Nội dung chính
  • 1. Tràn dịch khớp gối là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Những phương pháp nhận biết tràn dịch khớp gối
  • 3. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối là gì?
  • 4. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Nội dung chính
  • 1. Tràn dịch khớp gối là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Những phương pháp nhận biết tràn dịch khớp gối
  • 3. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối là gì?
  • 4. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bạn biết gì về tràn dịch khớp gối?

Tuy rằng tràn dịch khớp gối đã trở nên phổ biến và được xếp vào nhóm những bệnh lý xương khớp thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên nếu bạn đang còn trẻ nhưng khớp gối vẫn xuất hiện các triệu chứng đau, sưng, hạn chế vận động...thì hãy suy nghĩ về bệnh lý tràn dịch khớp gối. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Tràn dịch khớp gối là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Những phương pháp nhận biết tràn dịch khớp gối
  • 3. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối là gì?
  • 4. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

1. Tràn dịch khớp gối là bệnh lý như thế nào?

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý xương khớp phổ biến ở lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện ở người trẻ hoặc những người có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, vận động nặng...

Như chúng ta đã biết, ở các khớp luôn có chứa một lượng nhỏ chất dịch có tác dụng bôi trơn, làm giảm ma sát giúp khớp di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân tại chỗ hoặc toàn thân làm tăng tiết dịch khớp dẫn tới dư thừa và tích dụ lại bên trong hoặc xung quanh bao khớp. Hiện tượng này được gọi là tràn dịch khớp gối.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tràn dịch khớp gối làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một tỷ lệ nhỏ các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nếu không được điều trị và xử trí kịp thời. Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở khớp, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tràn dịch khớp gối làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tràn dịch khớp gối làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

2. Những phương pháp nhận biết tràn dịch khớp gối

Tùy theo từng mức độ tràn dịch mà các biểu hiện lâm sàng có sự khác nhau. Tràn dịch càng nhiều mức độ viêm càng cao, càng triệu chứng xuất hiện càng rậm rồ. Trái lại ở những bệnh nhân tràn dịch khớp gối lượng ít thường được phát hiện tình cơ qua các xét nghiệm như X quang khớp gối, siêu âm khớp gối...Một vài dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết của bệnh lý tràn dịch khớp gối:

a. Triệu chứng lâm sàng

- Đầu gối sưng to hơn bình thường: Lượng dịch khớp dư thừa ứ đọng sẽ làm khớp gối bị sưng phồng lên. Trái với viêm khớp, tràn dịch khớp gối có thể không xuất hiện các dấu hiệu như nóng, đỏ, đau...Bạn dễ dàng nhận biết bằng cách so sánh kích thước của khớp gối hai bên.

- Đau: Cơn đau trong tràn dịch khớp gối xuất hiện âm ỉ, kéo dài và có xu hướng tái phát nhiều lần. Đau tăng khi áp lực lên gối càng nhiều.

- Hạn chế vận động: Dịch nhiều làm các khớp di chuyển khó khăn dẫn tới hạn chế vận động. Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng cứng khớp, đau nhức khi leo cầu thang hoặc đi bộ đường dài.

- Các khớp cử động rời rạc: Người bệnh thường cảm giác các khớp cử động lõng lẻo, không liên kết với nhau. Triệu chứng này được chứng minh dựa trên nghiệm pháp bập bềnh xương bánh chè. Đây là một trong những dấu hiệu lâm sàng điển hình để chẩn đoán tràn dịch khớp gối.

- Tràn dịch khớp gối do chấn thương: có thể kèm theo các triệu chứng bầm tím và chảy máu trong khoang khớp.

b. Hình ảnh cận lâm sàng

Một số trường hợp tràn dịch khớp gối mức độ ít hầu như không có triệu chứng lâm sàng. Để nhận biết tràn dịch khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như siêu âm khớp gối, X quang hoặc MRI. Ngoài ra, xét nghiệm dịch khớp gối là thủ thuật đơn giản thường được chỉ định ở bệnh nhân tràn dịch để tìm kiếm nguyên nhân. Và đây cũng là phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng trong một số trường hợp cần thiết.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

1900 3367

Để nhận biết tràn dịch khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như siêu âm khớp gối, X quang hoặc MRI.

Để nhận biết tràn dịch khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như siêu âm khớp gối, X quang hoặc MRI.

3. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là kết quả của chấn thương đầu gối hoặc tình trạng viêm khớp. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp tràn dịch khớp gối là biến chứng các bệnh lý viêm toàn thân khác. Trên thực tế, tràn dịch khớp gối chủ yếu do các nguyên nhân sau:

a. Chấn thương đầu gối

Nguyên nhân hàng đầu của tràn dịch khớp gối là do chấn thương tại gối như gãy xương, rách sụn, đứt dây chằng...Khi có các tổn thương xuất hiện khớp gối bị kích thích dẫn tới tăng tiết dịch khớp như một hình thức bảo vệ khớp gối. Tuy nhiên việc gia tăng quá mức và cơ thể hấp thu không kịp dẫn tới bệnh lý tràn dịch khớp gối.

b. Viêm khớp gối

Các nguyên nhân gây viêm khớp gối như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...là những yếu tố thúc đẩy tăng tiết dịch khớp. Viêm càng nặng thì mức độ tràn dịch khớp gối càng cao.

c. Thoái hóa khớp gối

Ở người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối có tỷ lệ trà dịch khớp gối cao hơn người bình thường. Nguyên nhân có thể là do những tổn thương tại khớp gối kích hoạt quá trình tăng tiết dịch tại khớp.

d. Thừa cân, béo phì

Mặc dù không phải là nguyên nhân chính nhưng nó là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới tràn dịch khớp gối sớm. Thừa cân, béo phì làm tăng lực ép lên khớp, lâu dần làm khớp bị mài mòn. Theo thời gian các khớp xuất hiện tổn thương và hiện tượng tăng tiết dịch khớp quá mức.

4. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Rất nhiều người chủ quan với căn bệnh tràn dịch khớp gối. Do đó không ít các biến chứng nguy hiểm xuất hiện như tràn dịch nhiều, khớp nhiễm khuẩn, khớp bị hoại tử...Đặc biệt trong các trường hợp tràn dịch do chấn thương nếu không được xử trí thì nguy cơ bội nhiễm, phá hủy xương khớp.

Mặc dù là bệnh lý xương khớp thường gặp, mức độ nguy hiểm không cao nhưng phát hiện và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng. Không ai có thể chắc chắn rằng tràn dịch khớp gối không có biến chứng và có thể tự khỏi hoàn toàn mà không cần điều trị. Vậy nên bạn cần có cái nhìn đúng hơn về các bệnh lý về khớp.

Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường tại khớp như đau, sưng, hạn chế vận động...thì bạn nên đi khám để kiểm tra. Chi phí khám bệnh và kiểm tra các bệnh lý tại khớp không quá mắc tiền. Đặc biệt phần lớn các xét nghiệm thuộc diện được bảo hiểm chi trả. Do đó, bạn có thể tới các bệnh viện chuyên khoa cơ xương khớp để được chăm sóc một cách tốt nhất.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn bệnh viện nào cho uy tín thì hãy liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn.  Chúng tôi luôn có đội ngũ nhân viên trực web 24/24 để giúp bạn giải đáp những thắc mắc.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/11/2021 - Cập nhật 04/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bạn biết gì về tràn dịch khớp gối?

Bạn biết gì về tràn dịch khớp gối?

Tuy rằng tràn dịch khớp gối đã trở nên phổ biến và được xếp vào nhóm những bệnh lý xương khớp thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên nếu bạn đang còn trẻ...

09/11/2021

999 Lượt xem

5 Phút đọc

Tràn dịch khớp gối có điều trị dứt điểm được không?

Tràn dịch khớp gối có điều trị dứt điểm được không?

Sử dụng các loại thuốc giảm đau khi có triệu chứng của tràn dịch khớp gối là một thói quen khó bỏ của người Việt.. Chính điều này đã làm gia tăng tỷ lệ biến...

09/11/2021

1496 Lượt xem

5 Phút đọc

9 nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp

9 nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp

Theo thống kê cho thấy, có hơn 80% người từ 65 tuổi bị bệnh xương khớp. Người bệnh bị đau nhức ở các khớp hay cử động như khớp bàn tay, khớp đầu gối, khớp...

27/10/2021

3503 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG