Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 2. Phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 2. Phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn: bệnh lý lây truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh dễ hình thành dịch do thói quen ăn uống kém vệ sinh hoặc do điều kiện sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn. Triệu chứng qua từng giai đoạn của bệnh rất đa dạng và tiến triển bệnh diễn ra nhanh chóng.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 2. Phương pháp phòng bệnh

1. Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thương hàn rất đa dạng từ nhẹ như chỉ có tiêu chảy thường đến bệnh cảnh nặng, với biến chứng thủng ruột. Sau đây là triệu chứng lâm sàng của thể điển hình.

- Thời kỳ ủ bệnh

Trung bình từ 7 đến 14 ngày, thay đổi từ 3 đến 21 ngày. Thường không có triệu chứng lâm sàng, một số trường hợp có biểu hiện tiêu chảy cấp, viêm dạ dày ruột thường tự khỏi.

- Thời kỳ khởi phát

Thường diễn biến từ từ với các biểu hiện sau: Sốt từ từ tăng dần mỗi ngày, thường tăng về buổi chiều tạo thành hình sốt bậc thang trong 5 đến 7 ngày đầu của bệnh, kèm theo các triệu chứng:

Sốt theo hình bậc thang 5-7 ngày.

Sốt theo hình bậc thang 5-7 ngày.

  • Nhức đầu là triệu chứng hay gặp, kèm theo tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau cơ các chi, mất ngủ. 
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón.
  • Mạch và nhiệt độ phân ly, ở trẻ em thường chảy máu cam.
  • Lưỡi bẩn: gai lưỡi dày, màu trắng bẩn, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ (dấu hiệu lưỡi quay). 
  • Bụng chướng nhẹ.

- Thời kỳ toàn phát

Từ tuần thứ 2, kéo dài 2 - 3 tuần, trừ trường hợp có biến chứng.

Sốt là triệu chứng quan trọng. Sốt cao liên tục tăng dần và đạt đến mức 40- 41°C vào tuần thứ hai của bệnh tạo thành hình sốt cao nguyên, kèm theo nhức đầu và mệt mỏi. Rét run từng cơn và đổ mồ hôi chỉ gặp 1/3 trường hợp. Mạch nhiệt phân ly: mạch chậm tương đối so với nhiệt độ cao chiếm 30% các trường hợp.

Dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc: làm ảnh hưởng đến tri giác bệnh nhân. Điển hình bệnh nhân nằm bất động, vô cảm thờ ơ với kích thích từ môi trường xung quanh, mắt nhìn đờ đẫn, môi khô, má đỏ, lưỡi bẩn trắng. Nếu nặng hơn bệnh nhân lừ đừ, mê sảng.

Triệu chứng tiêu hoá

  • Rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân lỏng, vàng hoặc nâu.
  • Bụng: đầy hơi, đau nhẹ lan tỏa. Sờ thấy dấu hiệu óc ách hố chậu. 
  • Gan, lách to 1 - 3cm gặp 30 - 50% các trường hợp, mật độ mềm, ấn đau.
  • Lưỡi bẩn mất gai, loét vòm hầu (viêm họng Duguet).

Hồng ban: gặp 30% số trường hợp, xuất hiện vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh, đường kính 2.4mm, thường ở bụng, phần dưới ngực, hông. Hồng ban biến mất sau hai, ba ngày.

Nếu không được điều trị, các biến chứng thường xuất hiện vào tuần thứ 3 4 của bệnh.

- Thời kỳ lui bệnh

Nếu không có biến chứng, bệnh sẽ chuyển sang thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3. 4. Bệnh nhân sẽ hạ sốt, các triệu chứng từ từ thuyên giảm, và thời gian hồi phục kéo dài.

Thương hàn ở trẻ em dưới 5 tuổi; bệnh cảnh thường không điển hình hay gặp tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao gây co giật toàn thân, ít khi gặp mạch nhiệt phân ly. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh cảnh thương hàn rất nặng và có tỷ lệ tử vong và biến chứng cao.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Biến chứng của bệnh

Bệnh thương hàn có nhiều biến chứng gây tăng tỉ lệ tử vong của bệnh trong đó biến chứng đường tiêu hóa thường biểu hiện nặng.

Xuất huyết tiêu hóa: biến chứng của bệnh thương hàn.

Xuất huyết tiêu hóa: biến chứng của bệnh thương hàn.

- Biến chứng ở đường tiêu hoá

Xuất huyết tiêu hoá: triệu chứng xuất huyết xảy ra vào tuần thứ hai, thứ ba của bệnh, một số bệnh cảnh nhẹ tự ổn định. Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng có thể có dấu hiệu sốc mất máu như mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ đột ngột hoặc kẹt, hạ thân nhiệt, da xanh niêm mạc nhợt, bệnh nhân đau bụng, bụng chướng hơi, đi ngoài phân đen.

Thủng ruột: thủng ruột thường xảy ra vào tuần thứ 3-4 của bệnh. Bệnh nhân đột ngột đau dữ dội ở hố chậu phải, hoặc lan tỏa toàn ổ bụng, mạch nhanh, huyết áp hạ. 

- Biến chứng gan mật: hay gặp là viêm túi mật và viêm gan. Trong viêm gan thường thấy biểu hiện men gan tăng nhẹ, hiếm có biểu hiện vàng da.

Ngoài ra có thể gặp biến chứng khác như viêm đại tràng, viêm ruột thừa, liệt ruột, và viêm tụy xuất huyết, viêm lưỡi thường ít gặp.

Ngoài ra có thể gặp biến chứng khác như viêm đại tràng, viêm ruột liệt ruột, và viêm tuy xuất huyết, viêm lưới thường ít gặp.

- Các biến chứng tim mạch: như truy tim mạch, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch, viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, đông máu nội quản rải rác.

Truy tim mạch với các biểu hiện mạch nhanh, huyết áp hạ, chân tay lạnh, vã mồ hôi. Viêm cơ tim gặp ở 1: 5% số bệnh nhân có thể biểu hiện bằng cơn đau ngực, loạn nhịp tim hoặc sốc tim có thể dẫn đến tử vong.

- Các biến chứng của hệ thần kinh

Viêm não có thể xuất hiện trong các thời kỳ của thương hàn. Bệnh nhân có rối loạn ý thức, rối loạn thần kinh thực vật, thân nhiệt, có thể tổn thương tháp hoặc tiểu não.

Viêm màng não do thương hàn

Các biến chứng như viêm não tuỷ, viêm tuỷ cắt ngang, viêm dây thần kinh sọ, hội chứng Guillain-Barré và tình trạng rối loạn ý thức ít gặp hơn.

- Biến chứng đường tiết niệu: viêm cầu thận, hội chứng thận nhiễm mỡ.

- Biến chứng nhiễm khuẩn khu trú cơ quan. Hầu hết các cơ quan đều có thể bị tụ mủ bởi vi khuẩn thương hàn như phổi, viêm họng, viêm đài bể thận, viêm bàng quang.

2. Phương pháp phòng bệnh

a. Nguyên tắc chung

Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước thải cống rãnh, sát trùng nước cung cấp bằng dung dịch clo.

- Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm. 

- Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn

Xử lý nguồn nhiễm: 

- Diệt trùng và xử lý chất thải của bệnh nhân như phân, nước tiểu, mẫu thử máu... 

- Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện. 

- Điều trị người lành mang trùng.

b. Tiêm phòng

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh thương hàn hiệu quả.

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh thương hàn hiệu quả.

Vaccin thương hàn không được chỉ định rộng rãi và hiệu quả phòng ngừa khoảng 65 - 70% và có một tỉ lệ phản ứng phụ đáng kể.

Chỉ định:

1. Cho những du khách đến các quốc gia đang phát triển. 

2. Nhân viên phòng thí nghiệm tiếp xúc với vi khuẩn thương hàn. 

3. Những người chăm sóc bệnh nhân hoặc người lành mang trùng mạn tính.

Các loại vaccin thương hàn 

- Vaccin sống giảm độc lực TAB hiện nay không dùng có nhiều tác dụng phụ

và hiệu quả bảo vệ thấp. 

- Vaccin Vi polysaccharid: ViCPS (Typhim Vị) tiêm liều ban đầu 0,5 mL tiêm bắp. Ít tác dụng phụ, gồm sốt (0-1%) nhức đầu (1,5 - 3%) và mẩn đỏ tại vị trí vàng tiêm (7%). ViCPS không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Liều nhắc lại 2 năm một lần. 

- Vaccin kết hợp vi polysaccharid với ngoại độc tố A của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa bất hoạt Vi-rEPA): hiệu quả phòng bệnh 91%, có khả năng tạo miễn dịch cho trẻ em trên 2 tuổi. Liều tiêm 2 liều vaccin cho trẻ từ 2 - 5 tuổi được tạo miễn dịch cao. 

- Vaccin uống giảm độc lực (Ty21a). 

- Vaccin Ty2la không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, người bị ức chế miễn dịch và người đang điều trị kháng sinh. Liều dùng còn đang được nghiên cứu, có thể dùng 4 lần, cách ngày uống 1 lần, nuốt viên nang với lượng khoảng 10^9 vi khuẩn/lần, trước bữa ăn 1 giờ. Nhắc lại sau mỗi 5 năm.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG