Nội dung chính
  • 1. Mỡ máu là gì? Xét nghiệm mỡ máu như thế nào?
  • 2. Các thành phần mỡ máu thường được xét nghiệm
  • 3. Khi nào cần làm xét nghiệm mỡ máu?
Nội dung chính
  • 1. Mỡ máu là gì? Xét nghiệm mỡ máu như thế nào?
  • 2. Các thành phần mỡ máu thường được xét nghiệm
  • 3. Khi nào cần làm xét nghiệm mỡ máu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm mỡ máu để đánh giá các vấn đề về rối loạn mỡ máu

Bệnh máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp trong xã hội hiện đại. Mỡ máu là một thành phần trong máu, khi chỉ số mỡ máu tăng cao là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… Kiểm tra mỡ máu nên được thực hiện 4-6 năm/ lần để tầm soát bệnh rối loạn mỡ máu. 
Nội dung chính
  • 1. Mỡ máu là gì? Xét nghiệm mỡ máu như thế nào?
  • 2. Các thành phần mỡ máu thường được xét nghiệm
  • 3. Khi nào cần làm xét nghiệm mỡ máu?

1. Mỡ máu là gì? Xét nghiệm mỡ máu như thế nào?

Mỡ máu hay còn được gọi là lipid máu, là một thành phần quan trọng có trong máu tham gia tổng hợp một số chất cho cơ thể. Lipid máu còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa và là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Có rất nhiều thành phần khác nhau trong mỡ máu. Khi thăm khám sức khỏe định kỳ hay theo dõi sức khỏe, có bốn chỉ số thông thường để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh như: Tăng huyết áp, bệnh mạch vạch, đái tháo đường… Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu đó là Triglycerid, HDL- Cholesterol, LDL- Cholesterol và Cholesterol toàn phần.

Mỗi thành thần có những chức năng khác nhau, chúng phối hợp nhịp nhàng để cơ thể được vận hành một cách tốt nhất. Nếu có bất kì rối loạn nào xảy ra, mỡ máu sẽ bị rối loạn và cơ thể có nguy cơ hứng chịu một số bệnh khó lường.

2. Các thành phần mỡ máu thường được xét nghiệm

a. Cholesterol toàn phần

Cholesterol tham gia vào cấu tạo màng tế bào, thức ăn (chủ yếu là mỡ động vật) là nguồn cung cấp cholesterol ngoại sinh cho cơ thể. Chúng được biết đến nhiều do có mối liên hệ với bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… Những căn bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay.

Cholesterol được biết đến nhiều do có mối liên hệ với bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Cholesterol được biết đến nhiều do có mối liên hệ với bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Mối liên quan giữa chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần và nguy cơ bệnh động mạch vành:

- Cholesterol  < 200mg/dL: Nồng độ lý tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành thấp.

- Cholesterol từ 200-239 mg/dL: Mức ranh giới, cần lưu ý. 

- >= 240 mg/dL: Tăng hàm lượng cholesterol máu, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp 2 lần người bình thường.

b. Triglycerid

Triglyceride là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nếu hàm lượng này tăng cao sẽ góp phần tạo thành mảng xơ vữa ở thành mạch máu.

Các chỉ số đánh giá mức độ rối loạn thành phần Triglyceride có trong mỡ máu:

-  < 150 mg/dL: Bình thường

- 150- 199 mg/dL: Tăng giới hạn

- 200- 499 mg/dL: Tăng

-  >= 500 mg/dL: Rất tăng

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ tăng cao tỉ lệ thuận với sự tăng của chỉ số mỡ máu Triglyceride

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ tăng cao.

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ tăng cao.

c. HDL- Cholesterol

HDL-C là một loại “cholesterol tốt”, tham gia vận chuyển Cholesterol xấu về gan để thải trừ, nồng độ HDL- C giảm có nguy cơ gây xơ vữa thành mạch. Trong ngưỡng giới hạn, nồng độ cholesterol càng tăng chứng tỏ cơ thể được tăng cường bảo vệ trước các nguy cơ bệnh tim mạch. 

- HDL-C < 40 mg/dL ở nam giới và < 50 mg/dL (nữ giới): HDL- Cholesterol thấp, nguy cơ chính gây ra các bệnh lý tim mạch.

- HDL-C > 60 mg/dL ( nhưng nhỏ hơn  mg/dL): Tăng, gia tăng yếu tố bảo vệ.

d. LDL- Cholesterol

LDL hay còn gọi là cholesterol xấu, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ gan đến các cơ quan, đến tế bào, nếu LDL cholesterol tăng, sẽ tạo ra các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

- < 100 mg/dL: Rất tốt

- 100-129 mg/dL: Bình tường tốt

- 130-159 mg/dL: Tăng giới hạn

- 160- 189 mg/dL: Tăng nồng độ LDL-C trong máu, nguy cơ cao mắc bệnh.

- >= 190 mg/dL: Nồng độ LDL-C rất tăng, nguy cơ mắc bệnh rất cao.

3. Khi nào cần làm xét nghiệm mỡ máu?

Xét nghiệm mỡ máu thường được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích đánh giá mức độ rối loạn mỡ máu và xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở một số đối tượng có yếu tố nguy cơ cao. Việc kiểm soát tốt mỡ máu bằng cách tăng “mỡ tốt” và giảm “mỡ xấu” là biện pháp dự phòng bệnh rối loạn mỡ máu hiệu quả nhất.

Kiểm soát tốt mỡ máu bằng cách tăng “mỡ tốt” và giảm “mỡ xấu”.

Kiểm soát tốt mỡ máu bằng cách tăng “mỡ tốt” và giảm “mỡ xấu”.

Xét nghiệm mỡ máu được thực hiện:

- Các lần thăm khám bệnh định kỳ

- Tầm soát bệnh về tim mạch ở người lớn tuổi

- Góp phần chẩn đoán nguyên nhân, chẩn đoán bệnh lý liên quan.

- Theo dõi mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện tại.

Theo khuyến cáo của hội tim mạch Hoa Kỳ (ACC), xét nghiệm các chỉ số lipid máu là một trong các chỉ số đánh giá nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp kiểm soát và điều trị rối loạn lipid máu để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Xét nghiệm mỡ máu nên được thực hiện định kỳ, đặc biệt là ở người có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm các rối loạn bất thường. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/04/2022 - Cập nhật 08/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm mỡ máu để đánh giá các vấn đề về rối loạn mỡ máu

Xét nghiệm mỡ máu để đánh giá các vấn đề về rối loạn mỡ máu

Bệnh máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp trong xã hội hiện đại. Mỡ máu là một thành phần trong máu, khi chỉ số mỡ máu tăng cao...

04/04/2022

1024 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG