Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 3. Phương thức phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 3. Phương thức phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Biến chứng nguy hiểm khi mắc viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ- căn bệnh không quá đỗi xa lạ với chúng ta. Bệnh phổ biến ở lứa tuổi trẻ em, nhất là dưới 5 tuổi. Khi vi khuẩn xâm nhập vào khoang dịch não tủy, gây nên các thương tổn về hệ thần kinh, tổn thương não khiến bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao hoặc để lại những di chứng về khả năng vận động, nhận thức của người bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về bệnh lý qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 3. Phương thức phòng bệnh

1. Đặc điểm của bệnh

Viêm màng não mủ là tình trạng bệnh lý gây nên bởi các vi khuẩn có khả năng sinh mủ, xâm nhập vào màng não. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là hội chứng nhiễm khuẩn cấp và hội chứng màng não.

Bệnh hay gặp ở lứa tuổi sơ sinh, trẻ nhũ nhi, từ trên 3 tháng tuổi đến 2 tuổi (có tỷ lệ mắc viêm màng não mủ cao nhất).

Triệu chứng của bệnh

- Giai đoạn khởi phát

  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và bệnh cảnh diễn biến từ từ rất khó xác định thời điểm thật sự bị viêm màng não. 

  • Hoặc khởi phát cấp tính với các triệu chứng nặng của một nhiễm khuẩn huyết và diễn biến nhanh chóng đến viêm màng não trong vài giờ. 

  • Những triệu chứng quan trọng nhất của viêm màng não: thay đổi về tính tình, sự linh hoạt của bệnh nhân.

Nhức đầu: một trong những triệu chứng của hội chứng màng não.

Nhức đầu: một trong những triệu chứng của hội chứng màng não.

- Giai đoạn toàn phát

Hội chứng nhiễm khuẩn cấp tính

  • Bệnh nhân sốt cao có thể đến 39 - 40°C, có tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc như li bì, mệt mỏi, môi khô, da xanh tái, lưỡi bẩn... và đôi khi có biểu hiện như tình trạng sốc nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn huyết.

Hội chứng màng não 

  • Nhức đầu: thường liên tục, cả hai bên, nhất là vùng thái dương châm, 

  • Kèm theo bệnh nhân có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm co theo tư thế cò súng, mặt quay vào góc tối.

  • Nôn: nôn tự nhiên, nôn vọt dễ dàng, nhiều lần và không liên quan đến bữa ăn.

  • Táo bón là biểu hiện thường thấy, ở trẻ em đôi khi gặp ỉa lỏng. 

  • Co giật: thường là co giật toàn thân, nhưng cũng có thể gặp co giật cục bộ.

  • Rối loạn tri giác: bệnh nhân li bì, hoặc có biểu hiện vật vã. Nặng hơn có thể hôn mê, liệt khu trú.

Táo bón là biểu hiện thường thấy, ở trẻ em đôi khi gặp ỉa lỏng.

Táo bón là biểu hiện thường thấy, ở trẻ em đôi khi gặp ỉa lỏng. 

Các triệu chứng khác

  • Ban xuất huyết hoại tử hình sao, đau khớp.

  • Viêm phổi, viêm xoang, mụn phỏng trong viêm màng não.

  • Các mụn mủ ở vùng đầu mặt 

Ngoài ra có thể gặp tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Biến chứng của bệnh

- Dày dính màng não: điều trị kéo dài nhưng không tiến triển. Dịch não tủy có phân ly đạm -tế bào và có sự mâu thuẫn giữa kết quả dịch não tủy và diễn biến lâm sàng. 

- Liệt khu trú: có thể gặp từ liệt các thần kinh vận nhãn, liệt một chi hay liệt nửa người, thường hồi phục dần khi khỏi bệnh nhưng cũng có thể tồn tại vĩnh viễn.

- Tràn mủ màng cứng, áp xe não: biểu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, sốt cao kéo dài với hội chứng tăng áp lực nội sọ, liệt thần kinh khu trú, xác định chẩn đoán dựa vào chụp cắt lớp sọ não. 

- Nhiễm khuẩn huyết.

- Biến chứng muộn: điếc hay giảm thính lực (hay gặp trong viêm màng não do Liên cầu lợn), chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển vận động, động kinh.

3. Phương thức phòng bệnh

- Thực hiện cách ly người bệnh

- Với những trẻ có tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt với viêm màng não do não mô cầu và Heamophillus influense cần dùng kháng sinh dự phòng:

  • Ritamicin 10-20mg/kg/24h trong 4 ngày. 

Tiêm phòng là phương án hàng đàu phòng ngừa bệnh,

Tiêm phòng là phương án hàng đàu phòng ngừa bệnh.

- Tiêm chủng

  • Vaccin phòng Heamophillus influenza tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, 3 mũi cách nhau 1 tháng 

  • Vaccin phòng não mô cầu týp A (lúc trẻ 6 tháng), týp 2 (lúc trẻ 18 tháng).

  • Vaccin phòng phế cầu chỉ dùng cho trẻ bị cắt lách, bệnh hồng cầu liềm đồng hợp tử, bị suy giảm miễn dịch tự nhiên mắc phải.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/01/2022 - Cập nhật 18/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG