Nội dung chính
  • 1. Mụn cóc sinh dục là gì?
  • 2. Nguyên nhân nào dẫn đến mụn cóc sinh dục?
  • 3. Yếu tố nguy cơ của mụn cóc sinh dục
  • 4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh
  • 5. Triệu chứng của mụn cóc sinh dục
  • 6. Chẩn đoán mụn cóc sinh dục
  • 7. Điều trị mụn cóc sinh dục như thế nào?
  • 8. Làm thế nào để dự phòng mụn cóc sinh dục
Nội dung chính
  • 1. Mụn cóc sinh dục là gì?
  • 2. Nguyên nhân nào dẫn đến mụn cóc sinh dục?
  • 3. Yếu tố nguy cơ của mụn cóc sinh dục
  • 4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh
  • 5. Triệu chứng của mụn cóc sinh dục
  • 6. Chẩn đoán mụn cóc sinh dục
  • 7. Điều trị mụn cóc sinh dục như thế nào?
  • 8. Làm thế nào để dự phòng mụn cóc sinh dục
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

7+ Điều bạn cần biết về mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh thuộc nhóm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STDs). Bệnh liên quan đến virus HPV và rất khó điều trị dứt điểm. Sự kém hiểu biết về bệnh có thể khiến bệnh lây lan nhanh chóng hoặc khiến bạn vô tình mắc bệnh nếu không biết cách bảo vệ mình. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu những điều cần biết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Mụn cóc sinh dục là gì?
  • 2. Nguyên nhân nào dẫn đến mụn cóc sinh dục?
  • 3. Yếu tố nguy cơ của mụn cóc sinh dục
  • 4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh
  • 5. Triệu chứng của mụn cóc sinh dục
  • 6. Chẩn đoán mụn cóc sinh dục
  • 7. Điều trị mụn cóc sinh dục như thế nào?
  • 8. Làm thế nào để dự phòng mụn cóc sinh dục

1. Mụn cóc sinh dục là gì?

Mụn cóc sinh dục (hay còn gọi là mụn cơm sinh dục hoặc sùi mào gà) là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất, phổ biến hơn cả lậu và giang mai. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng phát triển các khối u nhú ở vùng sinh dục hoặc hậu môn do virus HPV (Human papillomavirus) gây nên.

Mụn cóc sinh dục có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, trong đó nữ giới thường khó phát hiện và cũng khó điều trị hơn. Bệnh gây đau, ngứa ngáy khó chịu tại bộ phận sinh dục đồng thời nổi các sẩn, sùi tại nơi đây gây mất thẩm mỹ. Bệnh có nguy cơ tiến triển ung thư hóa nếu không được điều trị đúng cách.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến mụn cóc sinh dục?

Virus HPV (viết tắt của Human papilloma virus) là nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục. Đây là virus gây u nhú ở người. Có đến hơn 100 type HPV khác nhau, trong đó có hơn 20 type có thể lây nhiễm ở đường sinh dục. Hay gặp nhất là hai type số 6 và 11, đây cũng là hai type thường gây sùi mào gà. Các type 16, 18, 31, 33, 35 liên quan tới tình trạng loạn sản hậu môn, sinh dục và các ung thư biểu mô.

HPV có khả năng lây nhiễm cao, thậm chí chỉ thông qua tiếp xúc da nên chúng rất dễ lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, type virus gây mụn cóc sinh dục khác với type gây mụn cóc ở các vị trí khác như tay chân nên mụn cóc không lây truyền từ tay chân sang cơ quan sinh dục và ngược lại. Và không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị mụn cóc sinh dục, chỉ có khoảng 10% trong số đó phát triển thành bệnh trên lâm sàng.

Nguyên nhân dẫn đến mụn cóc sinh dục

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

3. Yếu tố nguy cơ của mụn cóc sinh dục

Theo thống kê, bất kỳ ai quan hệ tình dục cũng có nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ tình dục an toàn và chung thủy thì khả năng mắc bệnh là rất thấp. Những đối tượng sau là những người có nguy cơ cao bị mụn cóc sinh dục:

- Có nhiều bạn tình.

- Tần suất quan hệ tình dục cao.

- Bạn tình bị nhiễm sùi mào gà sinh dục ngoài.

- Bạn tình có nhiều bạn tình khác.

- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Người đang nhiễm bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác.

4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh

Khi quan hệ tình dục với người có nhiễm HPV, virus lây truyền và xâm nhập vào da khi thượng bì bị tổn thương. Đầu tiên, virus gắn vào màng đáy rồi xâm nhập vào lớp tế bào đáy. Trong tế bào, bộ gen virus (virion) tồn tại ở dạng plasmid trong nhân, khi tế bào phân chia, virion cũng được nhân lên và đi vào các lớp biệt hóa của thượng bì.

Ở đoạn trên của lớp gai thượng bì, ADN virus được tổng hợp, tạo thành hàng ngàn bản sao virus trong mỗi tế bào. Virus có thể đi qua liên kết ngang giữa các tế bào sừng để đến vị trí khác tạo thành tổn thương mới hoặc vào môi trường rồi lây truyền sang cơ thể khác.

Trong trường hợp lành tính, HPV tồn tại như một plasmid trong bào tương và nhân lên bên ngoài nhiễm sắc thể. Nếu tiến triển ác tính, nó tích hợp vào nhiễm sắc thể gây chuyển dạng tế bào tạo thành các u nhú, dạng sùi trên lâm sàng. Đây cũng là cơ chế hình thành nên các u nhú, sùi ở bộ phận sinh dục khi bị bệnh.

5. Triệu chứng của mụn cóc sinh dục

Sau khi quan hệ tình dục và nhiễm virus HPV, mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện sau đó vài tuần cho đến vài tháng. Thông thường, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 9 tháng. Người mắc bệnh thường không xuất hiện triệu chứng cơ năng mà chỉ tình cờ phát hiện hoặc lo lắng đi khám khi có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Có 4 dạng lâm sàng điển hình là: Sẩn nhỏ, sùi dạng súp lơ, hạt cơm sừng và sẩn hoặc mảng phẳng (hay gặp ở cổ tử cung). Chính vì có nhiều dạng như vậy và không phải dạng nào cũng biểu hiện rõ nên bệnh thường bị bỏ sót, đặc biệt là đối với nữ khi không có triệu chứng cơ năng.

Triệu chững của mụn cóc sinh dục

Màu sắc của mụn cóc sinh dục khá đa dạng, có thể trùng với màu da hoặc màu hồng, đỏ, nâu,… Chúng phân bố tập trung, rải rác hoặc cũng có trường hợp tạo thành khối dính chùm đồ sộ gặp ở những người suy giảm miễn dịch. Kèm theo đó, người bệnh có thể thấy ngứa rát ở cơ quan sinh dục, chảy máu âm đạo, niệu đạo hoặc đau khi giao hợp. Nếu tổn thương quá lớn thậm chí có thể gây tắc nghẽn, nhưng trường hợp này thường ít gặp.

Ở nam giới, mụn cóc sinh dục thường xuất hiện ở dây hãm, rãnh quy đầu, thân quy đầu, bìu. Còn ở nữ, ta thường thấy tổn thương  tại các môi, âm vật, quanh niệu đạo, tầng sinh môn, âm đạo và cả cổ tử cung. Ở cổ tử cung thường là dạng sẩn hoặc mảng phẳng. Mụn có sinh dục cũng có thế hình thành tại bàng quang, niệu đạo, hậu môn, trực tràng cũng như hầu họng do quan hệ bằng đường miệng và hậu môn.

6. Chẩn đoán mụn cóc sinh dục

Ngoài các triệu chứng lâm sàng khai thác được, để chẩn đoán mụn cóc sinh dục, việc khai thác tiền sử quan hệ tình dục trong quá khứ là vô cùng quan trọng. Đây là một chủ đề tương đối nhạy cảm nên người bệnh thường ngại ngùng và giấu giếm khi được hỏi. Điều này cũng góp phần khiến việc chẩn đoán bệnh khó chính xác hơn.

Sau khi thăm khám kỹ các tổn thương tại vùng sinh dục hoặc những vị trí mà mụn cóc phát triển, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Những xét nghiệm thường được làm là nghiệm pháp acid acetic, Pap test, mô bệnh học và PCR (kỹ thuật khuếch đại gen). Trong đó, PCR là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán mụn cóc sinh dục.

7. Điều trị mụn cóc sinh dục như thế nào?

Có nhiều biện pháp để loại bỏ tổn thương của mụn cóc sinh dục, tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý này. Nhưng dù thế nào thì khi điều trị bệnh cũng cần đảm bảo đủ 4 nguyên tắc điều trị sau:

- Điều trị cả bạn tình.

- Theo dõi định kỳ.

- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.

- Sàng lọc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, Chlamydia, giang mai, HIV.

Có thể chia điều trị thành nội khoa (bao gồm thuốc bôi tại chỗ, thuốc toàn thân) và thủ thuật. Một số thuốc bôi tại chỗ thường được dùng là TCA (acid trichloracetic), Podophylotoxine 0.5%, kem Imiquimod 5%, Bleomycine 0.1%, %FU,… Mỗi thuốc lại có ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng đối tượng riêng, vì thế bạn không được tự ý sử dụng mà cần có chẩn đoán và kê đơn từ bác sĩ.

Một số thuốc toàn thân có thể điều trị mụn cóc sinh dục là Cimetidin, Levamisol, Sulfat kẽm. Tuy nhiên, trên lâm sàng người ta không dùng thuốc uống để điều trị bệnh lý này. Nếu khi dùng thuốc bôi mà mụn cóc vẫn không có dấu hiệu biến mất, bạn có thể áp dụng một số thủ thuật để loại bỏ tổn thương như: Lazer, đốt điện, phẫu thuật hoặc dùng nitơ lỏng.

8. Làm thế nào để dự phòng mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, vì thế ta cần phải dự phòng ngay từ đường lây truyền này. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ, chung thủy một vợ một chồng,… là những biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin ngừa HPV. Tuổi tiêm chủng bắt đầu từ 9 tuổi cho đến 26 tuổi ở nữ và 21 tuổi ở nam. Đối với người nhiễm HIV và nam giới quan hệ tình dục đồng tính, tuổi tiêm chủng có thể lên đến 26 tuổi.

Hiện nay có 3 loại vacxin trên thị trường tương ứng với khả năng bảo vệ bạn khỏi 2 type, 4 type và 9 type HPV. Tuy nhiên, như bạn thấy, HPV có rất nhiều type và vaccin không thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi chủng virus này, nó chỉ có thể ngăn ngừa những chủng nguy hiểm và thường gặp nhất. Vì thế, ý thức quan hệ tình dục an toàn và tự bảo vệ bản thân mình là vô cùng quan trọng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm nhiều điều về căn bệnh mụn cóc sinh dục – một căn bệnh nhạy cảm và hơi khó nói đối với nhiều người. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/07/2021 - Cập nhật 20/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các thuốc bôi điều trị mụn cóc trên da: Cơ chế, hiệu quả,...

Các thuốc bôi điều trị mụn cóc trên da: Cơ chế, hiệu quả,...

Mụn cóc trên da là bệnh da liễu dễ gặp phải ở nhiều người. Vậy điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu IVIE - Bác sĩ ơi qua bài viết...

17/11/2022

836 Lượt xem

4 Phút đọc

Mụn cóc trên da: Nguyên nhân, điều trị và dự phòng bệnh

Mụn cóc trên da: Nguyên nhân, điều trị và dự phòng bệnh

Mụn cóc ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

15/10/2022

666 Lượt xem

4 Phút đọc

Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ...

Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ...

Mụn cóc sinh dục là mụn nhỏ, mềm ở vùng hậu môn, sinh dục do vi khuẩn HPV gây nên. Đây là bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến những tác hại khôn lường. Bệnh này ...

20/07/2021

1688 Lượt xem

5 Phút đọc

Phân biệt mụn cóc sinh dục với mụn rộp sinh dục

Phân biệt mụn cóc sinh dục với mụn rộp sinh dục

Mụn cóc sinh dục và mụn rộp sinh dục là các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Hai bệnh lý này đều có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục nên rất dễ nhầm lẫn...

20/07/2021

2890 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG