Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh
  • 2) Chủ động phòng ngừa - đánh bay viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh
  • 2) Chủ động phòng ngừa - đánh bay viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chủ động phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ là một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 6 - 24 tháng. Theo thống kê cho thấy, có đến 25% trẻ từng bị viêm tai giữa trong năm đầu đời. Trên lâm sàng đã phát hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc lơ là, xem nhẹ bệnh tình hoặc không được phát hiện kịp thời. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ là công cụ đắc lực cho bố mẹ trong “chiến dịch” chủ động phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ em.
Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh
  • 2) Chủ động phòng ngừa - đánh bay viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

1) Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tai giữa gây viêm nhiễm toàn bộ hệ thống niêm mạc hòm nhĩ - xương chũm và được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em luôn là đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ, như:

- Trẻ em có một hệ thống miễn dịch non nớt vì thế vi khuẩn, virus rất dễ xâm nhập và tấn công.

- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang so với người lớn trưởng thành. Vì thế chất dịch từ cổ họng và tai ngoài dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.

- Khi trẻ nằm bú sữa bình, có thể khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm.

- Không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, khói xe, thuốc lào, than hay thậm chí là thời tiết thay đổi đột ngột, bụi bẩn,... cũng là tác nhân nguy hiểm gây ra viêm tai giữa ở trẻ.

- Các bệnh lý viêm nhiễm tại chỗ như nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm mũi xoang, viêm VA... nếu không được điều trị thích hợp, ổ viêm có thể lan tràn sang tai.

- Viêm nhiễm toàn thân như bệnh sởi, cúm... có thể để lại hậu quả là viêm tai giữa.

- Chọc ngoáy tai, lặn sâu hoặc chấn thương vùng tai do áp lực như bị tát, hỏa khí, xì mũi không đúng cách...

Chọc ngoáy tai, lặn sâu hoặc chấn thương vùng tai do áp lực như bị tát, hỏa khí, xì mũi không đúng cách...

- Viêm tắc vòi nhĩ hay rối loạn chức năng vòi nhĩ gặp trong một số bệnh lý lân cận như u xơ mũi họng, ung thư vòm mũi họng,...

- Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân chiếm “spotlight” trong viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.

- Một số bất thường sọ mặt như khe hở vòm, hội chứng Down.

Cơ thể bé luôn nhảy cảm và non nớt vì thế cần sự nâng niu và bảo vệ toàn diện. Bất kể một tác động nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một kế hoạch chăm con khoa học luôn là lựa chọn đúng đắn nhất.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2) Chủ động phòng ngừa - đánh bay viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Mỗi lần con ốm đau, mẹ luôn vất vả thức khuya dậy sớm, nơm nớp lo lắng. Vậy tại sao không chủ động phòng ngừa đẩy lùi bệnh tật ngay từ đầu, nhất là viêm tai giữa ở trẻ - một căn bệnh nguy hiểm khó lường.

Dưới đây là một vài cách gợi ý cho mẹ trong việc dự phòng nhiễm trùng tai giữa cho bé:

a. Sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì thế mẹ nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Không chỉ là cung cấp chất đạm, chất bột đường, các nguyên tố đa vi lượng, vitamin và khoáng chất, sữa mẹ còn giúp hệ thống miễn dịch của trẻ phát triển vững mạnh.

Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh thường gặp như nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm tai giữa ở trẻ và đường hô hấp. Ngoài ra, sữa mẹ cũng góp phần bảo vệ bé khỏi dị ứng như chàm dị ứng, dị ứng đường hô hấp,...

b. Môi trường học tập 

Việc lựa chọn nhà trẻ, trường mẫu giáo hay một môi trường học tập tốt là yếu tố tác động rất lớn đến sức khỏe của bé con, nhất là vấn đề viêm tai giữa. 

Một môi trường học tập hợp vệ sinh, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp con bạn hạn chế được rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nhà trẻ, trường học là môi trường thuận lợi giúp lan truyền virus, vi khuẩn. Việc liên tục cho trẻ tiếp xúc liên tục với các bé khác làm tăng nguy cơ bị cảm, gây biến chứng viêm tai giữa. Vì thế nhà trường và các bậc phụ huynh cần có biện pháp dự phòng phù hợp cho con em mình.

c. Môi trường sinh hoạt ở nhà

Để con thỏa sức vui chơi, học hỏi mà không bị gián đoạn bởi viêm tai giữa, mẹ nên cần có những biện pháp nhằm tạo ra một môi trường sống phù hợp với trẻ nhất. Dưới đây là một vài gợi ý:

- Thường xuyên vệ sinh, lau dọn nhà cửa, đặc biệt là phòng điều hòa.

- Giữ nhà cửa thông thoáng.

Giữ nhà cửa thông thoáng.

- Khử khuẩn đồ chơi định kỳ bằng  xà phòng hoặc nước Javen, dung dịch Surfannios,...

- Nên trồng cây xanh tại nhà để tạo không khí tươi mát.

- Thường xuyên dọn dẹp các tác nhân có khả năng kích ứng cao như lông chó, lông mèo, phấn hoa,...

 

d. Chế độ ăn lành mạnh

Không chỉ ở trẻ nhỏ mà cả người lớn nên có một chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Điều này sẽ không cho bạn thấy được lợi ích trước mắt mà cần có sự lâu dài, thời gian chính là câu trả lời. Cơ thể bạn sẽ luôn được “tươi mới” khi được cung cấp những thức ăn dinh dưỡng và an toàn. 

Đặc biệt ở ở trẻ nhỏ, nguồn dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển về thể lực và trí tuệ. Nếu mẹ có một thực đơn thích hợp, việc “đá bay” viêm tai giữa ở trẻ là điều dễ dàng. Mẹ có thể cân nhắc những lưu ý sau đây:

- Trong 6 tháng đầu, mẹ chỉ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và chỉ cho bé ăn dặm bắt đầu ở những tháng tiếp theo.

- Khởi đầu với lượng thức ăn ít và tăng dần lên sau đó.

- Bắt đầu bằng những loại thức ăn loãng và tăng dần độ đặc, sau đó là tập cho bé ăn thức ăn thô.

- Ở giai đoạn đầu, mẹ nên cho bé ăn một loại thức ăn trong 6 ngày. Điều này giúp mẹ xác định tình trạng dị ứng thức ăn của bé và có biện pháp xử lý.

- Đối với các trẻ có khả năng ăn thô và các bé lớn, mẹ nên đa dạng loại thức ăn và cách chế biến nhằm kích thích khả năng thèm ăn cho bé.

- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả. Ngoài việc ăn thô, mẹ có thể dùng làm nước ép hoặc sinh tố hay kết hợp trong các món bánh để tạo sự đa dạng.

- Nên sử dụng các loại dầu cá giúp bé sáng mắt và phát triển trí não trong các bữa ăn.

- Việc cung cấp dinh dưỡng từ các loại hạt cũng là việc quan trọng không kém.

 

e. Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Những thói quen xấu tưởng chừng như vô hại lại là nguy cơ gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Một vài nhắc nhở mẹ cần lưu ý:

- Cho bé tránh xa khói thuốc lá, khói than,... Nên bảo vệ, che chắn cho bé khi đi ra đường.

- Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng.

- Không nên cho bé ăn hoặc uống ở tư thế nằm.

- Không nên ngụp lặn quá nhiều hoặc quá lâu, tránh để nước lọt vào tai.

- Cho trẻ tham gia tiêm phòng đầy đủ.

- Việc cho bé tắm nước lạnh, bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hay thời gian bé ở phòng điều hòa quá lâu cũng là tác nhân gây viêm tai giữa ở trẻ.

- Rửa tay thường xuyên cho bé, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Hạn chế cho bé ăn đồ lạnh, giữ ấm cổ cho bé khi đi ra ngoài.


Viêm tai giữa ở trẻ không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn là rào cản ngăn quá trình học tập và phát triển của bé. Vì thế chủ động phòng ngừa viêm tai giữa góp phần hoàn thiện tương lai tươi sáng của con. Hiểu được nỗi lòng của các bậc cha mẹ, IVIE - Bác sĩ ơi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bất cứ lúc nào.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/06/2021 - Cập nhật 27/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ bị đau tai có thể do những nguyên nhân nào?

Trẻ bị đau tai có thể do những nguyên nhân nào?

Đau tai là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, trong giai đoạn 3-5 tuổi, khoảng ¾ trẻ em sẽ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần. Trẻ...

17/06/2021

32313 Lượt xem

5 Phút đọc

Những biến chứng của viêm tai giữa

Những biến chứng của viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh lý nhiễm trùng tai vẫn còn phổ biến ở Việt Nam. Nếu không được điều trị đúng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức nghe sau này mà còn có...

07/06/2021

2244 Lượt xem

7 Phút đọc

Chủ động phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ em

Chủ động phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ là một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 6 - 24 tháng. Theo thống kê cho thấy, có đến 25% trẻ từng bị viêm tai...

04/06/2021

1547 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG