Nội dung chính
  • 1. Yếu tố dẫn đến mắc bệnh do liên cầu lợn
  • 2. Thể lâm sàng gặp phải ở bệnh
  • 3. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 4. Các biện pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Yếu tố dẫn đến mắc bệnh do liên cầu lợn
  • 2. Thể lâm sàng gặp phải ở bệnh
  • 3. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 4. Các biện pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cảnh báo tình trạng nguy kịch do mắc bệnh liên cầu lợn!

Bệnh liên cầu lợn là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do lợn mắc bệnh. Đây là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhưng vẫn còn nhiều người chủ quan với bệnh. Theo số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng, tại Việt nam, trong những năm gần đây bệnh Liên cầu lợn đã xuất hiện tại nhiều địa phương trên toàn quốc, năm 2017, cả nước ghi nhận 169 trường hợp mắc bệnh rải rác ở nhiều địa phương. 
Nội dung chính
  • 1. Yếu tố dẫn đến mắc bệnh do liên cầu lợn
  • 2. Thể lâm sàng gặp phải ở bệnh
  • 3. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 4. Các biện pháp phòng bệnh

1. Yếu tố dẫn đến mắc bệnh do liên cầu lợn

- Tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, lợn chết hoặc lợn không rõ nguồn gốc, trong quá trình chăn nuôi, vận chuyển buôn bán, giết mổ, chế biến thịt sống.

- Ăn thịt lợn ốm, lợn chết hoặc thịt lợn không rõ nguồn gốc, chưa được nấu chín như thịt luộc tái, lòng lợn và nội tạng, tiết canh, nem chạo, nem chua...

Đường lây truyền bệnh chính, nhưng ít được quan tâm là qua tiếp xúc với dịch tiết của lợn đã bị nhiễm S. suis.

Đường lây truyền bệnh chính là qua tiếp xúc với dịch tiết của lợn đã bị nhiễm S. suis.

2. Thể lâm sàng gặp phải ở bệnh

Hai thể lâm sàng chính thường gặp là viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết với các triệu chứng

- Viêm màng não mů do S. suis

Đặc điểm lâm sàng của viêm màng não mủ do S. suis cũng giống với viêm màng não mủ do các căn nguyên thông thường khác. 

Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh thường ngắn, hội chứng màng não rõ, rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau như mê sảng, kích thích, hôn mê, giảm thính lực, thậm chí điếc hai tai, thất điều, rối loạn điều hòa tư thế , động tác, run đầu chi, liệt thần kinh sọ và có thể có suy thận nhẹ, phát ban kèm theo xuất huyết.

- Nhiễm khuẩn huyết do S. suis

Thời gian ủ bệnh ngắn, có các biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau cơ toàn thân, triệu chứng dạ dày ruột (buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng), ban xuất huyết hoại tử, hôn mê, suy gan, suy thận, ARDS. 

Nặng hơn là rối loạn đông máu như đông máu nội mạc rải rác, truỵ mạch và tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu (Streptococcal Toxic Shock Syndrom. STSS) có thể gặp ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụn

3. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán bệnh.

- Xét nghiệm máu

Công thức máu: bạch cầu máu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Tiểu cầu có thể hạ trong những trường hợp nặng. 

Trong thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn có thể thấy:

  • Tỷ lệ prothrombin giảm. 
  • Fibrinogen giảm. - APTT kéo dài. 
  • Có thể có tình trạng đông máu nội mạch rải rác (DIVC) như tăng FDP | hoặc D-dimer, tiểu cầu giảm < 100.000/mmo, fibrinogen < 1 g/lít. 
  • Các thay đổi về sinh hoá máu: tăng urê, tăng creatinin; tăng men gan (AST, ALT), CK; tăng bilirubin nhưng albumin giảm.
  • Toan chuyển hoá (pH giảm, HCO, giảm), tăng lactat. 

- Xét nghiệm dịch não tuỷ

  • Sinh hoá: protein tăng, thường trên 1g/lít, glucose giảm, phản ứng Pandy dương tính. 
  • Tế bào: thường tăng cao trên 500 tế bào/mm, chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính. 

- Xét nghiệm xác định căn nguyên vi khuẩn Chẩn đoán trực tiếp: 

Bệnh phẩm: tùy từng thể bệnh mà có thể lấy bệnh phẩm ở các vị trí khác nhau như dịch họng, dịch khớp, dịch màng tim, dịch não tuỷ, máu... Tất cả các loại bệnh phẩm phải được cấy ngay vào môi trường nuôi cấy thích hợp. 

Phân lập và xác định S. suis 

  • Nhuộm Gram: trên tiêu bản nhuộm Gram, vi khuẩn có hình cầu hoặc hình trứng, đứng riêng lẻ, xếp đôi, hoặc thành chuỗi ngắn, bắt màu Gram dương. 
  • Nuôi cấy: bệnh phẩm máu hoặc nước não tuỷ được cấy vào bình canh thang glucose ủ ở nhiệt độ 37°C, theo dõi và đọc kết quả hàng ngày. Các bệnh phẩm khác được nuôi cấy vào môi trường thạch máu.

Bệnh do liên cầu lợn.

Bệnh do liên cầu lợn.

4. Các biện pháp phòng bệnh

Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời thì người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây nên tình trạng choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề (60% ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục). Tại miền Nam, ghi nhận 95%-98% ca bệnh nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn thường bị viêm màng não. Để phòng tránh bệnh, chúng ta nên:

- Tôn trọng các nguyên tắc an toàn trong chăn nuôi. 

- Tiêm phòng cho lợn trong chăn nuôi. Tuy nhiên đây là một biện pháp còn nhiều bàn cãi vì có đến 35 type S. suis và chưa rõ miễn dịch chéo có tồn tại hay không. 

- Không giết mổ và chế biến thịt lợn bị bệnh. 

- Không ăn tiết canh lợn và các thực phẩm chế biến từ lợn chưa nấu chín 

- Khi tiếp xúc với lợn, thịt lợn và dịch tiết của lợn nên có các phương tiện phòng hộ cá nhân (găng tay, giày).

Khi bệnh có xu hướng thành dịch:

  • Thắt chặt, tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm Liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.
  • Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ,vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.
  • Thiêu hủy lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn. Khu vực chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. 
  • Cần nghiêm khắc thực hiện công tác kiểm dịch quốc tế xuất khẩu.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/01/2022 - Cập nhật 17/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4467 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1302 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

960 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1230 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG