Nội dung chính
  • 1. Nhận biết bệnh qua những dấu hiệu nào?
  • 2. Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?
  • 3. Điều trị viêm amidan hốc mủ
Nội dung chính
  • 1. Nhận biết bệnh qua những dấu hiệu nào?
  • 2. Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?
  • 3. Điều trị viêm amidan hốc mủ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan hốc mủ - căn bệnh gây nhiều phiền toái mà “đánh không đi, đuổi khó hết”. Đây là một thể của viêm amidan mãn tính, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Rất nhiều người có chung thắc mắc rằng viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không? Quả là một vấn đề thú vị đáng để tìm hiểu đúng không nào. Cùng iSofHcare khám phá những kiến thức mới nhé!
Nội dung chính
  • 1. Nhận biết bệnh qua những dấu hiệu nào?
  • 2. Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?
  • 3. Điều trị viêm amidan hốc mủ

1. Nhận biết bệnh qua những dấu hiệu nào?

Amidan là một trong những pháo đài phòng ngự của cơ thể. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị tấn công bởi “kẻ địch”. Với cấu trúc nhiều hốc, đây là điều kiện thuận lợi khiến bụi bẩn và vi khuẩn dễ bám vào và đọng lại. Lâu ngày, chúng phát triển và gây viêm nhiễm thành các kén mủ có hình bã đậu màu xanh lấm tấm.

Nhận biết bệnh qua những dấu hiệu nào?

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa mỗi người. Vì thế triệu chứng thường đa dạng, tuy nhiên một số dấu hiệu nổi bật như:

- Bệnh nhân thường có dấu hiệu đau rát cổ họng, ngứa cổ họng và hay khạc nhổ.

- Khi soi gương có thể thấy mủ xuất hiện giữa và bao quanh amidan.

- Nuốt nước bọt, nuốt đồ ăn có cảm giác đau rát.

- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

- Xuất hiện dịch đờm và màu sắc biến đổi theo tình trạng bệnh từ nhẹ đến nặng.

- Ăn uống gặp khó khăn, không ngon miệng vì thế có thể sụt cân trong quá trình mắc bệnh.

- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, không tập trung làm việc được.

- Có thể sốt, có khi lên đến 40 độ C. Vì thế cần đặc biệt chú ý, nếu sốt cao có thể gây co giật và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Thông thường, người bệnh bị khàn giọng, khản cổ, nói không ra hơi có khi còn mất tiếng.

Viêm amidan hốc mủ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng khác, nhất là ung thư vòm họng. Tuy nhiên ung thư vòm họng được đánh giá là “tinh vi” hơn rất nhiều, triệu chứng của nó rất mờ nhạt. Vì thế nếu biểu hiện bệnh kéo dài trên hai tuần bạn nên đến ngay trung tâm y tế để được kiểm tra kỹ lưỡng.

2. Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm amidan hốc mủ không thể tự khỏi. Nếu không có phác đồ kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:  

- Biến chứng tại chỗ: Có thể gây ra áp xe amidan, viêm mô tế bào amidan và nặng hơn là hoại tử mô.

- Biến chứng đến các cơ quan lân cận: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,...

- Biến chứng toàn thân: Khi bệnh trở nặng, bệnh có thể tiến triển sang các bệnh tim mạch như thấp tim, viêm cầu thận hay thấp khớp,...

Lơ là và chủ quan có thể khiến bạn phải hối hận đấy. Triệu chứng bệnh có lúc sẽ mơ hồ vì thế việc khám định kỳ 6 tháng/lần đóng vai trò rất lớn.

3. Điều trị viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ cần có phác đồ điều trị phù hợp và mỗi người tùy vào tình trạng bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau.

a. Điều trị nội khoa

Đối với bệnh này, vấn đề điều trị chủ yếu là khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị nội khoa thường được sử dụng:

- Sử dụng thuốc Tây

Sau khi thăm khám, bác sĩ Tai mũi họng sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp với người bệnh. Nhiệm vụ của bệnh nhân là tuân theo yêu cầu và uống thuốc đủ liều, đúng giờ. Một số thuốc điển hình:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol.
  • Thuốc kháng viêm không steroid.
  • Thuốc giảm ho, long đờm.
  • Kháng sinh dạng uống, thuốc chống phù.
  • Đối với những bệnh nhân khó thở, bác sĩ có thể kê thêm thuốc xịt tại chỗ.
  • Có thể kê thêm một số loại vitamin, khoáng chất giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, như mọi người đều biết, thuốc Tây luôn ẩn giấu những nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường hãy báo ngay cho nhân viên y tế để được kiểm tra kịp thời.

- Bệnh nhân làm “thầy thuốc” của chính mình

Việc chủ động thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị viêm amidan hốc mủ. Những việc bệnh nhân cần làm:

  • Nghỉ ngơi và không nên làm việc nặng.
  • Ăn đồ lỏng, nhẹ, mềm; không nên ăn đồ cay nóng, lạnh hay dầu mỡ.
  • Ngừng sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
  • Hạn chế nói to, hét lớn.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, thường xuyên làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng.

  • Bổ sung nhiều rau xanh, nước ép giúp tăng sức đề kháng.

b. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Bởi amidan là một trong những thành phần của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể. Chỉ định cắt amidan trong các trường hợp:

- Viêm amidan hốc mủ tái phát nhiều lần (5-6 lần/năm).

- Gây nhiều biến chứng như áp xe amidan, viêm tấy lan tỏa, viêm phổi,...

- Gây các biến chứng toàn thân: Viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn tiêu hóa.

- Viêm amidan mãn tính quá phát gây khó khăn trong ăn uống, khó thở, khó nói,...

Phẫu thuật thường được tiến hành theo phương pháp gây mê kết hợp sử dụng dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực, dao siêu âm, Laser,...

c. Điều trị theo Đông Y

Không giống như các loại thuốc Tây y, các thảo dược Đông y vô cùng lành tính, an toàn và hiếm có tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ điều trị bệnh trong giai đoạn nhẹ, nếu bệnh trở nặng thì cần có sự can thiệp của Tây y. 

Gợi ý cho bạn bài thuốc đơn giản nhưng “có võ” với bộ đôi mật ong kết hợp gừng tươi.

Cách làm “dễ như ăn bánh” ai cũng có thể thực hiện được:

viêm amidan hốc mủ

Thái nhỏ 1 củ gừng đã cạo vỏ và rửa sạch cho vào hũ.

Sau đó, đổ mật ong vào gấp đôi lượng gừng đã cho.

Ngâm như thế khoảng 4-5 ngày là có thể sử dụng. Ngoài ra bạn có thể chưng cách thủy đó cũng là một cách làm mang lại hiệu quả đáng kể.

Viêm amidan hốc mủ có thể đánh lừa bạn với những triệu chứng mơ hồ. Vì thế, tầm soát và khám định kỳ sẽ là cách để bạn ở bên người thân yêu được lâu hơn. Mong rằng bạn đã có một cái nhìn chính xác về căn bệnh này.

Video: Amidan và những điều cần biết

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 27/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan hốc mủ - căn bệnh gây nhiều phiền toái mà “đánh không đi, đuổi khó hết”. Đây là một thể của viêm amidan mãn tính, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ...

01/06/2021

6439 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG