Nội dung chính
  • 1) Viêm amidan tái phát là gì ?
  • 2) Vì sao viêm amidan dễ tái phát vào mùa hè?
  • 3) Làm sao để dự phòng viêm amidan tái phát vào mùa hè?
Nội dung chính
  • 1) Viêm amidan tái phát là gì ?
  • 2) Vì sao viêm amidan dễ tái phát vào mùa hè?
  • 3) Làm sao để dự phòng viêm amidan tái phát vào mùa hè?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm Amidan dễ tái phát vào mùa hè?

Viêm amidan là bệnh lý hô hấp rất thường gặp. Viêm amidan ở trẻ nhỏ là phản ứng có lợi của cơ thể chống lại tác nhân gây hại. Tuy nhiên viêm amidan tái phát vừa gây tốn kém lại ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe và học tập. Người ta nhận thấy viêm amidan dễ tái phát vào mùa hè và khi nặng hơn có thể để lại nhiều biến chứng. Vậy hãy cùng iSofHcare tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1) Viêm amidan tái phát là gì ?
  • 2) Vì sao viêm amidan dễ tái phát vào mùa hè?
  • 3) Làm sao để dự phòng viêm amidan tái phát vào mùa hè?

1) Viêm amidan tái phát là gì ?Viêm amidan là bệnh lý hô hấp rất thường gặp

Amidan nằm ở ngã tư hầu họng, là vị trí cửa ngõ của hệ hô hấp và tiêu hóa. Với vai trò miễn dịch, amidan là 1 trong những cơ quan bảo vệ của cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp và tiêu hóa. Viêm amidan tái phát là hiện tượng viêm tái đi tái lại của amidan. Viêm amidan rất hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Quá trình viêm có thể có sự phản ứng của cơ thể làm amidan to ra, đó là thể quá phát. Ngược lại ở người lớn tuổi, viêm đi viêm lại sẽ làm amidan xơ teo đi, chính thể này mới cần lưu ý vì nó là nơi chứa đựng vi khuẩn, từ đó gây ra các biến chứng nặng nề khác.

Các bệnh lý hô hấp có triệu chứng tương đối giống nhau như sốt cao, rét run, ngạt mũi, chảy mũi. Viêm amidan có biểu hiện đặc trưng là đau họng. Khi khám họng các bác sĩ chuyên khoa sẽ nhận biết rõ hơn về viêm họng và viêm amidan. Triệu chứng viêm amidan cấp tính: Amidan sưng đỏ, lưỡi gà phù nề, sưng hạch cổ kèm sốt cao, đau họng và khó nuốt. Thể mạn tính thường nhẹ nhàng hơn, có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát cấp tính, có thể kèm da xanh xao, ốm yếu, hay sốt vặt. Thể mạn tính gồm thể quá phát và thể xơ teo. 

Thể quá phát thường gặp ở trẻ em. Hai amidan to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng, vượt qua hai trụ trước và sau, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa. Niêm mạc họng bị đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm. Trong các hốc có khi có ít mủ đỏ trắng.

Thể xơ teo thường gặp ở người lớn. Hai amidan nhỏ, bề mặt không nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt những xơ trắng, biểu hiện của viêm đi viêm lại nhiều lần. Nhiều trường hợp bề mặt amidan có những chấm mủ nhỏ. Trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm. Amidan thường rất rắn, mất tính mềm mại, ấn vào amidan có thể thấy mủ phòi ra từ các hốc.

Viêm amidan tái phát gây ra những biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân như:

  • Viêm tấy quanh amidan, áp xe amidan, áp xe quanh amidan

  • Viêm xoang, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa

  • Viêm hạch, khớp, cầu thận, nội tâm mạc

  • Nhiễm trùng huyết (hiếm gặp)

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

  • Amidan quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến nuốt, hô hấp và phát âm

  • Đặt khám hẹn trước tại Bệnh viện tuyến trung ương hoặc khám bệnh trực tuyến qua video call với các bác sĩ hàng đầu qua tổng đài 1900 3367 hoặc đặt khám qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi 

2) Vì sao viêm amidan dễ tái phát vào mùa hè?

Bởi amidan nằm ở hầu họng, là nơi giao nhau của 2 hoạt động thiết yếu là hô hấp và tiêu hóa. Do đó nó rất dễ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Tác nhân phổ biến nhất gây viêm amidan là virus (adenovirus, coronavirus, enterovirus, rhinovirus, rsv, epstein-barr virus, herpes simplex virus) và liên cầu tan máu bêta nhóm A. Ngoài ra các tác nhân khác như H.influenzae và phế cầu có thể cấy từ họng của người bị viêm họng. Việc nhiễm viêm amidan tái đi tái lại là do có sự kết hợp từ đời sống và yếu tố sức khỏe.

Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời lên cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, mầm bệnh sinh sôi và phát triển đồng thời tồn tại lâu hơn. Đồng thời, thời tiết nắng gắt, cơ thể dễ khó chịu, bứt rứt, cảm thấy chán ăn mệt mỏi. Do đó sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 

Hơn nữa các yếu tố từ trong cơ thể và môi trường làm gia tăng cơ hội để mầm bệnh phát triển gây viêm amidan nói riêng và bệnh lý đường hô hấp nói chung, điển hình như: khói bụi ô nhiễm nơi đường phố, thói quen thường xuyên uống nước lạnh, sử dụng điều hòa, quạt không đúng cách, ...Ở người lớn, việc hút thuốc, trào ngược dạ dày thực quản làm gia tăng khả năng viêm amidan.

Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời lên cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, mầm bệnh sinh sôi và phát triển đồng thời tồn tại lâu hơn. Do đó sức đề kháng của cơ thể giảm sút.

3) Làm sao để dự phòng viêm amidan tái phát vào mùa hè?

Viêm amidan thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, giao tiếp, sinh hoạt và tốn kém chi phí khi điều trị. Khi đã trở thành mãn tính có thể cần phải cắt amidan. Viêm amidan hay tái phát vào mùa hè, vì vậy bạn cần phải lưu ý 1 số điều sau :

  • Nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể và cơ địa của người bệnh bằng cách rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý. Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.

  • Tránh xa khói thuốc, ô nhiễm. Hạn chế chế uống nước đá, và các thực phẩm quá lạnh. 

  • Khi sử dụng quạt, điều hòa, không để cố định và hướng trực tiếp vào họng, nên để chế độ xoay, không mở điều hòa ở nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài. 

  • Uống nước đầy đủ, ít nhất 2 lít /ngày, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn thực phẩm quá cay, nóng.Uống nước đầy đủ, 2 lít/ ngày

  • Vệ sinh tốt mũi – họng – răng miệng, cần đề phòng khi có những vụ dịch cúm, sởi, ho gà

  • Súc họng bằng nước muối ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn ít nhất 2 lần/ngày. Tiêm phòng vacxin phòng cúm, ho gà,... 

  • Khi mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng cấp, viêm xoang, viêm răng… cần đến cơ sở khám và chữa trị triệt để để tránh lây lan sang cơ quan khác. 

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bị đau họng, ho hoặc hắt hơi.

  • Xử trí kịp thời nếu đã bị viêm amidan để tránh các biến chứng

  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không theo y lệnh của bác sĩ vì dễ gây ra đề kháng thuốc và tái phát bệnh.

  • Đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay khi có triệu chứng của viêm amidan như sốt cao, đau họng, nuốt đau,...

  • Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/04/2021 - Cập nhật 27/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Sỏi amidan là một trong những nguyên nhân hôi miệng khó chữa mà không phải ai cũng biết. Đây cũng là một tình trạng được xem xét chỉ định cắt amidan nếu mắc...

01/06/2021

4396 Lượt xem

5 Phút đọc

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Bị sỏi amidan có nguy hiểm không?

Sỏi amidan là một bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng gặp khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nhiều người mắc bệnh hoặc có người thân trong gia đình bị...

31/05/2021

3056 Lượt xem

5 Phút đọc

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Top 6+ phương pháp trị sỏi amidan tại nhà

Sỏi amidan có mặt trong hầu họng làm người mắc bệnh cảm thấy khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Viên sỏi có kích thước càng to thì sự bất tiện...

31/05/2021

3031 Lượt xem

5 Phút đọc

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Vì sao sỏi amidan gây hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng điển hình khi người bệnh bị sỏi amidan. Hôi miệng đem lại rất nhiều phiền toái và làm giảm phong độ, phong thái tự tin ...

31/05/2021

3059 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG