Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
  • 2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
  • 2. Những cấp độ của bệnh thoái hóa cột sống cổ
  • 3. Điều trị thoái hóa cột sống cổ như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
  • 2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
  • 2. Những cấp độ của bệnh thoái hóa cột sống cổ
  • 3. Điều trị thoái hóa cột sống cổ như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

3 phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ ngày nay không chỉ giới hạn độ tuổi người già mà ngay cả nhiều người trẻ cũng mắc phải. Nguyên nhân đến từ thói quen xấu đối với cột sống cổ như nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, ít vận động, sinh hoạt không khoa học, làm việc nặng nhọc, chế độ dinh dưỡng kém,... Vậy làm thế nào để điều trị thoái hóa cột sống cổ? Các phương pháp điều trị bệnh lý thoái hóa là gì?
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
  • 2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
  • 2. Những cấp độ của bệnh thoái hóa cột sống cổ
  • 3. Điều trị thoái hóa cột sống cổ như thế nào?

1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ.

2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Trong thời gian đầu, bệnh thoái hóa cột sống cổ không biểu hiện triệu chứng đặc biệt. Khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, bệnh nhân sẽ nhận thấy ở vùng cổ có cảm giác khó chịu, mỏi, đau nhức và khó vận động. Một số triệu chứng thường gặp của thoái hóa cột sống cổ như:

  • Khó thực hiện các động tác ở cổ, cảm giác vướng và đau, đôi khi bệnh nhân còn bị vẹo cổ.
  • Cơn đau có thể lan rộng từ gáy ra cổ, tai. Tình trạng đau nhức có thể lan lên phần đầu, dẫn tới đau nhức ở vùng trán, vùng chẩm. Hay lan từ gáy xuống bả vai, hai bên cánh tay hoặc chỉ một bên.
  • Cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi. Mọi chuyển động, cử động đều khiến cơn đau trở nên nặng nề hơn.
  • Ở một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể mất cảm giác sâu của tay, bàn tay và cánh tay có thể bị tê liệt.
  • Nếu bệnh nhân có tư thế nằm không tốt vào ban đêm, kết hợp thời tiết lạnh có thể bị cứng cổ, tê mỏi vào sáng hôm sau. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy khó chịu hơn khi hắt hơi hoặc ho.

Khó thực hiện các động tác ở cổ, cảm giác vướng và đau, đôi khi bệnh nhân còn bị vẹo cổ.

Khó thực hiện các động tác ở cổ, cảm giác vướng và đau, đôi khi bệnh nhân còn bị vẹo cổ.

2. Những cấp độ của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Bệnh thoái hóa cột sống cổ được phân thành 10 cấp độ với những biểu hiện khác nhau.

  • Cấp độ 1: Người bệnh có cảm giác đau, cứng cổ và nóng ran khi ngước đầu nhìn lên trên.
  • Cấp độ 2: Vùng cổ thường xuyên bị mỏi, đau. Cơn đau có thể lan rộng xuống bả vai.
  • Cấp độ 3: Bệnh nhân dễ bị thụt khỏi gối khi đang ngủ. Buổi sáng thức dậy có cảm giác cứng và khó khăn khi di chuyển, cử động vùng cổ.
  • Cấp độ 4: Cánh tay người bệnh có cảm giác tê mỏi, khó khăn trong cầm nắm đồ vật. Ở một số trường hợp, mắt có thể bị mờ.
  • Cấp độ 5: Suy giảm thị lực. Người bệnh đi xiêu vẹo, không theo đường thẳng.
  • Cấp độ 6: Cánh tay và bàn tay mất lực, giảm khả năng cầm nắm đồ vật, dễ làm rơi đồ vật.
  • Cấp độ 7: Ở cấp độ này, người bệnh không thể kiểm soát được đũa khi ăn cơm mà chỉ có thể dùng thìa.
  • Cấp độ 8: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không có sức đi lại.
  • Cấp độ 9: Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đi đại tiện, tiểu tiện. Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục.
  • Cấp độ 10: Bệnh nhân không thể tự nâng người và không tự dậy được. Nếu không có người giúp đỡ, bệnh nhân chỉ có thể nằm một chỗ.

Liên hệ đặt khám và tư vấn qua tổng đài

1900 3367

3. Điều trị thoái hóa cột sống cổ như thế nào?

Việc xây dựng phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ cần dựa trên cơ sở các giai đoạn và ảnh hưởng của bệnh. Nguyên tắc điều trị là hướng tới mục tiêu phục hồi tổn thương, bảo tồn, tái tạo là xương khớp tốt nhất có thể.

Một số phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:

a. Điều trị nội khoa bằng thuốc

  • Thuốc chính là chỉ định đầu tiên trong phác đồ điều trị các bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ. Dựa theo triệu chứng và tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ kê toa giảm đau, kháng viêm… để giảm thiểu các cơn đau nhức cho người bệnh.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc kê đơn này có tác dụng kiểm soát cơn đau và chống viêm. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau.
  • Thuốc giãn cơ: Nếu nhận thấy cơ và dây chằng có triệu chứng như bị thoái hóa cột sống cổ hoặc bị chèn ép và căng cơ, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giãn cơ giúp cho dây chằng, cơ được thư giãn. Phổ biến trong nhóm thuốc này là Cyclobenzaprine.
  • Thuốc chống động kinh: Nhóm thuốc có tác dụng xoa dịu các cơn đau khi có tổn thương dây thần kinh. Ví dụ như Pregabalin, gabapentin,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc có tác dụng cải thiện giấc ngủ, an thần, làm dịu các cơn đau.
  • Thuốc corticosteroid: Thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ này có tác dụng giảm đau tại vùng cột sống cổ và được tiêm vào vị trí đau.

b. Điều trị không dùng thuốc

  • Vật lý trị liệu: Thông qua các bài tập vật lý trị liệu, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ sẽ được cải thiện phạm vi chuyển động tại vùng cổ, tăng cường sức cơ ở vùng cổ và vai. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như kéo giãn, điện phân, xà bông, quá trình lưu thông và tuần hoàn máu sẽ diễn ra tốt hơn.
  • Sử dụng nhiệt: Sử dụng túi đá hoặc gel nóng chườm lên khu vực bị đau sẽ cải thiện cơn đau và các triệu chứng ở vùng cổ. Người bệnh nên áp dụng liệu pháp nhiệt này 3 lần một ngày, mỗi lần thực hiện trong 15 phút.

c. Điều trị ngoại khoa

Thông thường, thoái hóa cột sống cổ rất ít khi có chỉ định phẫu thuật. Áp dụng trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng hoặc bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh cần được phẫu thuật để bệnh không gây hại đến dây thần kinh và tủy sống.

Những trường hợp áp dụng như: thoái hóa đốt sống cổ nặng, có biến chứng gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm cần can thiệp loại bỏ mô xương và điều chỉnh đĩa đệm. Đồng thời, giải phóng các dây thần kinh, ngăn ngừa liệt chi và rối loạn cảm giác.

Thực hiện thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp nhằm giảm thiểu biến chứng bệnh.

Thực hiện thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp nhằm giảm thiểu biến chứng bệnh.

Với sự phát triển của y học, ngày càng có nhiều biện pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ. Người bệnh không nên chủ quan với bệnh lý mà cần thăm khám định kỳ, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ xương khớp để có kết quả tốt nhất, hạn chế biến chứng và chung sống hòa bình với bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Liên hệ đặt khám và tư vấn qua tổng đài

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/10/2021 - Cập nhật 27/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

3 phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

3 phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ ngày nay không chỉ giới hạn độ tuổi người già mà ngay cả nhiều người trẻ cũng mắc phải. Nguyên nhân đến từ thói quen xấu đối với cột sống ...

29/10/2021

492 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG