Nội dung chính
  • 1. Bệnh Tay- Chân- Miệng là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh
  • 3. Tình hình bệnh Tay - Chân - Miệng trên thế giới và trong nước
Nội dung chính
  • 1. Bệnh Tay- Chân- Miệng là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh
  • 3. Tình hình bệnh Tay - Chân - Miệng trên thế giới và trong nước
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh Tay- Chân- Miệng: đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, là những quốc gia phải đối mặt với bệnh Tay- Chân- Miệng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ dàng lây truyền người-người qua hình thức tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp sử dụng đồ dùng, vật dụng nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước bị vỡ của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về đối tượng, độ tuổi dễ mắc bệnh, hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh Tay- Chân- Miệng là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh
  • 3. Tình hình bệnh Tay - Chân - Miệng trên thế giới và trong nước

1. Bệnh Tay- Chân- Miệng là bệnh lý?

Bệnh tay- chân- miệng- thường lành tính.

Bệnh Tay- Chân- Miệng thường lành tính.

Bệnh Tay - Chân - Miệng (Hand - Foot - Mouth Disease - HFMD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do một số virus đường ruột gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em, đặc biệt bệnh thường gây thành dịch ở các nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Bệnh Tay - Chân - Miệng được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở chân, tay, miệng.

Bệnh thường diễn biến lành tính và hồi phục sau 5 - 10 ngày, tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh diễn biến nặng khi có tổn thương viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời. Các trường hợp nặng thường do EV71.

2. Đặc điểm của bệnh

- Nguyên nhân gây bệnh

  • Nhóm virus đường ruột bao gồm nhóm virus bại liệt, coxsackievirus, echoiirus và một số enterovirus khác (không xếp vào nhóm nào). Tác nhân gây bệnh Tay - Chân - Miệng thường gặp nhất là coxsachievirus A16, enterovirus 71, ngoài ra còn có thể do Cossackie 5, 10 và một vài loại virus đường ruột khác. Trong các vụ dịch, hai tác nhân coxsachievirus A16, enterovirus 71 cùng song hành, tỉ lệ hai tác nhân liên quan đến độ nặng và biến chứng của bệnh.
  • Bệnh không liên quan với virus gây bệnh lở mồm long móng ở động vật (do virus khác).

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 3 tuổi.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 3 tuổi.

- Nguồn lây bệnh

Người là nguồn bệnh duy nhất, bệnh không lây từ người sang động vật. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 3 tuổi. Sinh hoạt tập thể như đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố giúp bệnh lan truyền, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. Dịch trong các nhà trẻ góp phần tăng số lượng mắc trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học.

- Đường lây truyền

Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Virus không lây truyền qua gia súc và vật nuôi cảnh.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

  • Đường lây truyền chủ yếu là đường tiêu hoá, từ người mang bệnh thông qua: Dịch tiết mũi họng, nước bọt, kể cả khi hắt hơi, họ cũng phát tán virus. 
  • Phân của người bị bệnh.
  • Hoặc tiếp xúc với người bệnh khi bắt tay, dùng chung bát đũa. 
  • Thậm chí là dịch nốt phỏng.

Virus phát tán ra môi trường 3 ngày trước khi có sốt (giai đoạn ủ bệnh) và 7 ngày sau khi sốt. Bệnh cũng thường lây lan do trẻ không được huấn luyện đi ngoài hợp vệ sinh. 

- Tuổi mắc bệnh

Tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên khi nhiễm virus không phải tất cả đều có biểu hiện bệnh:

  • Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.
  • Ở người trưởng thành có kháng thể và miễn dịch do đã từng nhiễm các virus này. Đôi khi bệnh cũng gặp ở người trưởng thành, người lớn nhiễm bệnh cũng đào thải virus nhưng thường không có biểu hiện bệnh.
  • Vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây bệnh Tay - Chân - Miệng, nên phụ nữ có thai cũng có thể nhiễm bệnh. Nhiễm virus đường ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhưng nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thường có nguy cơ rối loạn chức năng gan, phổi, não tỷ lệ tử vong cao.

- Mùa bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, tại hầu hết các địa phương. Ở phía Nam, bệnh bùng phát vào hai thời điểm hằng năm là tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12. 

3. Tình hình bệnh Tay - Chân - Miệng trên thế giới và trong nước

Tình hình bệnh Tay - Chân - Miệng trên thế giới và trong nước

Bệnh Tay- Chân- Miệng đã trở thành dịch bệnh phải thông báo tại Việt Nam.

EV71 và Cossackie 16 thuộc nhóm virus đường ruột. Các virus đường ruột phân bố rộng rãi trên toàn cầu. Nhiều trường hợp bệnh đơn lẻ và dịch Tay- Chân-Miệng đã xảy ra trên thế giới. Tại các vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và đầu mùa thu. Tại khu vực có khí hậu lạnh, bệnh có xu hướng xảy ra vào mùa hè. Trong những năm gần đây, từ năm 1997, đã có một số vụ dịch Tay - Chân - Miệng do EV71 đã được thông báo ở vùng châu Á Thái Bình Dương như Malaysia 1997, Đài Loan và Trung Quốc năm 1998, Australia 1999 và Singapo (2000).

Theo các thông báo tại Trung Quốc, EV71 đã gây thành nhiều vụ dịch lớn trẻ em và có một tỷ lệ nhỏ có biểu hiện thần kinh. Bệnh TCM đã trở thành bệnh phải thông báo tại Trung Quốc. Chỉ tính từ 01/01/2008 đến 09/05/08 đã có 61.459 trường hợp mắc và 36 trường hợp tử vong tại lục địa Trung Quốc. Riêng tại Fuyang thuộc tỉnh An Huy- Trung Quốc, tính đến 07/05/2008 đã có 4.496 trẻ mắc bệnh, trong đó có 1.391 trẻ phải nhập viện và 22 trường hợp tử vong. 

Tại Hồng Kông, tính từ năm 2003 đến 2008 bệnh Tay - Chân - Miệng do EV71 đã trở thành bệnh hằng năm. Năm 2004 có 35 trường hợp, năm 2005 có 8 trường hợp, năm 2006 có 16 trường hợp, năm 2007 có 12 trường hợp. Đầu năm 2008 có 10 trường hợp mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2007.

Tại Đài Loan, bệnh Tay - Chân - Miệng do EV71 cũng gây thành dịch hằng năm, từ 1998 đến 2005. Riêng năm 1998 có 129 106 trường hợp mắc, tử vong 78 trường hợp. Số bệnh nhân tăng cao vào mùa hè, 93% số trẻ mắc dưới 4 tuổi. Nguy cơ mắc và tử vong giảm dần theo tuổi. Trong những trường hợp năng, 80% có chảy máu phổi và viêm não. EV71 được xem là một vấn sức khoẻ cộng đồng và được khuyến cáo nghiên cứu vaccin cho tương lai (PEDIATRICS Vol. 120 No. 2 August 2007, pp. e244-e252).

  • Ngoài ra, dịch tại một số nước như Singapore năm 2000 có hàng nghìn trẻ mắc bệnh và có 4 trường hợp tử vong, Malaysia 1997 gây 31 trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, năm 2006 có 2.284 trường hợp, năm 2007 có 2.988 trường hợp, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2008 đã có gần 3.000 trường hợp Tay Chân Miệng. Riêng tại phía Nam, theo Trung tâm phòng dịch TPHCM: trong 5 tháng đầu năm 2008 có 1.157 trường hợp mắc/9 trường hợp tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2007. Bệnh tăng cao vào tháng 3 - 6 và tháng 9. 12. Theo báo cáo của viện Paster TPHCM, 20% số trường hợp đã được xác định do EV71.

Bệnh Tay- Chân- Miệng đã trở thành bệnh phải thông báo tại Việt Nam.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

958 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG