Nội dung chính
  • 1. Bệnh dại: nguồn lây, đường lây của bệnh
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh dại
Nội dung chính
  • 1. Bệnh dại: nguồn lây, đường lây của bệnh
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh dại
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh dại và phương pháp dự phòng khi bị chó mèo cắn

Bệnh dại: bệnh lý truyền nhiễm mang tính chất cấp tính với tỷ lệ tử vong cao khi mắc bệnh. Khi bệnh nhân đã xuất hiện cơn thì tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Vì vậy khi không may bị động vật cắn, điều duy nhất và cấp bách cần phải làm chính là tiêm phòng ngay vắc-xin phòng dại.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh dại: nguồn lây, đường lây của bệnh
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh dại

1. Bệnh dại: nguồn lây, đường lây của bệnh

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú. Bệnh được lây truyền bằng các chất tiết nhiễm virus dại (thường là nước bọt qua vết cắn). Hiện nay chưa có biện pháp điều trị cho người mắc bệnh dại khi đã lên cơn. Người mắc bệnh dại chắc chắn dẫn đến tử vong.

Bệnh dại được mô tả khoảng 500 năm trước công nguyên. Thế kỷ 17. 18 phát hiện được bệnh lây truyền là do nước bọt của chó bị bệnh dại. Năm 1885, nhà bác học người Pháp L. Pasteur đã nghiên cứu thử nghiệm thành công vaccin dại, mở ra một kỷ nguyên mới trong công cuộc phòng chống bệnh dại.

- Nguồn bệnh

Chủ yếu phần lớn ổ virus dại là súc vật, đặc biệt là giống chó hoang và chó nhà. Ngoài ra ổ chứa virus còn có ở một số loài khác như: mèo, chồn, cầy và các loài động vật có vú khác như loài dơi quỷ ở Nam Mỹ.

- Đường lây

Người sẽ bị lên nhiễm bệnh do virus gây nên khi bị súc vật mắc dại cắn

Có 2 thể dịch tễ: thể thành thị lan truyền chủ yếu do chó, mèo không được tiêm phòng và thể hoang dã lan truyền chủ yếu do các loài động vật hoang dại như chồn hôi, chó sói, cáo, gấu, cầy và dơi

Ở Việt Nam: tỷ lệ mắc có giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn là một trong những nước có lưu hành bệnh dại cao. Ô chứa virus chủ yếu là chó nhà, hiếm thấy ở mèo. Nguyên nhân chính vẫn là do tập quán nuôi chó ở các vùng nông thôn. Cho đến nay việc quản lý và tiêm phòng dại cho chó vẫn chưa tốt, hơn nữa nhận thức của người dân về tiêm phòng vaccin dại sau khi bị chó cắn còn hạn chế.

2. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh dại

Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh dại

a. Xét nghiệm cơ bản

  • Công thức máu, ure, đường, điện giải đồ bình thường trong những ngày đầu và không đặc hiệu.
  • Xét nghiệm dịch não tuỷ có thể biến đổi kiểu viêm màng não nước trong: albumin dưới 1g/lít, tế bào tăng chủ yếu là lymphocyt.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

b. Các xét nghiệm đặc hiệu 

- Phân lập virus

- Các phản ứng huyết thanh

  • Kháng thể miễn dịch huỳnh quang IFRA (Immunofluorescent rabies antibody): độ đặc hiệu cao. 
  • Kháng thể trung hoà: RFFIT (Rapid fluorescent focus inhibition test). 
  • Miễn dịch men: RREID (Rapid rabies enzyme immunodiagnosis).

- Khảo sát mô bệnh học tìm tiểu thể Négri

- Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reactien)

3. Biện pháp phòng chống bệnh dại

a. Khi chưa có dịch

  • Khuyến cáo hạn chế nuôi chó. Chó nuôi phải nhốt, xích, khi ra đường phải có rọ mõm. 
  • Khi nuôi chó cần tìm hiểu rõ về bệnh dại. 
  • Tiêm phòng và quản lý tốt chó đang nuôi tại khu vực.
  • Đối với những người có nguy cơ tiếp xúc cao với virus dại như thú y, người nuôi chó mèo, nhân viên phòng xét nghiệm.. cần phải được tiêm phòng trước virus dại: tiêm bắp 0,1 ml HDCV, 3 mũi trong da vào các ngày thứ 7, 7 và 28.

b. Khi có dịch

- Tại xã, phường có xuất hiện chó dại phải diệt ngay chó đang nuôi. Nghiêm cấm bán chạy ở nơi đang có bệnh dại sang nơi khác, để ngăn chặn sự lây lan dịch sang vùng xung quanh.

- Những người bị chó, mèo nghi dại cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, càng sớm càng tốt.

c. Cách xử trí trước một trường hợp bị súc vật nghi dại cắn

Tất cả các súc vật nghi dại cần được nhốt và theo dõi trong vòng 10 ngày.

- Tại chỗ

  • Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc 20%, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý 0,9%, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn I-ốt đặc. Mục đích xử lý tại chỗ là để giảm tới mức tối thiểu lượng virus tại nơi xâm nhập. 
  • Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
  • Tiêm phòng uốn ván.

- Các vaccin và huyết thanh phòng dại 

Các vaccin và huyết thanh phòng dại

+ Vaccin Fuenzaliada

Chế tạo bằng cách tiêm virus dại vào não chuột bạch còn bú (không còn myelin), sau đó lấy não để chế vaccin và bất hoạt bằng B-propiolacton. Hiện nay Việt nam thường dùng loại vaccin này.

Tiêm dưới da, vùng cơ delta. 

Liều tiêm: 

  • Người lớn: 1 ml/mũi.
  • Trẻ em < 15 tuổi: 0,5 ml/mũi. Tiêm tổng cộng 6 mũi, mỗi mũi cách nhau 48 giờ, có thể tiêm nhắc lại vào ngày thứ 21 sau mũi tiêm thứ nhất. 

+ Các vaccin chế từ phương pháp nuôi cấy tế bào

  • HDCV (Human Diploid Cell Vaccin): nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người.
  • Verorab: nuôi cấy trên tế bào Vero.
  • Các vaccin này ít phản ứng phụ, hiệu quả cao, tuy nhiên giá thành đắt.
  • Tiêm 5 mũi dưới da vào các ngày: 0, 3, 7, 14, 28. 

+ Kháng huyết thanh

  • Được tinh chế từ huyết thanh ngựa (ARS: Anti Rabies Se rum) hoặc từ huyết thanh người (RIG-H: Rabies Immunoglobulin Human) sau khi đã được gây miễn dịch bằng virus dại.
  • Tiêm càng sớm càng tốt. Nếu chậm quá 72 giờ sau khi bị cắn thì không nên dùng.
  • Tiêm bắp: tổng liều 40IU/kg cân nặng (đối với ARS) và 20 IU/kg cân nặng (đối với RIGH). Cũng có thể 1/2 tiêm bắp, 1/2 tiêm quanh vết thương.

Đừng thờ ơ, chủ quan mà để dẫn đến cái chết không đáng có do bệnh dại.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4467 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1302 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

960 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1230 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG