Nội dung chính
  • 1. Hoạt động thể lực chung nên duy trì cho người bệnh tăng huyết áp
  • 2. Tác dụng của tập thể dục nhịp điệu
  • 3. Tác dụng của bài tập tăng cường sức mạnh
  • 4. Một số lưu ý và tác dụng không mong muốn khi hoạt động thể lực
Nội dung chính
  • 1. Hoạt động thể lực chung nên duy trì cho người bệnh tăng huyết áp
  • 2. Tác dụng của tập thể dục nhịp điệu
  • 3. Tác dụng của bài tập tăng cường sức mạnh
  • 4. Một số lưu ý và tác dụng không mong muốn khi hoạt động thể lực
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Kê đơn hoạt động thể lực đối với người bệnh tăng huyết áp

Tham vấn y khoa:
BSĐỗ Thanh Tuấn
Thăm dò chức năng
Tăng huyết áp (huyết áp cao hơn mức bình thường) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh lý tim mạch và tỷ lệ tử vong. Kết quả thống kê gần đây cho thấy luyện tập thể dục nhịp điệu để duy trì cân nặng cơ thế thích hợp (aerobic fitness training) làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 7 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 5mmHg ở người tăng huyết áp nhẹ và vừa.
Nội dung chính
  • 1. Hoạt động thể lực chung nên duy trì cho người bệnh tăng huyết áp
  • 2. Tác dụng của tập thể dục nhịp điệu
  • 3. Tác dụng của bài tập tăng cường sức mạnh
  • 4. Một số lưu ý và tác dụng không mong muốn khi hoạt động thể lực

1. Hoạt động thể lực chung nên duy trì cho người bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là chỉ số chỉ cần một khoảng thời gian vận động thể lực sẽ khiến huyết áp giảm ngay lập tức (đây gọi là hiện tượng giảm huyết áp sau vận động). Do vậy, lặp lại các bài tập hoạt động thể lực cũng là một biện pháp làm giảm huyết áp, song muốn duy trì được hiệu quả cần phải luyện tập thường xuyên.

Hoạt động

Liều lượng bài tập

Luyện tập thể dục nhịp điệu*

40–70% khả năng tiêu thụ oxy tối đa của từng người*

5–7 ngày/tuần, tối thiểu 30 phút/lần tập

Luyện tập tăng cường sức mạnh*

(chạy bộ, đánh bóng bàn, trượt tuyết, đi bộ nhanh, chơi cầu lông, chạy định hướng, bóng đá, quần vợt)

Thực hiện lặp lại nhiều lần và tính đối kháng thấp

*Các bài tập cụ thể nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Người bệnh cần chia nhỏ thời gian hoạt động thể lực.

Người bệnh cần chia nhỏ thời gian hoạt động thể lực

Chia nhỏ thời gian hoạt động, ví dụ thay vì luyện tập liên tục 40 phút mỗi ngày, có thể chia thành 4 lần tập, mỗi lần 10 phút mà vẫn duy trì hiệu quả.

Khi chỉ số huyết áp thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể, bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa nội tiết có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sinh lý học- thăm ò chức năng tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Tác dụng của tập thể dục nhịp điệu

Tác dụng của tập thể dục nhịp điệu đến tăng huyết áp là?

Trong quá trình một người bình thường hoạt động thể lực mạnh, ví dụ như chạy, thông thường huyết áp tâm thu sẽ tự tăng lên trong suốt bài tập. 

Tăng huyết áp ở người bệnh, mức tăng huyết áp khi tập luyện có thể rõ ràng hơn. Huyết áp tâm trương không thay đổi hoặc chỉ hơi tăng khi gắng sức, chủ yếu do giảm khả năng giãn mạch.

Tăng huyết áp ở người bệnh, mức tăng huyết áp khi tập luyện có thể rõ ràng hơn.

Tăng huyết áp ở người bệnh, mức tăng huyết áp khi tập luyện có thể rõ ràng hơn

Trong vài giờ sau quá trình hoạt động thể lực mạnh, huyết áp giảm xuống khoảng 10–20mmHg so với huyết áp lúc thư giãn bình thường. Tác động này gọi là sự hạ huyết áp sau luyện tập. Thời gian duy trì mức huyết áp thấp sau luyện tập (có thể lên đến gần 24 giờ) dường như phụ thuộc vào các yếu tố như thời lượng, cường độ luyện tập và vào việc liệu có duy trì tập luyện hay không. Thực hiện bài tập thể lực thành nhiều lần sẽ đưa lại hiệu quả lớn hơn so với thực hiện liền một lúc. Sự hạ huyết áp trong 24 giờ sau hoạt động thể lực chủ yếu là do giảm nhất thời thể tích nhát bóp của tim và/hoặc do tác động trên hệ thần kinh giao cảm.

Ngoài ra còn có các bệnh lý chuyên khoa sinh lý học- thăm dò chức năng khác ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

3. Tác dụng của bài tập tăng cường sức mạnh

Tác dụng của bài tập tăng cường sức mạnh đến tăng huyết áp là?

Trong quá trình nâng vật nặng ở trạng thái tĩnh (ví dụ như nâng tạ), bản thân huyết áp tâm thu và tâm trương sẽ tăng lên nhiều hơn so với khi tập thể dục tích cực, điển hình là tăng vừa phải nhịp tim và cung lượng tim kèm theo tăng sức cản ngoại vi.

Hoạt động thể lực thường xuyên không chỉ làm giảm huyết áp khi thư giãn mà còn làm giảm mức độ đáp ứng của huyết áp khi vận động gắng sức và khi căng thẳng tâm thần. Tác động làm giảm huyết áp của hoạt động thể lực thường không phụ thuộc vào tuổi, giới tính hay chủng tộc.

Thực hiện các bài tập phù hợp với từng thể trạng người bệnh.

Thực hiện các bài tập phù hợp với từng thể trạng người bệnh

Tác động của tập thể dục 4 lần mỗi ngày, 10 phút/lần có thể hiệu quả ngang với tập thể dục 1 lần mỗi ngày trong 40 phút. Các hoạt động phù hợp (theo phân loại các hình thức thể thao của ESC) gồm chạy bộ, đánh bóng bàn, trượt tuyết, đi bộ nhanh, chơi cầu lông, chạy định hướng, bóng đá, quần vợt. Đây là các môn thể thao có cường độ vừa phải – cao nhưng hoạt động tĩnh tại thấp. Tuy nhiên, như đã trình bày, hình thức hoạt động thể lực thích hợp nhất cho mỗi người phụ thuộc mức độ phù hợp của người đó.

Tìm hiểu thêm: Kê đơn hoạt động thể lực: hướng dẫn tập luyện, điều trị bệnh

4. Một số lưu ý và tác dụng không mong muốn khi hoạt động thể lực

Tác dụng không mong muốn khi hoạt động thể lực như:

Bệnh nhân có huyết áp tâm thu trên 200mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 115mmHg không được hoạt động thể lực cho đến khi huyết áp được kiểm soát dưới ngưỡng này nhờ các thuốc điều trị tăng huyết áp. Tài liệu hướng dẫn của Trường cao đẳng Thể dục Thể thao Hoa Kỳ (ACSM) khuyến cáo rằng những người có huyết áp > 180/105 cần điều trị bằng thuốc trước khi tiếp tục hoạt động thể lực thường xuyên (chống chỉ định tương đối).

Một số tác dụng phụ của hoạt động thể lực như làm tăng huyết áp Thực hiện các bài tập động hoặc bài tập tĩnh với cường độ quá cao có thể làm tăng huyết áp. Hoặc người tập có thể bị chấn thương khớp do luyện tập quá sức (thường xuất hiện ở người béo phì và tăng huyết áp).

Để phát huy tác dụng của hoạt động thể lực lên huyết áp, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các tập để có liều lượng tập luyện phù hợp.

IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý cho bản thân và gia đình.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/07/2022 - Cập nhật 18/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Kê đơn hoạt động thể lực đối với người bệnh tăng huyết áp

Kê đơn hoạt động thể lực đối với người bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp (huyết áp cao hơn mức bình thường) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh lý tim mạch và tỷ lệ tử vong. Kết quả...

14/07/2022

731 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG