Nội dung chính
  • 1. Bệnh uốn ván là bệnh lý?
  • 4. Triệu chứng của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Bệnh uốn ván là bệnh lý?
  • 4. Triệu chứng của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh uốn ván: cảnh bảo mức độ nguy hiểm của bệnh

Bệnh uốn ván hay còn được gọi là bệnh phong đòn gánh. Bệnh uốn ván toàn thân là loại phổ biến nhất. Triệu chứng uốn ván toàn thân là cơ có thể bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. 
Nội dung chính
  • 1. Bệnh uốn ván là bệnh lý?
  • 4. Triệu chứng của bệnh

1. Bệnh uốn ván là bệnh lý?

Vết thương kín, nhiễm khuẩn (điều kiện yếm khí) tạo điều kiện cho uốn ván gây bệnh.

Vết thương kín, nhiễm khuẩn (điều kiện yếm khí) tạo điều kiện cho uốn ván gây bệnh.

Uốn ván là một bệnh nhiễm độc : nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani (còn gọi là trực khuẩn Nicolaier) gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Tại đây, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố có ái tính với hệ thần kinh, lan truyền trong cơ thể theo đường thần kinh, đường máu, bạch huyết và xâm nhập vào các si náp thần kinh cơ và trung tâm thần kinh thực vật.

Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là co cứng cơ thường xuyên, trên nền co cứng thỉnh thoảng có những cơn giật.

2. Tác nhân gây bệnh

Trực khuẩn Clostridium tetani (còn gọi là trực khuẩn Nicolaier) là trực khuẩn kỵ khí, Gram dương, dài 3-4m, sống kỵ khí. Clostridium tetani có 2 dạng. Dạng hoạt động phát triển và nhân lên tại vết thương trong điều kiện kỵ khí và tiết ra ngoại độc tố gây bệnh. Gặp điều kiện không thuận lợi, vi khuẩn sẽ chuyển thành dạng nha bào có vỏ bọc dày sống nhiều năm trong đất, bụi, phân của người và động vật, chịu được nhiệt và đề kháng cao với ngoại cảnh và các chất sát trùng thông thường.

Nha bào thường sống trong đất, bùn và xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Nha bào sẽ chuyển sang dạng gây bệnh với điều kiện sau:

- Vết thương kín, nhiễm khuẩn (điều kiện yếm khí) tạo điều kiện cho nha bào bị phá vỡ và vi khuẩn sẽ phát triển và tiết ra ngoại độc tố. 

- Cơ thể bệnh nhân chưa có miễn dịch hoặc có miễn dịch yếu. 

- Vi khuẩn uốn ván có 2 ngoại độc tố: 

  • Tetanospasmin quyết định tính gây độc và hướng thần kinh gây nên các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh uốn ván. 
  • Tetanolysin: Gây độc tế bào, tổn thương màng tế bào, độc với tim, tan máu và hoại tử. Vai trò của độc tố này trong sinh bệnh học của bệnh uốn ván còn chưa rõ.

3. Đặc điểm của bệnh

Bệnh uốn ván không gây thành dịch, có thể gặp ở mọi nơi quanh năm, gặp mọi lứa tuổi, nhất là những người làm việc trực tiếp với ruộng đất.

- Nguồn bệnh: nha bào uốn ván có trong đất, bụi, phân ở ngoại cảnh.

- Đường lây nhiễm bệnh

Nha bào xâm nhập qua các vết thương ở da và niêm mạc. Các vết thương có thể nhỏ như gai đâm, định đâm, xước da, dập móng, ngoáy tai, xỉa răng, bấm lỗ tai... hoặc các vết thương to, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, tai nạn giao thông, gãy xương hở, bỏng sâu... thậm chí có thể gặp sau đẻ có sốt rau, kiểm soát tử cung, nạo thai, sau mổ đường tiêu hoá, cắt trĩ, cắt rốn với dụng cụ bị nhiễm bẩn. Nhiều trường hợp không thấy đường vào do vết thương miệng bịt kín, khâu kín nhiều tổ chức hoại tử, dập nát thiếu máu, còn dị vật. Khi có vi khuẩn sinh mủ khác kèm theo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn uốn ván phát triển và gây bệnh.

- Khối cảm thụ

Bệnh uốn ván không có miễn dịch tự nhiên nên tất cả những người chưa được tiêm vacxin phòng uốn ván đều có thể bị bệnh. Sau khi mắc bệnh uốn ván không để lại miễn dịch nhưng sau khi tiêm vacxin giải độc tố uốn ván (Anatoxin) có miễn dịch tương đối bền vững trong vòng 5 năm.

Bệnh hay gặp ở vùng nông thôn miền núi, điều kiện vệ sinh và bảo hộ lao động kém, không có điều kiện tiêm phòng vacxin và SAT khi bị thương.

Việt Nam: 

  • Uốn ván sơ sinh giảm hẳn nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng. 
  • Uốn ván người lớn vẫn còn, liên quan đến đường vào.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

4. Triệu chứng của bệnh

Co cứng cơ là bệnh cảnh điển hình trong uốn ván.

Co cứng cơ là bệnh cảnh điển hình trong uốn ván.

Thể điển hình

- Nung bệnh: là thời gian từ khi bị vết thương cho tới khi cứng hàm.

  • Trung bình 6-12 ngày. 
  • Không có triệu chứng lâm sàng, chủ yếu là các triệu chứng của vết thương. Thời gian nung bệnh là 1 yếu tố tiên lượng (càng ngắn + càng nặng).

- Khởi phát: triệu chứng đầu tiên và duy nhất là cứng hàm

  • Khó há miệng, khó nhai, đau 2 bên quai hàm.
  • Sau đó hàm càng ngày cứng lại, răng khít chặt.
  • Khám: sờ thấy 2 bên cơ nhai có hiện tượng co cứng. Khi đè lưỡi hàm càng khít chặt lại.
  • Có khi làm mặt biến dạng, bộ mặt "già trước tuổi"
  • Toàn thân: sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi mệt mỏi. 
  • Thời gian khởi phát: tính từ khi cứng hàm đến khi có cơn co giật đầu tiên, trung bình từ 2-3 ngày. Đây cũng là một yếu tố tiên lượng, thời gian càng ngắn tiên lượng càng nặng.

- Toàn phát: có 3 biểu hiện chính.

Bệnh cảnh co cứng cơ: là nguyên nhân gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân. Cứng hàm ngày càng rõ. Co cứng các cơ vùng mặt làm cho bệnh nhân có bộ mặt cười mếu, nhăn. Cứng gáy gây cho bệnh nhân khó cúi đầu. Co cứng các cơ ở thân mình, tuy theo ưu thế của việc co cứng nhóm cơ gấp hay cơ duỗi mà bệnh nhân có các tư thế nằm khác nhau:

  • Cơ duỗi co cứng ưu thế: bệnh nhân ưỡn người ra sau, cổ ngửa ra sau.
  • Cơ gấp co cứng ưu thế: bệnh nhân nằm cong lưng tôm.
  • Co cứng đồng đều 2 nhóm: bệnh nhân nằm tư thế uốn ván thẳng.
  • Co cứng các cơ ở bụng: bụng cứng như gỗ.
  • Co cứng các cơ ở chi dưới: 2 chân duỗi thẳng, bàn chân duỗi thẳng như chân ngựa.
  • Co cứng các cơ ở chị trên: tay co lại, khép vào mình.

Nếu các cơ hô hấp (lồng ngực) co cứng mạnh bệnh nhân sẽ có dấu hiệu chẹn ngược như các cơ liên sườn không di động, khạc yếu, suy hô hấp, ứ đọng đờm dãi. Trong tình huống này phải mở khí quản cấp cứu chống suy hô hấp.

Cơn co giật: trên nền co cứng xuất hiện các cơn co giật với đặc điểm có giật toàn thân và các cơn co giật xuất hiện tự nhiên hoặc sau các kích thích (ánh sáng, tiếng động, thăm khám, tiêm chích...). Có thể xuất hiện những cơn co thắt thanh quản gây ngạt thở. Trong cơn co giật bệnh nhân vẫn tỉnh hoàn toàn.

Rối loạn cơ năng:

  • Nuốt khó, không nuốt được nước bọt, phải khạc. Nếu không khạc được,kèm xuất tiết nhiều, ứ đọng đờm dãi trong phổi gây bội nhiễm phổi.
  • Khó thở: Do co thắt họng và co cứng các cơ hô hấp. 
  • Có bệnh nhân đau vùng thượng vị do cơ bụng co cứng.
  • Bí đại, tiểu tiện do co cứng các cơ thắt hậu môn, bàng quang.
  • Toàn thân: bệnh nhân có sốt liên quan với mức độ vết thương, ... ý thức luôn luôn tỉnh táo và thường có các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật như rối loạn thân nhiệt sốt cao 40-41°C, da mặt lúc đỏ, lúc tái, vã mồ hôi đầm đìa, mạch nhanh, tăng tiết đờm dãi.

Nuốt khó, không nuốt được nước bọt, phải khạc.

Nuốt khó, không nuốt được nước bọt, phải khạc.

- Thời kỳ lui bệnh

Các cơn giật thưa dần rồi hết giật. Tình trạng co cứng toàn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần. Miệng há rộng dần ra, phản xạ nuốt trở lại. Thời kỳ này kéo dài vài tuần đến hàng tháng tuỳ theo mức độ bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG