lâm sàng, xét nghiệm độc tố trong thức ăn chỉ tiến hành trong nghiên cứu.

Bệnh tự khỏi. Bà đủ nước điện giải.

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Vibrio cholera

Bệnh dễ gây thành dịch. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày

Biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy phân nước dữ dội ngày từ đầu, phân đục lời như nước vo gạo, không có máu, có mùi tanh nồng đặc trưng. Mỗi lần đại tiện có thể mất 1 lít nước. Nôn thường xuất hiện sau khi tiêu chảy 1: 2 lần. Bệnh nhân có thể tử vong do mất nước và điện giải. Kết quả cấy phân thường dương tính.

Về điều trị cần nhanh chóng bù đủ nước và điện giải. Sử dụng kháng sinh tetracyclin, chloramphenicol, Biseptol để rút ngắn thời gian bệnh, giảm số lượng phân tiêu chảy và nhanh chóng làm sạch vi khuẩn trong phần. Không được sử dụng các thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy dựa vào cơ chế làm giảm nhu động ruột như Loperamid, atropin.

Một số triệu chứng bệnh.

Một số triệu chứng bệnh.

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Clostridium perfringens

Các bào tử của C. perfringens có thể nảy mầm trong thực phẩm từ thịt. Một số lượng lớn các vi khuẩn sau đó có thể được hấp thụ cùng với thực phẩm, sản xuất độc tố trong ruột dẫn đến tiêu chảy lỏng. 

  •  Thời gian ủ bệnh từ 8 đến 16 giờ. Bệnh khởi phát đột ngột với đi ngoài rất nhiều, đôi khi có nôn. Thường tự hồi phục trong 1 đến 4 ngày mà không cần điều trị.

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do E coli sinh độc tố ruột (ETEC)

Là nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy ở người đi du lịch. Lâm sàng: đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi. 

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella

Thường nhiễm từ các sản phẩm trứng, sữa bảo quản không tốt.

Thời gian ủ bệnh từ 8 đến 48 giờ. Khởi phát từ từ hoặc đột ngột, có sốt, rối loạn tiêu hóa. Có thể kèm theo nhiễm khuẩn huyết. Cấy phân thường dương tính.

Không cần dùng kháng sinh trừ khi có biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân. 

-  Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Shigella

Thời gian ủ bệnh từ 24 72 giờ. Lâm sàng là hội chứng lỵ điển hình: đau quặn, mót rặn và đi ngoài phân nhầy máu. Cấy phân thường dương tính.

Dùng kháng sinh giúp rút ngắn thời gian bị bệnh: Trimethoprim + Sulfamethoxazol, ampicillin, chloramphenicol hoặc các quinolon. .

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do E coli (EIEC, EPEC, EHEC)

Thời kỳ ủ bệnh có thể từ 1 ngày đến 1 tuần. Bệnh cảnh lâm sàng là tiêu chảy có hội chứng lỵ, trường hợp nặng có thể có hội chứng tan máu urê máu cao (HUS), xuất huyết tiêu hóa, suy thận cấp.

Việc xác định chủng E coli gây bệnh là rất quan trọng trong điều trị. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng kháng sinh trong các trường hợp nhiễm EHEC có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng tan máu ure máu cao (HUS).

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Điều trị bệnh

Uống oresol để bù nước.

Uống oresol để bù nước.

- Xử trí tình trạng mất nước

Uống Oresol với những bệnh nhân uống được, mất nước độ I. Bệnh nhân mất nước từ độ II trở lên hoặc bệnh nhân nên nhiều, không uống được bù dịch bằng đường tĩnh mạch.

- Điều trị đặc hiệu: điều trị theo căn nguyên 

- Điều trị hỗ trợ

Các thuốc chống nôn, thuốc bằng niêm mạc ruột, chống nhu động thường gây kéo dài thời gian thải vi khuẩn, không theo dõi được diễn biến mất nước để bù dịch thích hợp nên không được chỉ định cho tác nhân xâm lấn. Ngoài ra các thuốc này có thể kéo theo nhiều tác dụng không mong muốn.

Điều chỉnh điện giải, toan kiềm là quan trọng giúp giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong do mất nước.

Các thuốc điều trị cơ chế: như ức chế enkephalinase (Racecadotril), chống serotonin (Ondansetron) chưa được xác định có hiệu quả trong tiêu chảy nhiễm khuẩn.

3. Các phương pháp phòng bệnh

Ăn uống hợp vệ sinh.

Không ăn đồ chưa nấu chín.

Đối với cá nhân

- Giáo dục vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh 

- Rửa tay trước khi ăn 

- Thận trọng khi dùng kháng sinh kéo dài, thuốc chống acid, giảm nhu động ruột. 

- Sử dụng vaccin: Rotavirus, tả

Đối với cộng đồng

- Cải thiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, thiết bị vệ sinh cho cộng đồng 

- Giám sát thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/01/2022 - Cập nhật 18/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG