Nội dung chính
  • 1. Thời điểm làm xét nghiệm máu
  • 2. Xét nghiệm máu có phải nhịn ăn không?
  • 3. Thai phụ cần nắm được nhóm máu của mình
  • 4. Sản phụ có đang thiếu máu không?
  • 5. Sản phụ có mắc bệnh về máu không?
  • 6. Sản phụ có mắc bệnh lây truyền qua đường máu mẹ - con không?
Nội dung chính
  • 1. Thời điểm làm xét nghiệm máu
  • 2. Xét nghiệm máu có phải nhịn ăn không?
  • 3. Thai phụ cần nắm được nhóm máu của mình
  • 4. Sản phụ có đang thiếu máu không?
  • 5. Sản phụ có mắc bệnh về máu không?
  • 6. Sản phụ có mắc bệnh lây truyền qua đường máu mẹ - con không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm máu trong thai kỳ và những điều bạn nên biết

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Trong thai kỳ cần thực hiện các loại xét nghiệm máu nào?, nên xét nghiệm ở thời điểm nào, khi xét nghiệm có phải nhịn ăn không và những lưu ý cho sản phụ khi xét nghiệm máu. Tìm hiểu cùng ISOFHCARE ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Thời điểm làm xét nghiệm máu
  • 2. Xét nghiệm máu có phải nhịn ăn không?
  • 3. Thai phụ cần nắm được nhóm máu của mình
  • 4. Sản phụ có đang thiếu máu không?
  • 5. Sản phụ có mắc bệnh về máu không?
  • 6. Sản phụ có mắc bệnh lây truyền qua đường máu mẹ - con không?

Xét nghiệm máu trong thai kỳ được coi là một trong những xét nghiệm cơ bản mà thai phụ nào cũng nên được làm ít nhất một lần trong quá trình mang thai. Các chỉ số cơ bản về công thức máu, hóa sinh máu thể hiện sức khỏe của mẹ, dự đoán một vài bệnh lý phổ biến, bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con, từ đó bác sĩ sản khoa sẽ có điều chỉnh, dự phòng phù hợp với thai phụ.

1. Thời điểm làm xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu trong thai kỳ bạn nên biết

Thời điểm làm xét nghiệm máu trong thai kỳ

Lý tưởng là mỗi tam cá nguyệt thai phụ nên kiểm tra một lần, hoặc có thể kiểm tra trong lần khám thai đầu tiên và thời điểm làm hồ sơ sinh khoảng 36 tuần.

Mốc thời gian không nhất thiết cố định do đó các thai phụ có thể cân nhắc thời gian và tài chính để tiến hành xét nghiệm.

Làm xét nghiệm máu sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về: nhóm máu, thai phụ có thiếu máu không, thai phụ có mắc bệnh về máu nào không, các bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường máu từ mẹ- con có thể mắc phải không.

2. Xét nghiệm máu có phải nhịn ăn không?

Các thai phụ không cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm máu.

3. Thai phụ cần nắm được nhóm máu của mình

Đây là một điều quan trọng nhưng thường bị các mẹ bầu bỏ qua, đặc biệt trong các trường hợp cần cấp cứu, truyền máu khẩn cấp thì việc nắm được hệ nhóm máu của mình sẽ giúp các y bác sĩ có thể xử trí nhanh nhẹn và kịp thời. 

Ngoài ra, trường hợp mẹ bầu thuộc nhóm máu hiếm có thể liên hệ, hỗ trợ, chuẩn bị máu trước nếu thai kỳ nguy cơ cao vì nguồn máu hiếm không phải lúc nào cũng có sẵn.

Thai phụ cần nắm được nhóm máu của mình

Thai phụ cần nắm được nhóm máu của mình

Đối với nhóm máu thì có 2 hệ nhóm máu thai phụ cần nhớ là hệ nhóm máu ABO (bao gồm các nhóm máu A,B,O,AB) và hệ nhóm máu Rh (Rh+ và Rh-). Trên 98% người Việt Nam mang nhóm máu Rh+ bởi vậy nếu bản thân thai phụ Rh- lại không nắm được tình trạng nhóm máu của mình thì rất tai hại.

Ngoài ra trong các trường hợp sản phụ sinh lần 2 trở lên nếu lần sinh trước có bất đồng nhóm máu thì lần này thai phụ cũng cần phải nắm được để phòng nguy cơ tan máu do bất đồng nhóm máu hoặc gây sảy thai sớm ở lần mang thai sau.

4. Sản phụ có đang thiếu máu không?

Trong khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ tăng lên rất nhiều. Nhu cầu về máu cũng tăng lên do tăng tuần hoàn cho thai nhi, nuôi thai nhi, đảm bảo thai nhi phát triển lành mạnh. Bởi vậy, thai phụ luôn tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu nếu bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chức năng không đủ.

Xét nghiệm thiếu máu trong thai kỳ

Xét nghiệm thiếu máu trong thai kỳ

Thông qua xét nghiệm máu, đặc biệt các chỉ số như Hemoglobin cho thai phụ biết thai phụ có đang thiếu máu không; thiếu máu loại gì; có phải do thiếu sắt hay không từ đó bác sĩ sản khoa có thể điều chỉnh liều lượng bổ sung phù hợp.

Thông thường, nhu cầu sắt nguyên tố trong thai kỳ của bà mẹ mang thai là 30-60mg/ ngày. Trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt( hay gặp) bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều sắt lên hoặc chuyển sang các sản phẩm bổ sung khác có hàm lượng cao hơn có cấu trúc dễ hấp thu hơn để đảm bảo thai nhi trong bụng có đủ dinh dưỡng để phát triển.

5. Sản phụ có mắc bệnh về máu không?

Một vài bệnh về máu như bệnh Thalassemia, Leukemia, giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết,.. có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi khi mang thai.

Trong đó đặc biệt lưu ý bệnh lý Thalassemia, phổ biến ở người Việt Nam ở thể người lành mang bệnh. Trường hợp cả bố mẹ đều bị Thalassemia thể người lành mang bệnh thì có nguy cơ sinh ra con mắc Thalassemia hay còn biết đến là bệnh tan máu bẩm sinh - đây là một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội.

Các chỉ số: Các bệnh thường bất thường về một trong các chỉ số hoặc nhiều chỉ số cùng lúc: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,…

6. Sản phụ có mắc bệnh lây truyền qua đường máu mẹ - con không?

Máu mẹ và máu con trao đổi trực tiếp qua hồ huyết trong rau thai, một vài bệnh lý của mẹ có thể qua đó gây bệnh ở thai nhi: Rubella, giang mai, viêm gan B, CMV, HIV... Do bị mắc bệnh từ quá sớm như vậy có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể con: giác quan (câm – điếc bẩm sinh); viêm gan B tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư gan cao gấp 20 lần so với những trẻ bình thường; chậm phát triển,…

Sản phụ có mắc bệnh lây truyền qua đường máu mẹ - con không?

Sản phụ có mắc bệnh lây truyền qua đường máu mẹ - con không?

Nắm được các bệnh lý truyền nhiễm mẹ đang mắc có thể có nguy cơ lây sang con sẽ giúp bác sĩ sản khoa đưa ra các chỉ định để dự phòng, điều trị kịp thời.

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm được Bộ Y tế khuyến cáo thường quy khi thai phụ khám thai nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

13919 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

1930 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

652 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

625 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG