Nội dung chính
  • 1. Bệnh tay chân miệng là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
  • 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
  • 4. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Nội dung chính
  • 1. Bệnh tay chân miệng là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
  • 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
  • 4. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh tay chân miệng Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng như thế nào? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh tay chân miệng là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
  • 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
  • 4. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh Tay chân miệng (BTCM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút gây nên, bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng và mụn nước,... Những biểu hiện đó thường xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở bên trong miệng, ở đầu gối và mông.

Bệnh Tay chân miệng ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5. Đó là những trẻ em ở nhà trẻ và mẫu giáo, ở những nơi tập trung nhiều trẻ em việc bùng dịch bệnh tay chân miệng rất dễ có thể xảy ra. Bởi căn bệnh này lây qua đường tiếp xúc từ người sang người, vậy nên trẻ em sẽ là đối tượng dễ lây bệnh nhất. Bởi trẻ nhỏ khi lớn thường miễn dịch với bệnh tay chân miệng vì các kháng thể được hình thành sau khi phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì thanh thiếu niên hay người lớn cũng có khả năng mắc bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Virus gây lên bệnh chân tay miệng là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Virus Coxsackievirus A16 là loại virus thường gặp nhất với triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường có thể tự khỏi. Còn virus Enterovirus 71 sẽ gây bệnh nặng hơn, gây nên biến chứng nguy hiểm hơn và đặc biệt có thể gây tử vong. Ngoài ra còn có các virus đường ruột khác thường gây bệnh nhẹ. Nó sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bị bệnh.

Virus gây ra bệnh tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30mm. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, chúng thường trú ngụ tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó chúng sẽ di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu. Niêm mạc miệng và da sẽ là điểm dừng cuối cùng của chúng.

Vậy đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao chính là trẻ em dưới 5 tuổi vì trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Những trẻ lớn tuổi hơn và người lớn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn. Đặc biệt, thời tiết của nước ta lại càng tạo điều kiện cho virus sinh sôi, vậy nên mùa nào trẻ cũng có thể mắc bệnh được. Không những thế, trẻ nhỏ thường sẽ được đi nhà trẻ, sân chơi,... đây cũng chính là nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng cao.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Như đã tìm hiểu ở trên, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Vậy nên, việc nhận diện các triệu chứng của bệnh vô cùng quan trọng.  Bệnh có những dấu hiệu và có thể được nhận biết qua 4 giai đoạn sau:

a. Giai đoạn ủ bệnh

Khoảng thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Ở giai đoạn này trẻ thường chưa có dấu hiệu phát bệnh cụ thể.

b. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này kéo từ từ 1 đến 2 ngày tiếp theo giai đoạn ủ bệnh với các triệu chứng cụ thể như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

c. Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Ở giai đoạn này sẽ có các triệu chứng điển hình như: 

  • Lở loét miệng: Vết lở loét đỏ hay phỏng nước sẽ có đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú,…
  • Phát ban dạng phỏng nước: Đây là biểu hiện rõ nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Lúc đầu, nốt ban hồng có có sẽ đường kính vài milimet và nổi trên bề mặt da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông sau đó sẽ trở thành bóng nước. Bóng nước sẽ chứa đầy chất dịch và có thể vỡ khiến trẻ rất đau đớn. Sau đó có thể để lại vết thâm, tuy nhiên rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Trẻ có thể có biểu hiện sốt nhẹ và nôn.
  • Đặc biệt trẻ có dấu hiệu sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ gây biến chứng. Các loại biến chứng có thể xảy ra là: Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2-5 của bệnh.

d. Giai đoạn lui bệnh

Bệnh sẽ được lui từ 3 đến 5 ngày sau đó trẻ sẽ phục hồi toàn toàn nếu như không có biến chứng. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

4. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Đến thời điểm hiện tại, nước ta vẫn chưa có vaccine phòng bệnh chân tay miệng. Nhưng chúng ta cũng có thể phòng ngừa bệnh bằng 1 số biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Bạn giữ được vệ sinh cá nhân không chỉ phòng được bệnh chân tay miệng mà còn có thể tránh được các loại bệnh truyền nhiễm khác. Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi chế chiến thức ăn, khi ẵm bồng trẻ và ngay sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh ăn uống: Nên ăn chín uống sôi, tránh ăn những thực phẩm chín tái hay còn sống đặc biệt cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Không được cho trẻ nhỏ ăn bốc, mút tay hay ngậm đồ chơi, không được dùng chung khăn lau hay dụng cụ ăn uống chưa được khử trùng cho trẻ.
  • Làm sạch đồ chơi và nơi sinh hoạt: Nhà trẻ, trường học hay gia đình cần vệ sinh sạch sẽ những vật trẻ tiếp xúc hàng ngày như: Bàn ghế, đồ chơi, sàn nhà, dụng cụ học tập,...
  • Theo dõi và phát hiện sớm: Phải theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh trường hợp lây nhiễm cho người khác.
  • Cách ly và điều trị kịp thời khi mắc bệnh: Phải theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Trẻ bị bệnh cần cách ly ít nhất 10 ngày từ khi bệnh khởi phát để tránh lây nhiễm.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/11/2021 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh tay chân miệng Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Bệnh tay chân miệng Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh chân tay...

03/11/2021

1548 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG