Nội dung chính
  • 1. Các giai đoạn của sâu răng, triệu chứng của sâu răng
  • 2. Các cách điều trị sâu răng
  • 3. Những nét chung về Composite
  • 4. Quy trình trám răng sâu bằng vật liệu Composite
Nội dung chính
  • 1. Các giai đoạn của sâu răng, triệu chứng của sâu răng
  • 2. Các cách điều trị sâu răng
  • 3. Những nét chung về Composite
  • 4. Quy trình trám răng sâu bằng vật liệu Composite
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các bước trám răng bằng Composite

Tham vấn y khoa:
Sâu răng là bệnh lý phổ biến hàng đầu trong các bệnh lý về răng miệng và có lẽ ai trong chúng ta cũng đã hoặc đang mắc phải ít nhất một lần trong đời. Sâu răng tiến triển sẽ không thể tự khỏi mà cần sự giúp đỡ từ nha sĩ. Một trong những cách điều trị răng sâu chính là trám răng, một kỹ thuật nha khoa quen thuộc. Vậy bạn đã biết quy trình điều trị sâu răng tại nha khoa diễn ra như thế nào chưa?
Nội dung chính
  • 1. Các giai đoạn của sâu răng, triệu chứng của sâu răng
  • 2. Các cách điều trị sâu răng
  • 3. Những nét chung về Composite
  • 4. Quy trình trám răng sâu bằng vật liệu Composite

1. Các giai đoạn của sâu răng, triệu chứng của sâu răng

Trám răng Composite được thực hiện để lấp đầy lỗ sâu răng, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng lan rộng. Sâu răng là do các axit sinh ra bởi vi khuẩn trong mảng bám răng. Trên lâm sàng, sâu răng được chia thành các giai đoạn:

  • Sâu men: Lỗ sâu chỉ giới hạn ở lớp men răng.
  • Sâu ngà nông: Lỗ sâu tiến triển vào lớp ngà răng.
  • Sâu ngà sâu: Lỗ sâu đã vào sâu trong lớp ngà răng.

Sâu răng

Sâu răng

Triệu chứng của sâu răng bao gồm:

Sâu men:

  • Giai đoạn sớm của sâu men, ở mặt ngoài, mặt bên, hay mặt nhai của các răng sẽ có các đốm trắng trên răng không gây đau hay khó chịu nên chúng ta thường ít để ý đến.
  • Giai đoạn tiếp theo của sâu men là hình thành các rãnh đen, chưa thấy sự hình thành lỗ sâu và không có cảm giác đau nhức hay khó chịu gì, người bệnh thường chỉ đi khám vì phát hiện sự bất thường (rãnh có màu đen) hoặc được phát hiện tình cờ khi thăm khám bệnh răng miệng khác.   

   Triệu chứng của sâu răng

Triệu chứng của sâu răng

Sâu ngà:

  • Sâu  ngà là giai đoạn tiếp theo của sâu men răng nếu chưa được giải quyết được tình trạng sâu men. Lúc này, đã nhìn thấy lỗ sâu với mô răng bị đổi màu sang màu nâu hoặc đen. Cảm giác đau, ê buốt khi ăn nhai (rõ ràng hơn khi ăn đồ nóng, lạnh) là những than phiền của người bệnh trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, lỗ sâu gây dắt thức ăn làm người bệnh khó chịu.

Đặt lịch khám bệnh tại các tuyến viện trung ương hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Liên hệ ngay để được hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng:

1900 3367

2. Các cách điều trị sâu răng

Điều trị sâu răng dựa vào vị trí, kích thước lỗ sâu, cũng như triệu chứng của người bệnh. Với những lỗ sâu ở mặt bên, khi trám có nguy cơ bong hoặc những lỗ sâu kích thước lớn, phá hủy hết các múi răng thì các bác sĩ sẽ cân nhắc làm phục hình inlay – onlay hay overlay. Còn thông thường, với nhữngtrường hợp sâu răng mà lỗ sâu có kích thước nhỏ, chưa sát tủy hay chỉ ở mặt nhai, các bác sĩ sẽ trám răng lại cho bệnh nhân bằng Composite hoặc GIC.

3. Những nét chung về Composite

Trám răng Composite là vật liệu trám răng làm từ gốc nhựa, thành phần của Composite bao gồm:

  • Khung nhựa: là thành phần cơ bản của Composite
  • Hạt độn: để tăng độ cứng, độ kháng mòn, độ trong mờ, giảm co cho composite khi trùng hợp,…
  • Chất nối: chất kết nối hạt độn với nhau và kết nối hạt độn vào khung nhựa
  • Hệ thống hoạt hóa

Composite được phân loại dựa trên kích thước hạt độn, thành phần của khung nhựa, hay theo cách trùng hợp. Tùy từng trường hợp trám răng khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn từng loại Composite thích hợp.

4. Quy trình trám răng sâu bằng vật liệu Composite

Bước 1: Cách ly răng và so màu răng: Cách ly răng là để nước bọt không tràn vào vật liệu trám Composite. So màu răng để tìm ra màu vật liệu trám giống với răng nhất.

Bước 2: Tạo xoang trám: Lấy bỏ phần mô răng bị sâu bằng mũi khoan, nạo ngà để tạo ra xoang trám, sau đó làm sạch phần mô răng còn lại.

Tạo xoang trám

Tạo xoang trám

Bước 3: Etching răng bằng axit phosphoric 37%. Axit phosphoric có tác dụng mở các ống ngà, làm cho chất gắn dính và Composite đi sâu vào trong từng “kẽ nhỏ”, giúp chất trám gắn chặt hơn.

Bước 4: Bonding: bác sĩ sẽ dùng keo bond bôi đều lên thành xoang trám, dàn đều rồi chiếu đèn. Keo bond giúp liên kết thành răng với Composite.

Hiện nay, các vật liệu ngày càng tiên tiến nên chất etching và keo bond có thể kết hợp lại với nhau trong 1 sản phẩm.

Bonding: dùng keo bond bôi đều lên thành xoang trám

Bonding: dùng keo bond bôi đều lên thành xoang trám

Bước 5: Trám răng: chất trám sẽ được cho vào xoang trám, tạo hình theo hình thể ban đầu của răng và được chiếu đèn giúp đông cứng.

Trám răng

Trám răng

Bước 6: Chỉnh sửa khớp cắn và đánh bóng miếng trám: chất trám dư ra sẽ làm răng của bạn có cảm giác kênh khi nhai, bác sĩ sẽ chỉnh nó sau đó đánh bóng, làm nhẵn miếng trám để những mảnh thức ăn nhỏ khó bám dính lên.

Chỉnh sửa khớp cắn và đánh bóng

Chỉnh sửa khớp cắn và đánh bóng

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và đặt khám răng-hàm-mặt tại bệnh viện  tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/07/2022 - Cập nhật 14/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều bạn cần biết về mòn cổ răng (mòn cổ chân răng)

Những điều bạn cần biết về mòn cổ răng (mòn cổ chân răng)

Mòn cổ răng ( hay còn gọi là mòn cổ chân răng) là một trong những bệnh răng miệng thường gặp ở người trung tuổi, tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở mọi lứa...

10/09/2022

1083 Lượt xem

3 Phút đọc

9 thông số tạo nên nụ cười đẹp

9 thông số tạo nên nụ cười đẹp

Có nụ cười đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, thành công hơn trong công việc. Có bao giờ bạn nghĩ tại sao người này lại có nụ cười đẹp mà người khác...

20/07/2022

3623 Lượt xem

5 Phút đọc

8 lưu ý khi dùng máng trong suốt duy trì sau chỉnh nha

8 lưu ý khi dùng máng trong suốt duy trì sau chỉnh nha

Máng trong suốt là một trong những cách để duy trì sự đều đặn của hàm răng sau khi chỉnh nha. Vậy nhưng không phải bệnh nhân nào cũng biết tại sao phải đeo duy ...

20/07/2022

778 Lượt xem

4 Phút đọc

Các bước trám răng bằng Composite

Các bước trám răng bằng Composite

Sâu răng là bệnh lý phổ biến hàng đầu trong các bệnh lý về răng miệng và có lẽ ai trong chúng ta cũng đã hoặc đang mắc phải ít nhất một lần trong đời. Sâu răng ...

13/07/2022

2595 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG