Nội dung chính
  • 1. Viêm màng ngoài tim do nấm là gì?
  • 2. Viêm màng ngoài tim do amíp
  • 3. Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim
Nội dung chính
  • 1. Viêm màng ngoài tim do nấm là gì?
  • 2. Viêm màng ngoài tim do amíp
  • 3. Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm màng ngoài tim do nấm, amip và do nhồi máu cơ tim

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Siêu âm tim,Chuyên khoa Nội tim mạch
Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về Viêm màng ngoài tim do nấm, amip và do nhồi máu cơ tim gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Viêm màng ngoài tim do nấm là gì?
  • 2. Viêm màng ngoài tim do amíp
  • 3. Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim

1. Viêm màng ngoài tim do nấm là gì?

Viêm màng ngoài tim do nấm là một bệnh lý ít gặp, thường chỉ xuất hiện trên những người bệnh suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, dùng thuốc ức chế miễn dịch. Khi đó, nấm như một loại bệnh lý gây nhiễm trùng cơ hội. Một số loại nấm gây bệnh thường gặp như: Histoplasma, Candida, Aspergillus,…Một số loại ít gây bệnh hơn như: Blastomyces, Actinomyces.

HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch của người bệnh

HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch của người bệnh

a. Lâm sàng và chẩn đoán

Người bệnh có các triệu chứng của viêm màng ngoài tim. Các biểu hiện của nhiễm nấm thường không đặc hiệu, có thể giống lao. Khi người bệnh chưa có các triệu chứng rầm rộ và rõ rệt thì các xét nghiệm dựa trên dịch màng ngoài tim như nhuộm soi tìm nấm, nuôi cấy nấm hay sinh thiết màng tim giúp hỗ trợ chẩn đoán.

b. Điều trị viêm màng ngoài tim do nấm

- Thuốc chống nấm: Fluconazole, ketoconazole, itraconazole, amphotericin B.

- Thuốc chống viêm giảm đau không Steroids – NSAIDs sử dụng để điều trị triệu chứng.

- Một số loại kháng sinh có tác dụng trong những trường hợp nấm cụ thể như: Nocardia hoặc Actinomyces.

Amphotericin B và Ketoconazole: 2 loại thuốc chống nấm phổ biến hiện nay

Amphotericin B và Ketoconazole: 2 loại thuốc chống nấm phổ biến hiện nay

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Viêm màng ngoài tim do amíp

Viêm màng ngoài tim do amíp (entamoeba histolytica) khá hiếm gặp, thường liên quan đến yếu tố dịch tễ khi người bệnh sinh sống ở vùng có amip hoặc di chuyển, du lịch đến vùng có amip. Amip thường gây apxe gan hoặc apxe phổi với tiên lượng tử vong cao, đặc biệt khi phát hiện và điều trị muộn hoặc bỏ sót chẩn đoán.

Amip dưới kính hiển vi điện tử

Amip dưới kính hiển vi điện tử

a. Biểu hiện lâm sàng

Có hai thể lâm sàng thường gặp của bệnh

- Thể apxe gan: Vị trí ổ áp xe ở thùy gan trái, gần màng ngoài tim nhưng chưa vỡ, gây hiện tượng viêm phản ứng với màng tim do tiếp xúc.

- Thể tim: Ổ áp xe gan vỡ vào màng ngoài tim dẫn đến viêm – tràn mủ màng tim. Bệnh khởi phát một cách đột ngột và có thể dẫn tới sốc nhiễm trùng đi kèm ép tim cấp do lượng dịch nhiều chèn ép tim trong thời gian ngắn hoặc cũng có thể tiến triển từ từ với dấu hiệu của tràn dịch màng ngoài tim.

Ổ áp xe gan do Amip

Ổ áp xe gan do Amip

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

b. Chẩn đoán viêm màng ngoài tim do amip

Thường khó hướng đến viêm hoặc tràn mủ màng ngoài tim do amip ngay từ đầu, trừ khi đã xuất hiện biến chứng vỡ ổ mủ do triệu chứng tại gan đa số mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn.

Chẩn đoán xác định khi: chọc hút dẫn lưu dịch màng ngoài tim – đặc trưng mủ màu socola, làm nuôi cấy và xét nghiệm huyết thanh amip dương tính.

c. Điều trị viêm màng ngoài tim do amip

- Thể gan: Điều trị khỏi tình trạng áp xe gan sẽ khỏi viêm màng ngoài tim.

- Thể tim: Dẫn lưu màng tim khi có chỉ định dựa trên lâm sàng và số lượng dịch kết hợp với điều trị với thuốc kháng amíp, kháng sinh metronidazole hoặc tinidazole.

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

3. Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim

a. Triệu chứng của viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim

Có hai hình thái viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim trên lâm sàng gồm:

- Viêm màng ngoài tim sớm: triệu chứng xuất hiện trong vòng 1 tuần đầu ở các người bệnh bị nhồi máu cơ tim xuyên thành, có thể gặp ở 1/5 tổng số người bệnh. Nguyên nhân được xác định do vùng cơ tim bị nhồi máu xuyên thành lớn, sát với vùng màng ngoài tim dẫn tới viêm vùng màng ngoài tim này.

- Viêm màng ngoài tim muộn (hội chứng Dressler): Khá hiếm gặp, tỉ lệ dưới  1%, thường xảy ra từ tuần thứ 2 đến vài tháng sau khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim, do phản ứng tự miễn dịch muộn của cơ thể. Đây không phải là một yếu tố tiên lượng xấu đối với tình trạng nhồi máu cơ tim của người bệnh.

Hội chứng Dressler trên siêu âm tim với hình ảnh viêm và tràn dịch màng ngoài tim

Hội chứng Dressler trên siêu âm tim với hình ảnh viêm và tràn dịch màng ngoài tim

b. Điều trị viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim

- Điều trị triệu chứng: Trong vòng 7 – 10 ngày đầu trong giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim, nên hạn chế sử dụng các thuốc chống viêm do có thể làm tăng tình trạng tổn thương cơ tim và tạo thành các sẹo cơ tim lâu dài khó hồi phục. Tuy nhiên, nếu người bệnh đau nhiều, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhóm acetaminophen, cao hơn nữa có thể là morphin, tuy nhiên chỉ nên xem đây là liệu pháp tạm thời. Sử dụng aspirin liều cao 650 mg mỗi 6 đến 8 giờ có thể có ích nếu người bệnh không đáp ứng với giảm đau thông thường. Có thể cân nhắc sử dụng colchicine để tăng cường khả năng chống viêm, tuy nhiên hiện chưa có khuyến cáo cụ thể.

- Chọc hút hoặc dẫn lưu màng ngoài tim nếu có tràn dịch màng ngoài tim gây triệu chứng cho người bệnh hoặc có dấu hiệu chèn ép tim trên lâm sàng.

 Aspirin giúp cải thiện triệu chứng trong viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim

 Aspirin giúp cải thiện triệu chứng trong viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/10/2022 - Cập nhật 11/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

239 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

186 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

268 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

129 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG