Nội dung chính
  • 1. Viêm tiểu phế quản là gì?
  • 2. Dịch tễ bệnh viêm tiểu phế quản
  • 3. Căn nguyên gây bệnh viêm tiểu phế quản
  • 4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh
  • 5. Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh viêm tiểu phế quản
  • 6. Chẩn đoán viêm tiểu phế quản
  • 7. Mức độ nặng của bệnh viêm tiểu phế quản
  • 8. Tiêu chuẩn nhập viện ở trẻ viêm tiểu phế quản
  • 9. Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản
  • 10. Tiên lượng trẻ viêm tiểu phế quản
  • 11. Dự phòng bệnh viêm tiểu phế quản
Nội dung chính
  • 1. Viêm tiểu phế quản là gì?
  • 2. Dịch tễ bệnh viêm tiểu phế quản
  • 3. Căn nguyên gây bệnh viêm tiểu phế quản
  • 4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh
  • 5. Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh viêm tiểu phế quản
  • 6. Chẩn đoán viêm tiểu phế quản
  • 7. Mức độ nặng của bệnh viêm tiểu phế quản
  • 8. Tiêu chuẩn nhập viện ở trẻ viêm tiểu phế quản
  • 9. Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản
  • 10. Tiên lượng trẻ viêm tiểu phế quản
  • 11. Dự phòng bệnh viêm tiểu phế quản
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là một bệnh phổ biến ở trẻ, có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, bệnh có thể nhẹ, tự khỏi nhưng có thể nặng và dẫn đến tử vong. Theo dõi trẻ VTPQ là một kỹ năng cần thiết ở cha mẹ của trẻ.
Nội dung chính
  • 1. Viêm tiểu phế quản là gì?
  • 2. Dịch tễ bệnh viêm tiểu phế quản
  • 3. Căn nguyên gây bệnh viêm tiểu phế quản
  • 4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh
  • 5. Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh viêm tiểu phế quản
  • 6. Chẩn đoán viêm tiểu phế quản
  • 7. Mức độ nặng của bệnh viêm tiểu phế quản
  • 8. Tiêu chuẩn nhập viện ở trẻ viêm tiểu phế quản
  • 9. Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản
  • 10. Tiên lượng trẻ viêm tiểu phế quản
  • 11. Dự phòng bệnh viêm tiểu phế quản

1. Viêm tiểu phế quản là gì?

VTPQ là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, đặc trưng bởi tình trạng viêm cấp tính, phù nề và tăng bài tiết chất nhầy dẫn đến tắc đường dẫn khí nhỏ.  

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

2. Dịch tễ bệnh viêm tiểu phế quản

VTPQ phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Ước tính có khoảng 20% trẻ dưới 1 tuổi mắc VTPQ, tỷ lệ nhập viện từ 1-3% với hơn 3,4 triệu lượt trẻ mỗi năm. Bệnh thường gặp vào mùa Đông Xuân, tỷ lệ cao nhất vào tháng Một, tháng Hai hàng năm.

Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nguy mắc bệnh như trẻ sống trong môi trường chật hẹp, thời tiết lạnh và khô, ô nhiễm không khí và những yếu tố chủ quan ở trẻ như suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, các bệnh lý bất thường đường thở, bệnh lý về thần kinh cơ…

19003367  - Tổng đài đặt lịch khám bệnh ưu tiên tại tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn!

3. Căn nguyên gây bệnh viêm tiểu phế quản

VTPQ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần lớn là virus. Trong đó, virus hợp bào hô hấp (RSV) là căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra có nhiều loại virus khác như Rhinovirus, Adenovirus, … Bệnh cũng có thể do sự kết hợp nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là RSV và Rhinovirus. Một số trường hợp bệnh có thể do vi khuẩn như Phế cầu, HI hay một số vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumonia, Chlamydophila pneumoniae.

4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh

Triệu chứng lâm sàng của bệnh không đặc hiệu. Triệu chứng thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh (thời gian kể từ khi nhiễm căn nguyên gây bệnh đến khi có triệu chứng lâm sàng) khoảng 3-5 ngày. Bệnh thường khởi đầu bằng triệu chứng lâm sàng như ho, hắt hơi, sổ mũi, ngại mũi và sốt. Các triệu chứng này thường kéo dài 1-3 ngày. Sau đó, trẻ có thể xuất hiện thở nhanh, gắng sức. Bệnh thường nặng nhất từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 từ thời điểm xuất hiện triệu chứng lâm sàng.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Trẻ sốt trên 40oC hiếm gặp, vì vậy, nếu trẻ sốt trên 40oC cần đặt ra chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác. Sốt cao cũng là một dấu hiện tiên lượng bệnh nặng. 

Trẻ có thể ăn kém hơn, nôn. Tình trạng ăn uống cũng là một dấu hiện tiên lượng mức độ nặng của bệnh.

Khi nghe phổi, bác sĩ lâm sàng có thể nghe thấy ran rít, ran ngáy hoặc ran nổ và thường lan tỏa ở 2 bên phổi.  

5. Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh viêm tiểu phế quản

Không có xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu để chẩn đoán VTPQ. Các xét nghiệm có thể làm tăng chi phí điều trị. Ngoài ra, không có sự khác biệt về phương pháp điều trị ở trẻ VTPQ do các căn nguyên virus khác nhau. Tuy nhiên, nếu xác định được căn nguyên virus, có thể làm giảm tỷ lệ lây chéo trong quá trình điều trị. Một số phương pháp cận lâm sàng có thể được chỉ định tùy theo triệu chứng lâm sàng của trẻ như: X-quang tim phổi, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, định lượng CRP, điện giải đồ, khí máu…

6. Chẩn đoán viêm tiểu phế quản

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị VTPQ của NICE năm 2019, chẩn đoán VTPQ khi trẻ có các biểu hiện ho, khò khè, chảy mũi, ngạt mũi kéo dài từ 1-3 ngày và theo sau bởi các triệu chứng sau: 

  • Ho VÀ 
  • Thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực VÀ
  • Ran rít và/hoặc ran nổ khi nghe phổi. 

7. Mức độ nặng của bệnh viêm tiểu phế quản

Có nhiều cách phân loại mức độ nặng của bệnh VTPQ. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh VTPQ của bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ được chẩn đoán VTPQ nặng khi có một trong số các dấu hiệu sau: Gắng sức hô hấp dai dẳng (thở nhanh, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, ngừng thở) trong ít nhất 15 phút, nhịp thở trên 70 lần/phút, ngừng thở, SpO2 < 95%, suy hô hấp.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

8. Tiêu chuẩn nhập viện ở trẻ viêm tiểu phế quản

Ở một trẻ không có bệnh lý kèm theo mắc VTPQ, trẻ cần được nhập viện khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau đây: 

  • Trẻ có rút lõm lồng ngực nặng, phập phồng cánh mũi.
  • SpO2< 95%.
  • Nhịp thở > 70 lần/phút.
  • Ngừng thở.
  • Ăn uống đáp ứng dưới 75% nhu cầu bình thường của trẻ.

Một số trường hợp trẻ cũng cần nhập viện dù không có triệu chứng hô hấp nặng nề:

  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ kèm theo bệnh lý khác như: trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, có bệnh lý thần kinh, bệnh phổi mạn, bệnh lý tim bẩm sinh.

9. Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản

Điều trị VTPQ chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Điều trị đặc hiệu chỉ được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt.

Thở oxy: còn chưa thống nhất ngưỡng SpO2 cần thiết để cung cấp oxy hỗ trợ cho trẻ, ngưỡng phổ biến là 92%. Tùy thuộc vào mức độ suy hô hấp và điều kiện vật chất kỹ thuật ở các cơ sở y tế khác nhau mà có các phương pháp hỗ trợ oxy khác nhau. 

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Hút dịch mũi họng: là phương pháp điều trị hỗ trợ có hiệu quả và vai trò quan trọng trong điều trị VTPQ. Tuy nhiên, phương pháp này thường gây kích thích cho trẻ đồng thời gây phù nề đường thở nếu thực hiện sai nên người tiến hành hút dịch mũi họng (người thân của trẻ hoặc nhân viên y tế) cần được hướng dẫn cách hút dịch mũi họng. 

Bù dịch và cung cấp dinh dưỡng: Phương pháp được sử dụng tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh VTPQ. Đường sonde dạ dày được ưu tiên sử dụng nếu trẻ không thể ăn hoặc bú tự nhiên. Nếu trẻ không dung nạp khi sử dụng sonde dạ dày, cần nuôi dưỡng và đảm bảo thế tích tuần hoàn bằng đường tĩnh mạch.

Một số phương pháp khác không được khuyến cáo là phương pháp điều trị thường quy như: khí dung, kháng sinh, sử dụng thuốc giãn phế quản. 

10. Tiên lượng trẻ viêm tiểu phế quản

Phần lớn trẻ ở thể nhẹ, tỷ lệ khỏi bệnh cao. 

Tiên lượng nặng khi trẻ có bệnh lý kèm theo như tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch đẻ non, bệnh lý thần kinh cơ, trẻ dưới 3 tháng tuổi. 

Tỷ lệ tử vong: 1-2 %. Nếu có bệnh lý tim hoặc phổi, tỷ lệ tử vong là 3-4%, trẻ suy giảm miễn dịch tỷ lệ tử vong là 20-67%. 

11. Dự phòng bệnh viêm tiểu phế quản

Phương pháp phòng bệnh đơn giản và có hiệu quả là rửa tay thường xuyên và cách ly trẻ khi có dịch cúm hoặc ho. Một số phương pháp dự phòng đặc hiệu còn ít được áp dụng tại Việt Nam và chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/11/2021 - Cập nhật 03/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

28/11/2021

1081 Lượt xem

5 Phút đọc

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1318 Lượt xem

4 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao màng phổi

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao màng phổi

Ngoài quá trình tuân thủ phác đồ điều trị, thời gian nghỉ ngơi đúng nguyên tắc được đề ra, thì bên cạnh đó người mắc bệnh lao phổi cũng cần đặt ra và đạt được...

28/11/2021

2365 Lượt xem

3 Phút đọc

Tràn khí màng phổi: bệnh lý cấp cứu nguy hiểm trong lao

Tràn khí màng phổi: bệnh lý cấp cứu nguy hiểm trong lao

Tràn khí màng phổi (TKMP) được định nghĩa là sự xuất hiện khí trong khoang màng phổi do tổn thương những lá màng phổi, gây ra xẹp một phần hay toàn bộ một...

28/11/2021

2085 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG