Nội dung chính
  • 1. Mắt lác là bệnh gì?
  • 2. Phân loại mắt lác
  • 3. Nguyên nhân lé mắt
  • 4. Những tác hại của mắt lác
  • 5. Điều trị lác mắt
  • 6. Những điều cần biết về mắt lác
Nội dung chính
  • 1. Mắt lác là bệnh gì?
  • 2. Phân loại mắt lác
  • 3. Nguyên nhân lé mắt
  • 4. Những tác hại của mắt lác
  • 5. Điều trị lác mắt
  • 6. Những điều cần biết về mắt lác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mắt lác là bệnh gì? Tổng hợp những điều cần biết về bệnh mắt lác

Lác được dân gian gọi là lé mặt hoặc lệch mắt, đây là căn bệnh phổ biến gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực. Lác mắt không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhược thị và mù lòa cả đời. Để giúp mọi người có nhận thức đúng về bệnh lác mắt, iSofHcare sẽ chia sẻ về mắt lác và tổng hợp những điều cần biết về căn bệnh này.
Nội dung chính
  • 1. Mắt lác là bệnh gì?
  • 2. Phân loại mắt lác
  • 3. Nguyên nhân lé mắt
  • 4. Những tác hại của mắt lác
  • 5. Điều trị lác mắt
  • 6. Những điều cần biết về mắt lác

 

 

1. Mắt lác là bệnh gì?

Mắt lác là bệnh lý hay gặp, chiếm 2 – 4% dân số. Mắt được gọi là lác hay lé khi tròng đen của 2 mắt không thẳng trục với nhau, nghĩa là trong khi một mắt nhìn thẳng thì mắt kia lệch sang một bên. Bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng hầu hết khởi phát từ trẻ em. 

2. Phân loại mắt lác

Mắt lác được chia làm 3 loại:

- Lác ngang: Người bệnh nhìn thẳng trước mặt và một trong hai mắt ở vị trí chính giữa. Mắt còn lại  lệch vào trong phía mũi được gọi là lé trong. Nếu mắt đó lệch ra ngoài, theo phía thái dương được gọi là lé ngoài.

- Lác đứng: Người bệnh nhìn thẳng trước mặt và một trong hai mắt ở vị trí chính giữa. Mắt còn lại lệch lên trên gọi là lé đứng trên, lệch xuống dưới gọi là lé đứng dưới.

-  Lác xoáy: Khi nhìn thẳng trước mặt, một trong hai mắt ở chính giữa trong khi mắt còn lại lệch xoáy vào trong phía mũi, được gọi là lé xoáy trong. Nếu lệch xoáy ra phía thái dương gọi là lé xoáy ngoài.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

3. Nguyên nhân lé mắt

Nguyên nhân lé mắt thường được phân làm 2 nhóm chính:

- Lác mắt bẩm sinh: Là lác mắt xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển trong 6 tháng đầu sau khi sinh... Khoảng 20% lác bẩm sinh liên quan đến di truyền. Ngoài ra, sinh non hoặc nhẹ cân cũng là yếu tố nguy cơ gây lác.

Nguyên nhân mắt lé

-  Lác mắc phải: Lác thứ phát sau các bệnh lý khác. Ví dụ như tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị, không được đeo kính sớm và đúng độ. Hoặc các bệnh lý gây giảm thị lực ở mắt như: Sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh, ung thư nguyên bào võng mạc hoặc bệnh lý võng mạc. Hoặc tổn thương não, bất thường vùng sọ mặt làm yếu, liệt cơ vận nhãn. Hoặc bệnh lý toàn thân như: Basedow, u, ...

4. Những tác hại của mắt lác

- Rối loạn chức năng thị giác hai mắt: Làm mất hoặc giảm khả năng phối hợp của hai mắt khiến tầm nhìn của mắt bị hạn hẹp. Bệnh biểu hiện bẳng mất tập trung, đi đứng hậu đậu và tư thế lệch đầu vẹo cổ khi quan sát.

- Nhược thị: Lác mắt thường xuyên trên một mắt gây giảm thị lực khiến người bệnh nhìn mờ.

Tác hại dẫn đến mắt lác

- Ngoài ra, lác gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh từ tuổi nhỏ cho đến trưởng thành. Bệnh nhân bị lác mắt thường có tâm lý tự ti, nhút nhát và kém năng động. Đến tuổi trưởng thành họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội và chọn lựa ngành nghề.

- Lác còn dẫn đến một số rối loạn chức năng khác như song thị, khiến người bệnh nhìn một thành hai. Song thị thường gặp ở người lớn hơn trẻ em, liên quan đến bệnh lý toàn thân như đái tháo đường hoặc do chấn thương.

5. Điều trị lác mắt

Hướng điều trị lác mắt tùy thuộc vào nguyên nhân gây lác. Quá trình điều trị lác được chia làm các giai đoạn:

-  Điều chỉnh tật khúc xạ: Tất cả tật khúc xạ ở trẻ nếu không được đeo kính sớm sẽ dẫn đến lé mắt và giảm thị lực. Do đó khi phát hiện tật khúc xạ ở trẻ mắt lác, phải cho trẻ đeo kính đúng độ, theo dõi thường xuyên thị lực và độ lác.

-  Tập luyện cơ vận nhãn: Một số trường hợp lé kéo dài sẽ dẫn đến co cứng cơ. Do đó tập luyện cơ vận nhãn giúp giảm độ lé.

-  Điều trị nhược thị: Điều trị nhược thị để trẻ cải thiện thị lực. Phương pháp bịt mắt lành tuy cổ xưa nhưng có tính ứng dụng cao.

-   Phẫu thuật chỉnh lác: Phẫu thuật được tiến hành trên các cơ vận nhãn để giúp mắt trở lại vị trí trung tâm.

Cách điều trị mắt lác

6. Những điều cần biết về mắt lác

Theo số liệu thống kê của Viện mắt trung ương, nước ta có khoảng 2 triệu đến 3 triệu người bị lác. Tỉ lệ mắt lác cao do quan niệm sai lầm, cho rằng bệnh lác không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy nhiều gia đình đưa trẻ khám và chữa bệnh muộn. Trên thực tế, bệnh lác gây ảnh hưởng nặng đến thị lực bởi có đến 70 % trẻ lác có kèm theo tật khúc xạ. Do đó việc phát hiện muộn hoặc phát hiện nhưng không đưa đi khám khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.

Lác mắt là bệnh lý có thể điều trị dứt điểm. Thành công của việc điều trị phụ thuộc không chỉ vào đội ngũ điều trị, mà còn là sự hợp tác của bố mẹ và khả năng của từng trẻ. Bệnh lác càng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao, cả về mặt thẩm mỹ và thị lực. Những trường hợp phát hiện muộn, tuy thẩm mỹ được phục hồi nhưng thị lực ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng.

Những điều cần biết về mắt lác

Nhiều phụ huynh đưa con đến khám chỉ muốn phẫu thuật ngay để con hết lé. Tuy nhiên điều trị lác ở trẻ em là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian theo dõi và điều trị. Do đó phụ huynh cần kiên trì để giúp trẻ đạt được kết quả tốt nhất. Sau khi được phẫu thuật, phụ huynh cần đưa con đến khám, theo dõi điều chỉnh tật khúc xạ và rối loạn vận nhãn xảy ra sau đó.

Trái với lác mắt người lớn được phẫu thuật gây tê, lác bẩm sinh đòi hỏi chỉnh lác có gây mê. Tuy nhiên không phải cơ sở khám chữa bệnh nào cũng đảm bảo chất lượng. Bố mẹ cần chọn lựa cơ sở chuyên khoa uy tín, được trang bị cơ sở vật chất và có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo an toàn khi thực hiện phẫu thuật. 

Thường xuyên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời là góp phần đem lại một đôi mắt sáng và thẩm mỹ. Bởi “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, bảo vệ mắt giúp chúng ta có một cuộc đời tươi đẹp hơn. Vì vậy bất kỳ vấn đề về mắt nói chung và về lác mắt nói riêng, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch kết nối bác sĩ tốt nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/06/2021 - Cập nhật 07/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt lác là bệnh gì? Tổng hợp những điều cần biết về bệnh...

Mắt lác là bệnh gì? Tổng hợp những điều cần biết về bệnh...

Lác được dân gian gọi là lé mặt hoặc lệch mắt, đây là căn bệnh phổ biến gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực. Lác mắt không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến...

04/06/2021

4953 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG