Nội dung chính
  • 1. U tuyến giáp có nguy hiểm không?
  • 2. Có nên điều trị u tuyến giáp tại nhà?
  • 3. Lời khuyên chữa bệnh không dùng thuốc
  • 4. Chữa u tuyến giáp bằng phương pháp hiện đại
Nội dung chính
  • 1. U tuyến giáp có nguy hiểm không?
  • 2. Có nên điều trị u tuyến giáp tại nhà?
  • 3. Lời khuyên chữa bệnh không dùng thuốc
  • 4. Chữa u tuyến giáp bằng phương pháp hiện đại
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách chữa u tuyến giáp? Có nên điều trị u tuyến giáp tại nhà?

Khi tìm kiếm phương pháp chữa u tuyến giáp, nhiều người nghe theo lời khuyên, lời truyền miệng hay các bài thuốc dân gian để chữa tại nhà do tâm lý ngại, e sợ khi đi khám bệnh viện. Thế nhưng, liệu các bài thuốc chữa tuyến giáp dân gian, gia truyền có thật sự hiệu quả hay không? Hãy lắng nghe những lời tư vấn dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. U tuyến giáp có nguy hiểm không?
  • 2. Có nên điều trị u tuyến giáp tại nhà?
  • 3. Lời khuyên chữa bệnh không dùng thuốc
  • 4. Chữa u tuyến giáp bằng phương pháp hiện đại

1. U tuyến giáp có nguy hiểm không?

U tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến và không có quá nhiều nguy hiểm đối với người bệnh. Đặc biệt các bệnh u tuyến giáp lành tính, có kích thước nhỏ thì dễ dàng điều trị và có thể tự biến mất. Các khối u có kích thước lớn có thể cản trở nuốt, chèn ép gây khó khăn cho hô hấp, lồi ra ngoài gây mất thẩm mỹ.

Trong trường hợp u tuyến giáp ác tính, khối u chèn ép dây thần kinh thanh quản, khí quản khiến người bệnh khàn tiếng, khó thở. Nếu khối u di căn vào gan, xương sẽ gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

U tuyến giáp ảnh hưởng đến chức năng nội tiết như suy giáp, cường giáp. Người bệnh biểu hiện với các dấu hiệu như: mất ngủ, sụt cân, tim đập nhanh, đánh trống ngực, vã mồ hôi, run tay, mệt mỏi… Các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh.

2. Có nên điều trị u tuyến giáp tại nhà?

Hiện nay, có không ít người bệnh chọn tin vào các phương pháp chữa u tuyến giáp tại nhà. Họ tin vào các bài thuốc lá, thuốc gia truyền, hay điều trị u tuyến giáp từ đu đủ non, giấm táo, dầu thầu dầu, quả óc chó ngâm mật ong, tảo biển… Các phương pháp này có nhiều lời đồn khác nhau và cách thực hiện cũng khác nhau.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các phương pháp này chưa có bằng chứng khoa học hay nghiên cứu nào chỉ ra tính hiệu quả và an toàn. Hệ quả là không ít nguowif đắp lá thuốc bị nhiễm trùng, uống thuốc bị suy thận, suy gan… Cuối cùng là tốn tiền, tốn công những không đạt hiệu quả, thậm chí rước thêm bệnh vào người.

Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết khuyên rằng, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý điều trị bệnh lý tuyến giáp tại nhà. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành bệnh lý ác tính – ung thư tuyến giáp, rối loạn hormone. Để đảm bảo sự an toàn, người bệnh nên thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa nội tiết và nghe theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, sử dụng các bài thuốc dân gian trôi nổi hay thuốc, thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Lời khuyên chữa bệnh không dùng thuốc

Việc chữa u tuyến giáp liên quan nhiều vấn đề hơn bên cạnh việc dùng thuốc và điều trị bằng phẫu thuật, sóng cao tần,… Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần thay đổi dinh dưỡng, thể dục, giảm stress, giảm viêm,… Đó chính là các phương pháp không dùng thuốc an toàn nhất.

a. Loại bỏ nguyên nhân gây vấn đề tuyến giáp

Người bệnh nên cẩn thận xem xét những thứ gây can thiệp vào chức năng tuyến giáp và loại bỏ chúng. Ví dụ như chế độ tuyến giáp với các loại đậu nành, họ cải (bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn,…) đều gây rối loạn chức năng tuyến giáp nên bạn cần hạn chế sử dụng. Hay gluten là nhóm thực phẩm liên quan đến vấn đề tự miễn của tuyến giáp, làm chậm sự trao đổi chất, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như đau nửa đầu, mệt mỏi, tăng cân… Loại bỏ căng thẳng, stress ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp.

b. Tập thể dục thường xuyên

Thể dục kích thích bài tiết tuyến giáp, tăng cường độ nhạy của mô với các hormone tuyến giáp khắp cơ thể. Người bệnh có thể kết hợp xông hơi để thư giãn đầu óc, cơ bắp, thải độc tố và tốt cho vấn đề tuyến giáp.

c. Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho tuyến giáp

Các thực phẩm giàu acid béo, iod, omega 3 cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Selen có tác dụng chuyển đổi T4 không hoạt động sang T3 hoạt động. Hay kẽm, vitamin A, D có tác dụng liên kết T3 với thụ thể trên nhân. Bổ sung các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống sẽ tốt cho tuyến giáp của người bệnh.

4. Chữa u tuyến giáp bằng phương pháp hiện đại

Sử dụng các bài thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc là nguy cơ làm nặng thêm các bệnh lý tuyến giáp. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế và được thăm khám, chỉ định một trong các phương pháp điều trị hiện đại:

Phẫu thuật: Chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp loại bỏ dứt điểm khối u, tránh bệnh tiến triển mạnh.

Phẫu thuật u tuyến giáp

Nội khoa: Sử dụng hormone nhằm đưa hormone tuyến giáp trở về mức bình thường. Phương pháp này cũng được sử dụng khi có nhiễm trùng tuyến giáp. Điều trị nội khoa có thể sử dụng đơn độc, hoặc kết hợp xạ trị tùy theo tình trạng bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định liều lượng, thời gian chữa theo phác đồ để có hiệu quả tốt nhất.

Xạ trị: Xạ trị bằng iod phóng xạ làm giảm kích thước u tuyến giáp.

Đốt sóng cao tần: Ngoài ra, phương pháp điều trị bằng sóng cao tần ít xâm lấn, hiện đại cũng được sử dụng nhiều hiện nay. Phương pháp này phá hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô, dưới tác động dòng điện xoay chiều có tần số cào, nằm trong khoảng sóng âm thanh.

Các phương pháp trên đều là phương pháp điều trị bệnh u tuyến giáp hiện đại, hiệu quả và an toàn hiện nay. Khi có các triệu chứng như đau cổ họng, ứ họng, khó nuốt, khó thở, giảm cân, hồi hộp, đánh trống ngực… Bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và phát hiện bệnh lý kịp thời. Tuyệt đối không điều trị tại nhà, tránh các hậu quả đáng tiếc.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích trong việc khám, điều trị và phòng ngừa bệnh tuyến giáp. Nếu bạn đang có nhu cầu đặt lịch khám với các bác sĩ nội tiết, vui lòng tải App IVIE - Bác sĩ ơi hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Chúc các bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/09/2021 - Cập nhật 13/05/2022
4.8/5 - (25 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Tại sao ngày nay tỷ lệ mắc ung thư lại gia tăng? Có phải do sự thay đổi như béo phì, ô nhiễm môi trường, thức ăn nhiều giàu mỡ, công nghiệp phát triển,... dẫn...

30/09/2021

1573 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường

Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường

Thông thường những người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, viêm giáp, cường giáp là do nguyên nhân miễn dịch xảy ra tại tuyến giáp do đó ảnh hưởng...

08/09/2021

7018 Lượt xem

4 Phút đọc

Khám và điều trị u tuyến giáp ở đâu tốt?

Khám và điều trị u tuyến giáp ở đâu tốt?

Hầu hết các khối u tuyến giáp đều lành tính, có kích thước nhỏ và tiến triển chậm. Khi khối u phát triển quá lớn khiến người bệnh tự cảm nhận và có thể sờ được ...

08/09/2021

11989 Lượt xem

5 Phút đọc

5 Địa chỉ chữa bệnh tuyến giáp uy tín trên địa bàn Hồ Chí...

5 Địa chỉ chữa bệnh tuyến giáp uy tín trên địa bàn Hồ Chí...

Tuyến giáp là tuyến nội tiết vô cùng quan trọng của cơ thể, giữ vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa và phát triển. Và một điều đáng báo động, bệnh tuyến...

08/09/2021

30075 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG