Nội dung chính
  • 1. Thế nào là viêm loét đại trực tràng chảy máu? 
  • 2. Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng
  • 3. Triệu chứng lâm sàng
  • 4. Những biến chứng của bệnh lý viêm loét đại trực tràng 
  • 5. Phòng ngừa bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu 
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là viêm loét đại trực tràng chảy máu? 
  • 2. Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng
  • 3. Triệu chứng lâm sàng
  • 4. Những biến chứng của bệnh lý viêm loét đại trực tràng 
  • 5. Phòng ngừa bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm loét đại trực tràng gây chảy máu - Cần làm gì để khắc phục bệnh hiệu quả?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý mãn tính gây viêm loét, tổn thương và gây chảy máu vùng đại trực tràng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là viêm loét đại trực tràng chảy máu? 
  • 2. Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng
  • 3. Triệu chứng lâm sàng
  • 4. Những biến chứng của bệnh lý viêm loét đại trực tràng 
  • 5. Phòng ngừa bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu 

1. Thế nào là viêm loét đại trực tràng chảy máu? 

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là tình trạng niêm mạc đại trực tràng bị viêm loét, tổn thương và chảy máu. Những tổn thương mà bệnh gây ra lan toả ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, chủ yếu ở vùng trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải. 

Viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng

Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có xu hướng gia tăng ở các quốc gia phát triển. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ với tỷ lệ tương đương. Nhóm tuổi khởi phát bệnh là từ 15 – 40 tuổi. Khi có những dấu hiệu đàu tiên, người bệnh cần nội soi trực tràng để phát hiện và có phương pháp điều kịp thời.

Bệnh mãn tính, có tính chất tự miễn, đồng thời các biểu hiện của bệnh giống với các bệnh lý thông thường. Do đó, nhiều người bệnh chủ quan nhập viện muộn khiến cho việc điều trị vô cùng khó khăn. Việc chẩn đoán phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

2. Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng

Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng vẫn chưa rõ, tuy nhiên theo các nhà khoa học, bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch. Bệnh cùng với bệnh Crohn được gọi chung là nhóm bệnh viêm ruột (IBD). Lúc đầu chỉ khu trú tại trực tràng, về sau lan rộng và tổn thương có thể toàn bộ đại tràng, đôi khi lan sang cả một phần của đoạn cuối ruột non. 

Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng

Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng

Có thể kể đến một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: 

a. Yếu tố gen 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% người viêm loét đại trực tràng có người thân trong gia đình mắc bệnh này. Hay nghiên cứu ở Nhật cho thấy, những người có gen HLA-DRB1*1502 (DR2) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gen DR4. 

b. Nhiễm khuẩn 

Nhiễm trùng đường tiêu hoá cũng là nguy cơ dẫn đến viêm loét đại trực tràng chảy máu. Nhiễm trùng có thể gây khởi phát bệnh hoặc những đợt tái phát bệnh, liên quan đến các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột như E.coli, Shigella, Campylobacter…

c. Miễn dịch 

Các nghiên cứu cho thấy, tự kháng thể pANCA và ASCA dương tính 80% với bệnh nhân mắc viêm loét đại trực tràng chảy máu. Tỷ lệ này còn cao hơn đối với những bệnh nhân có kết hợp viêm xơ chít hẹp đường mật tiên phát. 

d. Môi trường 

Những người có chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ chiên rán, cay nóng và sử dụng nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn… cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Với những phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2.5 lần so với những người khác. 

e. Yếu tố tâm sinh lý 

Căng thẳng, stress cũng là “khắc tinh” gây bệnh đường tiêu hoá. Những người thường xuyên chịu nhiều áp lực công việc, cuộc sống, hay lo âu… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong trường hợp đã mắc bệnh, nếu người bệnh thường xuyên lo lắng, căng thẳng cũng khiến bệnh ngày càng trầm trọng. 

3. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh lý đại trực tràng chảy máu nếu ở giai đoạn nhẹ thường có những biểu hiện không quá rõ ràng, dễ nhầm lẫn với một vài bệnh lý đường tiêu hoá khác. Người bệnh có thể có các biểu hiện của bệnh như: 

  • Đau bụng 
  • Rối loạn đại tiện: Đại tiện phân lỏng hoặc có nhầy máu nhiều lần trong ngày, phân có máu đỏ. 
  • Sốt: Hiếm khi xảy ra, nhưng khi bệnh tiến triển nặng hoặc có biến chứng có thể có sốt. 
  • Triệu chứng ngoài tiêu hoá: Đau khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ đường mật…
  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, gầy sút cân, thiếu máu, đôi khi phù do suy dinh dưỡng

Khi có những triệu chứng lâm sàng hãy liên hệ ngay Hotline 1900 3367 để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Viêm loét đại tràng tại đây

4. Những biến chứng của bệnh lý viêm loét đại trực tràng 

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng gây ra những biến chứng như: 

  • Phình giãn đại tràng: Biến chứng thường gặp ở thể viêm loét đại tràng nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Đại tràng giãn to chủ yếu là đại tràng ngang, đường kính trên 6cm. Đây là những trường hợp có nguy cơ cao thủng đại tràng. 
  • Thủng đại tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu ngoại khoa. Thủng đại tràng gây viêm phúc mạc, có thể ảnh hưởng tính mạng. 
  • Xuất huyết tiêu hoá: Xuất huyết là triệu chứng của bệnh, tuy nhiên trong các đợt tiến triển, dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nặng lên. Khi người bệnh đi ngoài phân có máu đỏ tươi kèm tình trạng mất máu cần có chỉ định ngoại khoa can thiệp. 
  • Ung thư hoá: Viêm loét đại trực tràng cũng là bệnh lý có tỷ lệ ung thư hoá cao, lên tới 15% sau 10 năm. Nguy cơ tăng cao trong trường hợp viêm loét toàn bộ đại tràng. Người bệnh cần theo dõi bằng nội soi định kỳ và sinh thiết vị trí nghi ngờ, đồng thời theo dõi các dấu ấn khối u như CEA, CA19.9.

5. Phòng ngừa bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu 

Phòng ngừa bệnh viêm loét đại trực tràng

Phòng ngừa bệnh viêm loét đại trực tràng 

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh cần áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học ngay từ bây giờ: 

  • Chế độ dinh dưỡng: Thực đơn dành cho người bệnh cần đảm bảo các nhóm chất, đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hoá. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, ít dầu mỡ, hạn chế thực phẩm cay nóng, chất kích thích và đồ uống có cồn…
  • Chế độ sinh hoạt: Để phòng bệnh tiêu hoá và các bệnh lý nói chung, cần cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi thư giãn. Nên dành cho bản thân những khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi. Không làm việc quá sức, căng thẳng, stress kéo dài. Luôn giữ tinh thần khỏe khoắn, thoải mái và không bị áp lực. 
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để có được một cơ thể khỏe mạnh. Tập luyện nhẹ nhàng với đi bộ, đi xe đạp, thể dục, yoga, khí công…
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp bạn và gia đình nắm bắt được sức khoẻ của mình. Đồng thời phát hiện sớm các bất thường để đưa ra phương pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả, kịp thời. 

Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm loét đại trực tràng chảy máu. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong việc xây dựng một lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe tốt, hạn chế bệnh tật. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên trực tiếp đến thăm khám tại các cơ sở y tế liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được cho lời khuyên tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/06/2022 - Cập nhật 17/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Tình trạng bệnh trào ngược dạ dày kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Khám trào ngược dạ dày ở đâu? là thắc mắc của rất nhiều...

24/10/2023

1236 Lượt xem

11 Phút đọc

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Nhận biết bệnh crohn ở giai đoạn sớm vô cùng quan trọng. Vì nó giúp làm giảm tỷ lệ ung thư hóa và các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh...

05/07/2022

935 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Không chữa trị kịp thời và đúng cách, điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ trở nên trầm trọng. Đặc biệt, thái độ chủ quan ...

04/07/2022

783 Lượt xem

4 Phút đọc

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng. Khi những túi này bị viêm hay nhiễm trùng thì gọi là viêm túi thừa đại tràng. Vậy làm thế nào để chẩn...

04/07/2022

928 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG