Nội dung chính
  • 1. Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng bệnh lý?
  • 2. Điều kiện hình thành nhiễm khuẩn huyết
  • 3. Các yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn huyết hình thành và phát triển
  • 4. Triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn huyết
  • 5. Các xét nghiệm đặc hiệu và không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh
Nội dung chính
  • 1. Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng bệnh lý?
  • 2. Điều kiện hình thành nhiễm khuẩn huyết
  • 3. Các yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn huyết hình thành và phát triển
  • 4. Triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn huyết
  • 5. Các xét nghiệm đặc hiệu và không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cảnh báo: Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ!!!

Nhiễm khuẩn huyết: một trong những bệnh lý có tình trạng cấp tính, gây bệnh toàn thân. Từ một ổ nhiễm trùng ban đầu, bệnh có thể lây lan mạnh đến các cơ quan của cơ thể, gây những biến chứng đe dọa đến tính mạng, trong đó phải kể đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vậy nhiễm khuẩn huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào? Cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Nội dung chính
  • 1. Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng bệnh lý?
  • 2. Điều kiện hình thành nhiễm khuẩn huyết
  • 3. Các yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn huyết hình thành và phát triển
  • 4. Triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn huyết
  • 5. Các xét nghiệm đặc hiệu và không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh

1. Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng bệnh lý?

Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm vi khuẩn cấp tính, toàn thân gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và độc tố vi khuẩn vào máu từ một ổ nhiễm khuẩn ban đầu. Trong nhiễm khuẩn huyết biến chứng nguy hiểm nhất là tình trạng sốc nhiễm khuẩn, tay đa phủ tạng và nguy cơ dẫn tới tử vong.

Hầu hết các loại vi khuẩn đều có thể gây nhiễm khuẩn huyết, gồm các vị khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm và các vi khuẩn kị khí. Tùy theo từng trường hợp, với các biểu hiện lâm sàng để hướng tới loại vi khuẩn tương ứng, từ đó lựa chọn kháng sinh thích hợp.

Trước đây đòi hỏi phân biệt giữa nhiễm khuẩn huyết với một số tình trạng như vãng khuẩn huyết (bacteremie) là khi vi khuẩn xuất hiện trong máu một cách không liên tục, hoặc nhiễm mủ huyết (septicopyohemie) là khi có các ổ áp xe nhỏ trong quá trình nhiễm khuẩn huyết. Hiện nay do việc sử dụng kháng sinh sớm nên không phải lúc nào cũng tìm thấy vi khuẩn trong máu, vì vậy các tác giả Anh, Mỹ đã đề nghị gộp tất cả các tình trạng trên vào chung một bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết và chỉ cần cấy máu phát hiện được vi khuẩn, dù chỉ một lần.

Nhiễm khuẩn huyết

2. Điều kiện hình thành nhiễm khuẩn huyết

- Sự phá vỡ hàng rào miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể

Không phải bất cứ trường hợp nào bị tổn thương da và niêm mạc cũng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Để tồn tại được, trước hết vi khuẩn phải vượt qua được hệ thống bảo vệ tại chỗ của cơ thể, đó là các enzym và các đại thực bào. - Sự xâm nhập vào máu qua các đường vào

80% các trường hợp nhiễm khuẩn huyết xâm nhập theo đường tĩnh mạch. Điều này giải thích trong các nhiễm khuẩn huyết tại sao phổi là cơ quan hay có tổn thương di bệnh. Đặc điểm của đường vào này là diễn biến nhanh, với sốt cao ngay từ đầu, di bệnh nhanh.

  • Đường vào theo hệ thống bạch huyết
  • Đường động mạch

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Các yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn huyết hình thành và phát triển

- Cơ địa suy giảm miễn dịch

  • Mắc các bệnh mạn tính như xơ gan, suy thận, đặc biệt đái tháo đường (hay nhiễm tụ cầu).
  • Các bệnh ác tính như ung thư, suy tủy, leucemie, dùng hóa chất gây kiệt bạch cầu như tia xạ, hóa chất chống ung thư. 
  • Suy giảm miễn dịch mắc phải như HIV/AIDS, dùng nhiều corticoid trong các bệnh tự miễn.
  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng, hôn mê lâu ngày. 

- Các can thiệp trong điều trị

Chủ yếu do không đảm bảo vô trùng trong quá trình làm thủ thuật như:

  • Đặt catheter tĩnh mạch.
  • Nạo phá thai.
  • Đặt nội khí quản, mở khí quản thở máy.
  • Đặt sonde niệu lâu ngày.
  • Thay van tim, đặt cầu nối, máy tạo nhịp.
  • Nhổ răng, phẫu thuật tạo hình.
  • Đóng đinh nội tủy, thay chỏm lồi cầu
  • Chích nặn nhọt, đinh râu, đắp lá thuốc vào vết thương... 

4. Triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn huyết

a. Triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn khởi điểm

Là triệu chứng tại chỗ nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Ô nhiễm khuẩn khởi điểm trên da: có thể thăm khám, quan sát được.

Mụn nhọt ở đầu gối

  • Mụn nhọt, vết rách da đụng dập, gãy xương hở, vết bỏng 
  • Triệu chứng viêm nhiễm tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau. Có thể quan sát thấy các tĩnh mạch nông, bạch mạch nổi dưới da quanh ổ nhiễm khuẩn khởi điểm. 

Ô nhiễm khuẩn khởi điểm ở niêm mạc: 

  • Niêm mạc hệ thống tiết niệu sẽ có đái đục, đái máu hoặc cơn đau quặn thận do sỏi.
  • Niêm mạc hệ thống tiêu hóa như sỏi đường mật gây nhiễm khuẩn đường mật, viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử... 
  • Ở niêm mạc hầu họng thấy viêm nhiễm lan tỏa vùng dưới hàm, hạch góc hàm, sưng đỏ, đám xuất huyết hoại tử... 
  • Ở niêm mạc mũi, mắt, ống tai (viêm tai giữa, viêm tai xương chũm)

Như vậy việc phát hiện ổ nhiễm khuẩn khởi điểm là rất cần thiết, không chỉ giúp việc chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, mà còn giúp lựa chọn loại kháng sinh thích hợp trong điều trị.

Đối với từng bệnh nhân khi mắc nhiễm khuẩn huyết không phải lúc nào cũng phát hiện được ổ nhiễm khuẩn khởi điểm, đôi khi cấy máu dương tính mà không rõ ổ nhiễm khuẩn khởi điểm.

b. Triệu chứng của vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào máu

- Cơn sốt

Cơn sốt- dấu hiệu quan trọng

Đây là dấu hiệu quan trọng, khởi đầu một quá trình nhiễm khuẩn nói chung. Trong nhiễm khuẩn huyết, cơn sốt có đặc điểm là gây tình trạng rét run hoặc gai rét, nổi da gà, run các bắp cơ. Thông thường sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể trong các viêm nhiễm. Khi vi khuẩn tràn vào máu gây sốt quá cao, cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách run các bắp cơ, một hình thức sinh năng lượng nhằm thải nhiệt.

Các dạng sốt hay gặp trong nhiễm khuẩn huyết

  • Sốt kéo dài quá 15 ngày.
  • Sốt liên tục, dao động, không dứt cơn.
  • Sốt từ từ tăng dần.
  • Sốt thất thường lúc sốt lúc không.
  • Sốt cách nhật.

Hạ nhiệt độ đột ngột dưới 37C khi đang sốt cao thường báo hiệu một tình trạng nặng lên của bệnh xảy ra sau đó, như sốc nhiễm độc nhiễm khuẩn.

- Các dấu hiệu toàn thân khác

  • Mạch nhanh, tim đập mạnh, thở nhanh.
  • Mệt mỏi, miệng đắng, rối loạn tiêu hóa.
  • Kích thích hoặc li bì, trẻ em có thể co giật khi sốt cao.

c. Triệu chứng của hệ liên uống nội mô

Gan to mấp mé bờ sườn, mềm ấn tức, bờ tù thường không đau. Nếu đau vùng gan, rung gan dương tính thì có thể chính là ô nhiễm khuẩn khởi điểm do viêm đường mật, viêm túi mật hoặc áp xe gan.

Lách to sờ thấy hoặc gõ thấy (diện đục lách vượt qua đường nách trước) thường lách to theo chiều ngang, khác với trong bệnh sốt rét lách to theo chiều dọc.

Hạch khu vực gần ổ nhiễm khuẩn khởi điểm nổi rõ, đau.

Bạch cầu máu tăng cao đặc biệt là đá nhân trung tính. Triệu chứng này không hằng định ở cơ địa suy giảm miễn dịch, như dùng corticoid kéo dài, hay mắc HIV/AIDS.

d. Triệu chứng của ổ di bệnh

Vi khuẩn theo dòng máu đến các bộ phận trong cơ thể, tại đó hình thành các ổ áp xe nhỏ và làm xuất hiện các triệu chứng của cơ quan bị di bệnh.

Ở gan, mật thấy đau vùng gan, vàng mắt vàng da, suy tế bào gan siêu âm thấy hình ảnh dày thành túi mật, viêm đường mật trong gan...

Ở phổi thấy rales ẩm to, nhỏ hạt, hình ảnh viêm phổi kẽ, tràn dịch, tràn mủ màng phổi.

Ở màng não thấy hội chứng màng não, dịch não tủy đục.

Ở não thấy hội chứng choán chỗ, tăng áp lực nội sọ, đau đầu, nôn vọt, dịch não tủy có thể bình thường.

Ở tim mạch thấy tình trạng sốt dao động, không dứt cơn, siêu âm thấy sùi loét các van tim, tình trạng tắc mạch.

Ở thận và thượng thận thấy suy thận, thiếu niệu, nước tiểu có vi khuẩn, viêm bao quanh thận, microabscess nhu mô thận...

Ở da, cơ, xương, khớp, tiền liệt tuyến... .

Ở mắt gây viêm mủ tiền phòng, tổn thương giác mạc, viêm hậu nhãn cầu, giảm thị lực dẫn tới mù lòa...

Ở tai gây viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết không phải lúc nào cũng xuất hiện đồng thời, nhất là các triệu chứng của ổ di bệnh. Để tránh bỏ qua tình trạng nhiễm khuẩn nặng, việc nghĩ tới tình trạng nhiễm khuẩn huyết đôi khi chỉ cần thấy cơn sốt cao rét run.

5. Các xét nghiệm đặc hiệu và không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh

Các xét nghiệm đặc hiệu và không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh

Các xét nghiệm đặc hiệu dùng cho chẩn đoán

  • Cấy máu và cấp các dịch cơ thể như dịch màng phổi, màng bụng, màng não, dịch từ nốt xuất huyết, cấy tủy xương.

  • Các phản ứng huyết thanh ELISA.
  • Phản ứng PCR đã được ứng dụng trong chẩn đoán một số bệnh như lao, Withmore... 

Các xét nghiệm không đặc hiệu

  • Bạch cầu máu tăng cao chủ yếu là đa nhân trung tính. Trong một số trường hợp nặng độc tố vi khuẩn ức chế tủy xương, gây kiệt bạch cầu (< 4000/mm) hoặc làm bạch cầu tăng rất cao trên 25000/mmo (bạch cầu non tràn ra máu ngoại vi nhưng không có khả năng thực bào).
  • Các xét nghiệm thể hiện sự tổn thương các cơ quan như tăng men gan, biến loạn dịch não tủy, nồng độ oxy máu giảm, rối loạn điện giải, urê máu, creatinin máu tăng cao...

Nếu có các triệu chứng như trên và trong mọi tình huống nếu có nghi ngờ gì nên đưa người bệnh đến bệnh viện lớn, uy tín để được điều trị và thăm khám sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/12/2021 - Cập nhật 27/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG