Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh lý polyp đại tràng
  • 2. Điều trị polyp đại tràng
  • 3. Biến chứng sau cắt polyp đại tràng 
  • 4. Theo dõi polyp đại tràng 
  • 5. Lời khuyên cho gia đình người bệnh 
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh lý polyp đại tràng
  • 2. Điều trị polyp đại tràng
  • 3. Biến chứng sau cắt polyp đại tràng 
  • 4. Theo dõi polyp đại tràng 
  • 5. Lời khuyên cho gia đình người bệnh 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Làm thế nào để chẩn đoán và cắt bỏ polyp đại tràng?

Polyp đại tràng là bệnh lý tương đối phổ biến và phần lớn chúng thường lành tính cho cơ thể. Tuy nhiên có một số loại polyp có khả năng phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy làm thế nào để chẩn đoán bệnh lý polyp đại tràng? Cách điều trị polyp như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh lý polyp đại tràng
  • 2. Điều trị polyp đại tràng
  • 3. Biến chứng sau cắt polyp đại tràng 
  • 4. Theo dõi polyp đại tràng 
  • 5. Lời khuyên cho gia đình người bệnh 

1. Chẩn đoán bệnh lý polyp đại tràng

Polyp đại tràng thường không gây ra các triệu chứng đặc biệt trên cơ thể, do đó người bệnh khó phát hiện ra. Bệnh lý thường được phát hiện khi kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư, hoặc sau khi xét nghiệm phân thấy có máu ẩn. Polyp đại tràng cũng có thể được phát hiện bằng phương pháp chụp đại tràng cản quang dù độ chuẩn xác không cao lắm. 

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng

a. Nội soi đại trực tràng 

Nội soi đại trực tràng là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại trực tràng. Nội soi đại trực tràng giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và cắt bỏ polyp nếu phát hiện ra chúng. 

Trên nội soi, polyp có hình dạng một u nhỏ nhô vào trong lòng đại tràng. Bề mặt của polyp có thể tương tự như niêm mạc đại tràng bình thường, hoặc có thể thay đổi về màu sắc, loét hoặc chảy máu. Polyp có thể xẹp không cuống hoặc polyp có cuống. Nội soi đại trực tràng còn là phương pháp tốt nhất để theo dõi sự phát triển của các polyp. 

b. Xét nghiệm tìm máu trong phân 

Đây là phương pháp tầm soát polyp đại tràng cũng như ung thư đại trực tràng rất tốt, chi phí thấp, dễ thực hiện và có thể tầm soát trong một cộng đồng lớn. Khi có máu trong phân, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi đại trực tràng hoặc nội soi đường tiêu hoá trên để tìm hiểu chính xác nguyên nhân. 

c. Chụp CT dựng hình đại tràng ảo

Đây là phương pháp không xâm lấn và an toàn khi thực hiện. Tuy nhiên để khẳng định và can thiệp thì vẫn phải chuyển qua nội soi đại trực tràng. 

Một số kỹ thuật mới để tầm soát và phát hiện polyp khác như xét nghiệm phân tử gen, nội soi đại tràng ảo, sử dụng công nghệ MSCT hoặc MRI. 

2. Điều trị polyp đại tràng

Điều trị polyp đại tràng

Điều trị polyp đại tràng

a. Nội soi cắt polyp

Polyp đại tràng có thể cắt được khi nội soi đại tràng. Các polyp nhỏ được cắt thành từng mẩu nhỏ bằng dụng cụ luồn qua ống nội soi đại tràng. Các polyp lớn được cắt bằng dung cụ giống chiếc thòng lọng (snare) tròng qua phần đáy của polyp và đốt bằng điện. Đốt điện cũng giúp cầm máu sau khi cắt polyp. 

Cắt polyp không gây đau vì phần niêm mạc đại tràng không tạo được cảm giác đau. Ngoài ra, trước khi cắt, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau an thần cho bệnh nhân.

b. Phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt polyp

Các trường hợp polyp quá to không thể cắt được qua nội soi sẽ được chỉ định xử trí bằng phẫu thuật. Nội soi đánh dấu vị trị polyp hoặc chủ động cắt qua nội soi đại tràng chấp nhận nguy cơ thủng. Sau đó tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng vá lỗ thủng. 

c. Phẫu thuật cắt đoạn ruột

Với các trường hợp polyp hình thành nhiều và gây biến chứng, việc điều trị có thể tiến hành bằng phẫu thuật. Những bệnh nhân có polyp ác tính và có nguy cơ lan rộng cần kết hợp kiểm tra dưới kính hiển vi. 

Một số bệnh nhân khi polyp ác tính có sự xâm lấn sâu, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng và ghép trực tràng với ruột non. Kỹ thuật này cũng được ứng dụng rộng rãi hiện nay bởi có thể loại bỏ hoàn toàn phần ruột hình thành polyp. 

Sau khi người bệnh cắt polyp cần có chế độ dinh dưỡng riêng để cơ thể phục hồi nhanh chóng, tìm hiểu thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng dành cho người mới cắt polyp tại đây.

3. Biến chứng sau cắt polyp đại tràng 

Cắt polyp là phương pháp khá an toàn, mặc dù có một vài rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Biến chứng phổ biến nhất là chảy máu và thủng đại tràng. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng chỉ chiếm 1/1000. Chảy máu có thể được kiểm soát nếu xảy ra trong khi nội soi bằng cách đốt điện (áp nhiệt) vào vị trí chảy máu.

Khi gặp những tình trạng bất thường về sức khỏe hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời.

4. Theo dõi polyp đại tràng 

Theo dõi polyp đại tràng 

Theo dõi polyp đại tràng

Những bệnh nhân đã bị polyp tuyến thường có nguy cơ tái phát cao. Sau 3 năm kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu, nguy cơ tái phát là 25 – 30%. Một số polyp có thể đã hiện diện từ lần nội soi trước nhưng bị bỏ sót do quá nhỏ, một số khác mới hình thành. Do đó sau khi cắt polyp người bệnh nên được theo dõi thường xuyên: 

  • Nội soi trong 5 năm nếu bạn chỉ có một hoặc hai u tuyến nhỏ. 
  • Nội soi trong 3 năm nếu bạn có nhiều hơn hai tuyến, u tuyến có kích thước khoảng 10mm hoặc lớn hơn, hoặc u tuyến với đáy rộng. 
  • Nội soi trong thời hạn 3 năm nếu có nhiều hơn 10 u tuyến. 
  • Nội soi trong vòng 6 tháng nếu đã có một u tuyến rất lớn hoặc một u phải được cắt bỏ thành nhiều miếng.

5. Lời khuyên cho gia đình người bệnh 

Những người có liên hệ huyết thống cấp độ 1 (cha mẹ, anh chị em, con ruột) với bệnh nhân đã được chẩn đoán polyp tuyến hoặc ung thư đại trực tràng trước 60 tuổi sẽ có nguy cơ polyp tuyến và ung thư đại trực tràng cao hơn bình thường. Do đó cần có kế hoạch tầm soát và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học. 

Những người có liên hệ huyết thống cấp độ 2 (ông bà, cô dì, chú cậu) hoặc độ 3 (ông bà cố, anh chị em họ) với bệnh nhân ung thư đại trực tràng cần được tầm soát tương tự những người có nguy cơ trung bình. 

Các bệnh lý khác như ung thư đại trực tràng di truyền không polyp, bệnh đa polyp tuyến gia đình, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn… đều làm tăng đáng kể nguy cơ polyp và ung thư đại tràng ở các thành viên trong gia đình. Việc tầm soát ở nhóm dân số này cần chú ý.

Trên đây là những thông tin về chẩn đoán, điều trị và theo dõi sau cắt polyp đại tràng. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi chi tiết cần tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/06/2022 - Cập nhật 24/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tổng hợp 8+ bệnh lý đại tràng thường gặp nhất hiện nay

Tổng hợp 8+ bệnh lý đại tràng thường gặp nhất hiện nay

Đại tràng là cơ quan thuộc phần cuối của đường tiêu hoá, gắn liền với trực tràng. Đại tràng là nơi chứa đựng bã thức ăn và bài tiết qua trực tràng đến hậu môn...

27/06/2022

822 Lượt xem

5 Phút đọc

Hỏi đáp cùng chuyên gia: Cắt polyp đại tràng có mọc lại...

Hỏi đáp cùng chuyên gia: Cắt polyp đại tràng có mọc lại...

Polyp đại tràng thường được phát hiện khi nội soi đại trực tràng, đa phần là lành tính. Tuy nhiên, polyp có thể tiến triển ác tính và phát triển thành ung thư...

24/06/2022

1469 Lượt xem

5 Phút đọc

Làm thế nào để chẩn đoán và cắt bỏ polyp đại tràng?

Làm thế nào để chẩn đoán và cắt bỏ polyp đại tràng?

Polyp đại tràng là bệnh lý tương đối phổ biến và phần lớn chúng thường lành tính cho cơ thể. Tuy nhiên có một số loại polyp có khả năng phát triển thành ung...

24/06/2022

727 Lượt xem

5 Phút đọc

​​Polyp đại tràng có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng...

​​Polyp đại tràng có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng...

Nhiều người bệnh khi phát hiện ra mình có polyp đại tràng thường lo lắng và có nhiều băn khoăn như: Tìm ra polyp có ý nghĩa gì? Polyp có phải ung thư không? Có ...

22/06/2022

940 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG