Nội dung chính
  • 1. Bệnh sốt mò là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Bệnh sốt mò là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hiểm họa xảy đến từ biến chứng bệnh sốt mò nếu không được điều trị kịp thời

Sốt mò: căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh có những biểu hiện bệnh khó chẩn đoán, dễ dàng bị bỏ qua. Bệnh nhân cần nắm vững những thông tin cơ bản về bệnh để phòng tránh những biến chứng và thực hiện áp dụng điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh sốt mò là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh

1. Bệnh sốt mò là bệnh lý?

Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây ra. Người bị bệnh là do ấu trùng của loài mò Leptotrombidium mang mầm bệnh đốt và truyền bệnh. Bệnh có biểu hiện trên lâm sàng là sốt, có vết loét trên da, phát ban và nổi hạch toàn thân. Bệnh có thể diễn biến nhẹ tự ổn định hoặc nặng hơn dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt mò cũng được mô tả dưới các tên khác nhau như sốt ve mò chiến hào, bệnh do Rickettsia. Bệnh thường có liên quan với khu vực địa lý và nghề nghiệp như làm ruộng, khai hoang, bộ đội hành quân, thanh niên xung phong. Bệnh sốt mà có thể biểu hiện sốt kéo dài, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như thương hàn, sốt rét, dịch hạch.

2. Tác nhân gây bệnh

Các chủng vi khuẩn sốt mò có cấu trúc kháng nguyên rất khác nhau.

Các chủng vi khuẩn sốt mò có cấu trúc kháng nguyên rất khác nhau.

Vi khuẩn gây sốt mò Orientia tsutsugamushi thuộc họ Rickettsiaceae (trước đây gọi là Rickettsia Orientalis hoặc Rickettsia Tsutsugamushi) là vị khuẩn Gram (-), kích thước nhỏ 0,5-0,8m x 1,2-3,0m, ký sinh bắt buộc trong tế bào. Cấu trúc thành tế bào của Orientia có lá ngoài dày hơn là trong, không chứa các peptidoglycan và lypopolysaccharid. Trong số các Rickettsia, Rickettsia Orientia có sức đề kháng yếu nhất, bị tiêu diệt nhanh ở nhiệt độ (ở 56°C trong 30 phút), điều kiện khô ráo và thuốc sát trùng (formol, phenol)

Các chủng vi khuẩn sốt mò có cấu trúc kháng nguyên rất khác nhau. Sự khác biệt về mặt kháng nguyên được xác định chủ yếu qua cấu trúc của protein vỏ và có thể xác định bằng các phương pháp huyết thanh học, kỹ thuật sinh học phân tử. Có 3 type huyết thanh chính: Karps, Gilliam, Kato. Ngoài 3 type huyết thanh này còn có hơn 30 type huyết thanh khác đã được xác định. Các kháng nguyên của Rickettsia có tính đặc hiệu không gây miễn dịch chéo với các Rickettsia khác.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Đặc điểm của bệnh

Ổ chứa bệnh chủ yếu là chuột đồng.

Ổ chứa bệnh chủ yếu là chuột đồng.

- Nguồn bệnh

Ổ chứa bệnh chính trong tự nhiên là loài gặm nhấm, chủ yếu là chuột đồng (Rattus, Apodemus...), ngoài ra còn có nhím, sóc, cây, cáo, các loài. Người mắc bệnh là do ngẫu nhiên bị mò đốt.

- Trung gian truyền bệnh

Các loài mò được xác định là trung gian truyền bệnh sốt mò bao gồm: Leptotrombidium akamushi, L. deliense, L. fletcheri, L.pallidum. Tại mỗi vùng dịch tễ có thể có nhiều loài mò cùng tồn tại và truyền bệnh. Loài mò phát triển theo mùa, mà thường sinh sản và phát triển mạnh vào mùa mưa. Mà thường cư trú ở những nơi có cây cỏ thấp, thảm thực vật chuyển tiếp (gồm bìa rừng, bờ sông suối, ruộng bỏ hoang, cánh đồng lúa).

- Phương thức truyền bệnh

Người mắc bệnh là do bị ấu trùng mò có mang mầm bệnh đốt và truyền bệnh. Thông thường loài mà chỉ sinh sống bằng thực vật, loài vật và con người bị đốt là ngẫu nhiên.

Ấu trùng mò thường đốt người ở vùng có nếp da mỏng. Ngoài ra bệnh có thể lây qua niêm mạc, vết xước da. Bệnh không lây từ người sang người.

Bệnh sốt mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện quanh năm nhưng cao hơn từ tháng 5 đến tháng 11.

Bệnh sốt mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện quanh năm nhưng cao hơn từ tháng 5 đến tháng 11.

- Phân bố dịch tễ

Bệnh sốt mò lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Nam Á, Ấn Độ, các đảo Tây Thái Bình Dương và phía Bắc Australia.

Tại Việt nam: bệnh sốt mò thường lưu hành ở nhiều nơi như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung bộ. Bệnh sốt mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện quanh năm nhưng cao hơn từ tháng 5 đến tháng 11.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG