Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh
  • 2. Diễn biến và các thể lâm sàng
  • 3. Biến chứng bệnh
  • 4. Cận lâm sàng
  • 5. Phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh
  • 2. Diễn biến và các thể lâm sàng
  • 3. Biến chứng bệnh
  • 4. Cận lâm sàng
  • 5. Phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chủ động phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn: căn bệnh của mùa hè

Bệnh lỵ trực khuẩn còn là bệnh lý truyền nhiễm, lây lan qua đường tiêu hóa. Đây là một căn bệnh còn xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên nó lại gây ra những nguy hiểm nếu như bạn không hiểu rõ về nó. Dấu hiệu chính của bệnh shigella là tiêu chảy nhiễm trùng shigella, thường là dính lẫn với máu.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh
  • 2. Diễn biến và các thể lâm sàng
  • 3. Biến chứng bệnh
  • 4. Cận lâm sàng
  • 5. Phương pháp phòng bệnh

1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh

- Thời kỳ ủ bệnh: không có biểu hiện lâm sàng. Thường kéo dài 12 - 72 giờ (trung bình 1- 5 ngày).

- Thời kỳ khởi phát

Thời kỳ này kéo dài 1 đến 3 ngày. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng không đặc hiệu:

Hội chứng nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt cao, đột ngột 39 - 40°, thường kèm theo ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn. Ở trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao.

Tiêu chảy phân lỏng.

Tiêu chảy phân lỏng.

Triệu chứng tiêu hoá: khởi đầu là tiêu chảy phân lỏng, kèm theo đau bụng. trẻ nhỏ và người già có thể dẫn đến mất nước và điện giải.

- Thời kỳ toàn phát

Bệnh có biểu hiện điển hình của Hội chứng lỵ với các triệu chứng:

Đau bụng quặn từng cơn, đau thắt ở vùng trực tràng làm cho người bệnh nhân có cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Một rặn nhiều, ngày càng tăng, gây cho người bệnh có cảm giác muốn đi ngoài liên tục. Ở người già và trẻ nhỏ có thể dẫn đến suy kiệt và sa trực tràng.

Đi ngoài nhiều lần trong ngày, trường hợp nặng có thể đến 20 - 40 lần/ngày, nhưng lượng phân ít dần, chủ yếu là chất nhầy hoặc nước máu đỏ.

Các biểu hiện khác: người bệnh vẫn còn sốt, thể trạng suy sụp, mệt mỏi, hốc hác, môi khô, lưỡi vàng bẩn. Khám bụng thường thấy đau ở nửa dưới bụng bên trái, vùng đại tràng sigma, hoặc đau toàn bộ khung đại tràng, nhưng không có phản ứng thành bụng, không có điểm đau khu trú.

2. Diễn biến và các thể lâm sàng

Thông thường sau một đến hai tuần không điều trị bệnh cũng có thể cải thiện dần. Tuy nhiên, tùy theo từng tác nhân gây bệnh và cơ địa của người bệnh, mà bệnh cảnh lâm sàng có thể rất khác nhau.

Thể nặng: bệnh xảy ra cấp tính với sốt cao, có rét run, tiêu chảy ồ ạt, có rối loạn nước và điện giải. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có suy tuần hoàn và tử vong. Thế này thường do Shigella dysenteriae týp 1.

Thể nhẹ (thường là do S. sonnei): bệnh cảnh tiêu chảy nhẹ hoặc không rõ triệu chứng. Người bệnh chỉ đau bụng âm ỉ, tiêu chảy phân lỏng thoáng qua, sau đó tự khỏi.

Thể kéo dài: bệnh nhân đi ngoài phân có nhầy mũi và máu kéo dài, gây giảm protein, rối loạn nước điện giải và suy kiệt. ở trẻ em, tình trạng tiêu chảy kéo dài dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Ở trẻ dưới 4 tuổi, bệnh thường diễn biến cấp tính với sốt cao, có thể có li bì, co giật, tiêu chảy mất nước nặng. Một số trường hợp có thể tử vong do hội chứng tán huyết urê huyết cao hoặc có hội chứng sốc nội độc tố.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Biến chứng bệnh

Thường ít xảy ra, ngay cả trong trường hợp không được điều trị. Tuy nhiên, lỵ do S. Dysenteria typ 1 có thể gây biến chứng ở người già và trẻ nhỏ.

Các biến chứng sớm

- Rối loạn nước và điện giải 

- Biến chứng thần kinh: xảy ra sớm ngay giai đoạn toàn phát với các biểu hiện sốt cao, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn điện giải. 

- Thủng ruột hay gặp trên cơ địa suy kiệt. 

- Sa trực tràng hay gặp ở người già và trẻ nhỏ. 

- Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. 

- Viêm màng não, viêm phổi, viêm tuyến mang tai, viêm thần kinh ngoại biên, hội chứng tán huyết urê huyết cao.

Biến chứng muộn

- Suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài. 

- Viêm khớp gối, mắt cá chân.

- Hội chứng Reiter ở người có HLA - B27 dương tính. 

4. Cận lâm sàng

Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh.

Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh.

- Công thức máu: ít có giá trị chẩn đoán. Bạch cầu thường tăng trong khoảng 5.000 - 15.000/mmo, có thể đến 30.000/mm, tỷ lệ đa nhân trung tính chiếm ưu thế.

- Xét nghiệm phân; có giá trị để chẩn đoán.

Soi phân tươi: thấy hồng cầu và rất nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.

Cấy phân: nếu chưa dùng kháng sinh thường phát hiện được vi khuẩn gây bênh. Bệnh phẩm ngoáy hậu môn cấy có tỷ lệ dương tính cao. Do tính chất kháng thuốc qua trung gian plasmid, vi khuẩn Shigella ngày càng kháng với các kháng sinh thông thường, vì vậy cần làm kháng sinh đồ. 

- Soi trực tràng: thấy hình ảnh viêm lan toả cấp tính niêm mạc, có nhiều ổ loét nông đường kính 3-7mm, có thể xuất huyết chỗ loét. Cần lấy chất nhày tại chỗ loét để soi và cấy tìm vi khuẩn.

- Huyết thanh chẩn đoán

Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: trên thực tế chỉ dùng huyết thanh đơn giá để chẩn đoán nhanh, khi có dịch ở địa phương và đã biết trước typ huyết thanh của vi khuẩn gây dịch.

5. Phương pháp phòng bệnh

Biện pháp hoá dự phòng trong vùng có dịch kém hiệu quả, có nguy cơ tạo ra các chủng kháng thuốc. Do đó việc phòng bệnh nhằm vào ba vấn đề chủ yếu:

Vaccin phòng bệnh lỵ trực khuẩn.

Vaccin phòng bệnh lỵ trực khuẩn.

  • Thực hiện vệ sinh ăn uống và vệ sinh nguồn nước, vệ sinh an toàn thực phẩm: cần rửa tay trước khi ăn và chế biến thực phẩm. Sử dụng nước sạch. Xử lý nước thải hợp vệ sinh. Diệt ruồi nhặng. Kiểm tra vệ sinh các loại thức uống và thức ăn chế biến sẵn.
  • Phát hiện người bệnh để cách ly và điều trị kịp thời.
  • Vaccin đơn giá và nhị giá phòng S. flexneri 2a và S.sonnei đã được thử nghiệm, tạo được kháng thể IgA và IgG có tác dụng sinh học.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG