Nội dung chính
  • 1. Vì sao viêm tai giữa tái phát nhiều lần?
  • 2. Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
  • 3. 2 tips dự phòng bệnh lý viêm tai giữa hay tái phát
Nội dung chính
  • 1. Vì sao viêm tai giữa tái phát nhiều lần?
  • 2. Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
  • 3. 2 tips dự phòng bệnh lý viêm tai giữa hay tái phát
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm tai giữa có tái phát không?

Viêm tai giữa là một bệnh lý viêm nhiễm vùng tai hay tái đi tái lại nhiều lần vì bệnh khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bên cạnh đó, viêm nhiễm cấp tính nhanh chóng tiến triển thành thể mạn tính và kéo theo nhiều hệ lụy nan giải trên cơ thể trẻ non nớt nếu không được điều trị kịp thời.
Nội dung chính
  • 1. Vì sao viêm tai giữa tái phát nhiều lần?
  • 2. Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
  • 3. 2 tips dự phòng bệnh lý viêm tai giữa hay tái phát

 

1. Vì sao viêm tai giữa tái phát nhiều lần?

Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, bệnh xuất hiện với các triệu chứng như đau nhức tai, khó chịu trong tai, ù tai, làm trẻ nghe kém…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng viêm tai giữa tái phát nhiều lần, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thủng màng nhĩ, xơ dính chuỗi xương con, viêm màng não… Chính vì vậy, khi các ông bố bà mẹ hiểu và phòng tránh được các nguyên nhân khiến tình trạng viêm tai tái phát nhiều lần, chính là giành giật thêm một cơ hội để bé sống vui sống khỏe.

Nguyên nhân khiến viêm tai giữa tái phát nhiều lần”

a. Vệ sinh tai mũi họng không sạch sẽ

Giải phẫu vùng tai, mũi, họng có sự thông thương, liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, một cơ quan bị nhiễm khuẩn và nếu không được vệ sinh sạch sẽ, cẩn trọng thì vi khuẩn có thể lan đến vùng cấu trúc xung quanh cư trú và gây bệnh. Khi trẻ bị viêm tai, có thể ba mẹ chưa áp dụng được phương pháp vệ sinh đúng cách, làm giảm hiệu quả chống lại bệnh viêm tai.

b. Điều trị không dứt điểm các bệnh đường hô hấp trước đó

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng hay gặp nhất của viêm đường hô hấp ở trẻ em. Một viêm nhiễm ở vùng hầu họng dễ dàng lan đến tai giữa thông qua lỗ hầu vòi tai. Việc điều trị không dứt điểm các bệnh đường hô hấp chính là một yếu tố thúc đầy vi khuẩn, virus di chuyển tìm đến một nơi ẩn náu mới, cụ thể là tai giữa và gây bệnh.

Nếu ba mẹ lơ là và không đưa bé đi thăm khám kịp thời, bệnh viêm tai giữa có thể xuất hiện cùng lúc với bệnh viêm đường hô hấp gây thương tổn nặng nề lên trẻ.

c. Điều trị viêm tai giữa không đúng phương pháp

Ba mẹ đưa bé đến một trung tâm y tế không đáng tin cậy hoặc chính ba mẹ là người không thực hiện đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.

Một sai lầm khác mà ba mẹ thường xuyên mắc phải đó là tự ý chẩn đoán bệnh và điều trị cho trẻ mà không thông qua bác sĩ chuyên khoa. Và nếu không may, chính trẻ là người chịu hậu quả nặng nề vì sai phạm của bố mẹ.

Hình ảnh chảy dịch từ tai

d. Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn

Bệnh viêm tai giữa được phát hiện và chẩn đoán ở giai đoạn muộn thường gặp nhiều khó khăn trong công tác điều trị. Chưa kể đến, bệnh ở giai đoạn muộn thường kèm theo nhiều biến chứng nặng nề.

e. Không đưa trẻ đi tái khám theo lời dặn của bác sĩ

Ba mẹ thường chủ quan không cho trẻ đi tái khám theo lời dặn của bác sĩ sau khi hoàn thành xong phác đồ điều trị. Đây là lý do khiến bệnh tái phát nhiều lần và rất khó điều trị dứt điểm.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Tổn thương màng nhĩ là một hậu quả tất yếu xảy ra nếu trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn bi bô tập nói – giai đoạn bé không ngừng học hỏi để làm quen và tiếp nhận thế giới xung quanh.

 Điều trị viêm tai giữa cho bé gồm hai phương pháp chủ đạo:

a. Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có vai trò kìm hãm và diệt trừ vi khuẩn virus trú ngụ tại tai giữa gây bệnh. Liệu trình từ 5-7 ngày và tái khám theo lời dặn của bác sĩ.

b. Điều trị không dùng thuốc

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp khác nhau. Nếu ba mẹ phát hiện sớm và đưa bé đi khám kịp thời thì thay vì sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn ba mẹ cách vệ sinh tai đúng cách và chờ theo dõi một thời gian.

Nếu sau 2-3 ngày bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này bác sĩ sẽ chuyển sang phương thức điều trị bằng thuốc.

3. 2 tips dự phòng bệnh lý viêm tai giữa hay tái phát

Để dự phòng bệnh viêm tai giữa hay tái phát ở trẻ, ba mẹ nên tuân thủ theo 2 nhóm nguyên tắc: Nên làm và không nên làm.

a. Điều ba mẹ nên làm

Vệ sinh sạch sẽ vùng tai mũi họng

  • Vệ sinh sạch sẽ cả 3 vùng tai, mũi, họng cho trẻ bằng nước muối pha loãng mỗi 2 lần một ngày.

  • Đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường

  • Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh dứt điểm.

  • Giữ cho môi trường xung quanh trẻ luôn thông thoáng, sạch sẽ. giới hạn thời gian nằm điều hòa cho bé.

  • Chữa trị kịp thời và nghiêm túc các bệnh liên quan đến đường hô hấp…

  • Cho trẻ bú mẹ đầy đủ và bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng.

b. Điều ba mẹ không nên làm

Cách hiệu quả nhất để dự phòng bệnh viêm tai giữa chính là dự phòng cả bệnh liên quan đến vùng mũi, hầu họng và tai.

  • Không nên để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, khói thuốc lá.

  • Không nên chủ quan lơ là trước một bất thường dù là rất nhỏ của bé.

  • Không nên tự ý điều trị bệnh cho trẻ theo các phương pháp dân gian, hay bằng kinh nghiệm.

  • Không nên giữ thói quen mút tay hay ngậm núm vú giả ở trẻ.

Viêm tai giữa là một bệnh phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngay cả khi mẹ đã thực hiện hết thảy các biện pháp dự phòng nhưng trẻ vẫn có nguy cơ tái phát bệnh. Nhưng nếu không chủ động phòng tránh, biết đâu bệnh sẽ xuất hiện với tần số dày đặc hơn. Khi ấy, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của bé.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều luồng thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn. IVIE - Bác sĩ ơi tự hào là nơi để các bạn bè gần xa gửi gắm niềm tin yêu thông qua dịch vụ kết nối bệnh nhân – bác sĩ tại các bệnh viện uy tín trên toàn quốc.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/06/2021 - Cập nhật 07/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có tái phát không?

Viêm tai giữa có tái phát không?

Viêm tai giữa là một bệnh lý viêm nhiễm vùng tai hay tái đi tái lại nhiều lần vì bệnh khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bên cạnh đó, viêm nhiễm cấp tính nhanh...

28/06/2021

3243 Lượt xem

5 Phút đọc

Những điều cần biết về nội soi tai mũi họng

Những điều cần biết về nội soi tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Kỹ thuật này không chỉ hỗ trợ trong công tác khám bệnh mà còn được ứng dụng để điều...

14/06/2021

1694 Lượt xem

7 Phút đọc

Tất tần tật các phương pháp trị sỏi amidan hiện nay

Tất tần tật các phương pháp trị sỏi amidan hiện nay

Hiện nay, sỏi amidan không phải là một vấn đề hiếm gặp. Nó là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng dai dẳng ở nhiều người. Có rất nhiều phương pháp trị...

31/05/2021

8653 Lượt xem

7 Phút đọc

Mùa hè, kẻ thù khó tránh của viêm xoang

Mùa hè, kẻ thù khó tránh của viêm xoang

Mọi người đã ngửi thấy thoang thoảng đâu đây “mùi mùa hè” chưa? Đối với rất nhiều người, thứ gợi nhớ về mùa hè không phải là hoa phượng đỏ cũng chẳng phải...

22/04/2021

2814 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG