Nội dung chính
  • 1. Ho ra máu và các mức độ
  • 2. Các nguyên nhân gây ra máu
  • 3. Phải làm gì khi bị ho ra máu?
Nội dung chính
  • 1. Ho ra máu và các mức độ
  • 2. Các nguyên nhân gây ra máu
  • 3. Phải làm gì khi bị ho ra máu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ho ra máu và những vấn đề cần biết

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
 Chắc hẳn rất nhiều người đều rất hoảng sợ khi ho ra máu và nghĩ rằng đó là do một bệnh lý nguy hiểm, ác tính như ung thư,…Nhưng có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu, nó có thể là một bệnh lý cấp tính nguy hiểm cần cấp cứu khẩn trương kịp thời hoặc cũng có thể là một bệnh lý mạn tính kéo dài dai dẳng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để hiểu biết hơn về vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Ho ra máu và các mức độ
  • 2. Các nguyên nhân gây ra máu
  • 3. Phải làm gì khi bị ho ra máu?

1. Ho ra máu và các mức độ

Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài qua đường miệng mũi. Bệnh nhân có thể có triệu chứng báo hiệu như cảm giác khó chịu, hồi hộp, cảm giác nóng ran sau xương ức, khó thở, khò khè, lợm giọng, ngứa cổ họng, có vị máu trong miệng, họng sau đó khạc, trào, ộc máu từ đường hô hấp dưới ra ngoài. Bệnh nhân có thể có suy hô hấp, khó thở tím tái.

Máu ra thường màu đỏ tươi, có bọt, lẫn đờm, những ngày sau có thể chuyển màu nâu sẫm thường gọi là đuôi khái huyết.

Bệnh nhân có thể có triệu chứng báo hiệu

Ho ra máu và các mức độ cần cẩn trọng

Mức độ ho ra máu

  • Ho máu số lượng ít: < 50ml/24 giờ.
  • Ho máu số lượng trung bình: 50 - 200ml/ 24 giờ.
  • Ho máu số lượng nặng: > 200 ml/ 24 giờ.

Cần nắm được mức độ, số lượng ho ra máu để báo với nhân viên y tế. Đây là một thông tin rất quan trọng để giúp xử trí cấp cứu và chẩn đoán nguyên nhân ho ra máu.

2. Các nguyên nhân gây ra máu

Nguyên nhân ho ra máu gồm có:

  • Các bệnh lý tại phổi như: lao phổi, viêm phổi, giãn phế quản, giãn động mạch phế quản, ung thư phổi, u phổi lành tính, phù phổi cấp tổn thương, chảy máu phế nang, dị vật phế quản….
  • Các bệnh tim mạch: tăng huyết áp, vỡ phình động mạch chủ ngực, tắc nghẽn động mạch phổi, hẹp van hai lá, phù phổi cấp huyết động…
  • Các bệnh lý toàn thân: bệnh sinh chảy máu, thể tạng chảy máu, rối loạn đông máu
  • Do chấn thương, đụng giập lồng ngực, phổi phế quản
  • Do thuốc và độc chất như: cocain, bevacizumab, riociat, thuốc lá điện tử
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu, cần nắm và cung cấp những thông tin như thuốc bệnh nhân đã từng dùng và tiền sử bệnh lý trước đây  sẽ giúp cho nhân viên y tế chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

3. Phải làm gì khi bị ho ra máu?

Tất cả bệnh nhân ho ra máu đều cần phải được chuyển đến bệnh viện để được làm các thăm dò chẩn đoán và điều trị sớm. 

Muốn điều trị ho ra máu có kết quả phải đồng thời điều trị cầm máu và phát hiện nguyên nhân.

Khi tình trạng bệnh nhân tương đối ổn định cần làm sớm các thăm dò chẩn đoán và điều trị vì ho ra máu có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh ho ra máu:

  • Thở oxy tùy theo mức độ khó thở
  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối ở nơi yên tĩnh, tránh vận động lồng ngực mạnh. Các bệnh nhân ho ra máu nặng nhưng đã ổn định nên cho nằm nghiêng về bên phía phổi tổn thương đề phòng nguy cơ sặc máu ho ra vào bên phổi lành.
  • Ăn lỏng, uống nước mát, lạnh.
  • Dùng thuốc an thần nhẹ như diazepam liều thấp. Không dùng thuốc an thần mạnh vì nguy cơ sặc khi ho ra máu nhiều và che lấp các dấu hiệu suy hô hấp

Bệnh nhân sau khi được chuyển đến cơ sở y tế sẽ được hồi sức đảm bảo thông khí, cung cấp đủ oxy, bồi phụ dịch, máu bị mất. Cầm máu bằng thuốc hoặc can thiệp cầm máu như nút mạch hoặc phẫu thuật tùy theo nguyên nhân ho máu.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/08/2022 - Cập nhật 22/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ho ra máu và những vấn đề cần biết

Ho ra máu và những vấn đề cần biết

 Chắc hẳn rất nhiều người đều rất hoảng sợ khi ho ra máu và nghĩ rằng đó là do một bệnh lý nguy hiểm, ác tính như ung thư,…Nhưng có rất nhiều nguyên nhân gây...

22/08/2022

569 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG