Nội dung chính
  • 1. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Các cấp độ sốt
  • 2. Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?
  • 3. Mẹo xử lý trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ
  • 4. Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt
Nội dung chính
  • 1. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Các cấp độ sốt
  • 2. Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?
  • 3. Mẹo xử lý trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ
  • 4. Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹo xử lý?

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ? Đây một trong những câu hỏi khiến nhiều bố mẹ quan tâm lo lắng trong khi chăm sóc trẻ bị sốt, không biết nguyên nhân tại sao trẻ đã được uống thuốc mà vẫn không hạ sốt. Bài viết này chúng tôi xin cung cấp cho các vị phụ huynh các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ và những lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị sốt.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Các cấp độ sốt
  • 2. Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?
  • 3. Mẹo xử lý trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ
  • 4. Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt

Khám Nhi Thu Cúc

1. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Các cấp độ sốt

Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt cơ thể do rối loạn trung tâm điều nhiệt, tạo thân nhiệt bất thường. Khi nhiệt độ đo ở trực tràng từ 38oC trở lên (tương đương 37o6 đo ở miệng và 37o4 đo ở nách) được xác định là sốt ở trẻ em.

Để biết được là trẻ có bị sốt hay không thì bố mẹ phải biết cách đo thân nhiệt sao cho đúng. Các phương pháp đo thân nhiệt thường sử dụng và cách thực hiện như sau:

Đo nhiệt độ ở nách

Đo nhiệt độ ở nách là phương pháp đo thân nhiệt thường dùng

Đo nhiệt độ ở nách là phương pháp đo thân nhiệt thường dùng

  • Lau khô vùng nách.

  • Vẩy nhiệt kế thủy ngân để vạch ở dưới mức 35oC.

  • Đặt đầu nhiệt kế vào đúng hõm nách. Đọc kết quả sau 10 phút.

  • Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 37,4oC được coi là sốt.

Đo nhiệt độ ở miệng

  • Không cho bé ăn uống ít nhất 10 phút trước khi cặp nhiệt độ.

  • Lưu ý kiểm tra vạch thủy ngân dưới 35oC.

  • Đặt đầu nhiệt kế ở dưới lưỡi, với trẻ nhỏ đặt ở góc má, ngậm miệng lại nhẹ nhàng. Lấy nhiệt kế ra và xem kết quả sau 5 phút.

  • Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 37,6oC được coi là sốt.

Cha mẹ cần lưu ý khi đo nhiệt độ ở miệng cho trẻ

Cha mẹ cần lưu ý khi đo nhiệt độ ở miệng cho trẻ

Đo nhiệt độ trực tràng (đường hậu môn)

  • Đây là nhiệt độ phản ánh đúng nhất nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên biện pháp này cần thực hiện cẩn thận tránh làm tổn thương hậu môn của trẻ nhỏ.

  • Sau 5 phút lấy ra và đọc kết quả.

  • Nhiệt độ đo được từ 38oC trở lên là có sốt.

Phân loại sốt theo mức độ nhiệt độ đo ở trực tràng gồm:

  • Số nhẹ: 38o – 39oC

  • Sốt vừa: 39o1 – 40oC

  • Sốt cao: 40o1 – 41oC

  • Sốt rất cao: 41,1oC. Dù do bất kì nguyên nhân nào, sốt rất cao là tình trạng cấp cứu do có thể gây tổn thương não và các nội tạng ở trẻ em, có thể gây rối loạn tri giác…

Theo thời gian của cơn sốt có thể chia thành:

  • Sốt ngắn ngày, do các virus lành tính (thường tự khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày không cần điều trị đặc biệt)

  • Sốt kéo dài: Sốt liên tục hằng ngày từ 2 tuần trở lên

  • Sốt dai dẳng: Sốt nhiều ngày nhưng không liên tục, có những ngày trẻ không sốt.

Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo thân nhiệt cho trẻ

Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo thân nhiệt cho trẻ

 

2. Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?

Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ? Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sốt cao không hạ mặc dù đã được uống thuốc hạ sốt, bao gồm:

  • Liều lượng thuốc không đúng: Nếu liều lượng thuốc hạ sốt được uống không đúng hoặc quá thấp so với cân nặng của trẻ, thuốc có thể không hiệu quả trong việc hạ sốt.

  • Dùng thuốc sai cách: Nếu không sử dụng đúng cách, ví dụ như không pha thuốc đúng nồng độ, không cho trẻ uống đúng liều lượng, hoặc không thực hiện đúng cách thức sử dụng, thuốc cũng không thể hoạt động hiệu quả.

  • Kháng thuốc: Khi sử dụng quá nhiều loại thuốc cùng một lúc, trẻ có thể phát triển kháng thuốc với một hoặc nhiều loại thuốc, làm cho thuốc không còn hiệu quả trong việc hạ sốt.

Dùng thuốc sai cách hoặc thuốc hết hạn làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ khác

Dùng thuốc sai cách hoặc thuốc hết hạn làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ khác

  • Thuốc hạ sốt hết hạn, bị hỏng: nếu thuốc đã hết hạn sử dụng thì không còn hiệu quả như thông tin được ghi trên bao bì sản phẩm. Việc sử dụng thuốc hết hạn hoặc lưu trữ sai cách cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe của trẻ.

  • Bệnh nền: Trẻ có thể bị sốt do mắc phải các bệnh như nhiễm trùng, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, cảm lạnh, và trong một số trường hợp, sốt là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm màng não hoặc ung thư. Trong trường hợp này, thuốc hạ sốt sẽ không hạ được sốt, mà phải điều trị nguyên nhân gốc rễ. Bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để bé được chăm sóc đúng cách.

  • Do chế độ dinh dưỡng và ngủ nghỉ của trẻ chưa hợp lý: Bé sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc hoặc ngủ li bì, không chịu ăn uống sẽ khiến cơ thể chậm hồi phục hơn, dẫn đến sốt kéo dài hơn.

  • Do môi trường xung quanh trẻ: quá nóng, quá lạnh, phòng ngủ bí bách, độ ẩm cao, ... gây cản trở quá trình thoát nhiệt khiến bé khó chịu.

Cha mẹ có thể gọi đến tổng đài đặt khám để được hỗ trợ tư vấn bệnh viện, phòng khám nhi gần nhất, ưu tiên khám bệnh, giảm thời gian xếp hàng chờ đợi và đặt khám nhi với bác sĩ theo yêu cầu.

1900 3367

Khi trẻ có sốt kèm theo các biểu hiện dưới đây, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

- Trẻ sốt cao liên tục và không giảm sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.

- Trẻ có biểu hiện khó thở, hoặc đau họng nghiêm trọng.

- Trẻ có biểu hiện khó nuốt, khó uống hoặc không muốn ăn.

- Chân tay lạnh, mạch nhanh khó bắt, tiểu ít.

- Nôn trớ nhiều, tiêu chảy nhiều.

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục và không hạ sốt khi sử dụng thuốc hạ sốt cha mẹ cần đưa trẻ đi khám

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục và không hạ sốt khi sử dụng thuốc hạ sốt cha mẹ cần đưa trẻ đi khám

- Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bao gồm mắt khô, không có nước bọt hoặc ít tiểu hơn bình thường.

- Co giật.

- Trẻ li bì hoặc ngủ nhiều một cách khác thường.

- Trẻ có biểu hiện khóc nhiều hơn bình thường, khóc không ngừng và không có dấu hiệu giảm.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Note
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

Đặt khám nhi tại Bệnh viện, Phòng khám gần nhất


3. Mẹo xử lý trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ

Sốt là một phản ứng giúp làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng phản ứng miễn dịch giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh. Vì vậy, không phải lúc nào trẻ tăng thân nhiệt cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt. Thường chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5oC trở lên (đo tại nách), đồng thời có thể sử dụng thêm các cách hạ sốt cho trẻ khác để giảm thân nhiệt cho bé như:

- Chườm ấm cho bé: Đây là cách hạ sốt nhanh cho trẻ vừa đơn giản, vừa hiệu quả, bằng cách dùng khăn ấm, ẩm đặt ở trán, lau nhẹ hõm nách và bẹn của trẻ, thay khăn liên tục.

Dùng khăn ấm lau người cho bé để giúp bé hạ sốt

Dùng khăn ấm lau người cho bé để giúp bé hạ sốt

- Hạ sốt bằng lá diếp cá: đây là phương pháp dân gian hay được các phụ huynh sử dụng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chuẩn bị lá diếp cá rửa sạch, sau đó giã nát hoặc xay, sau đó lọc lấy nước cho bé uống.

- Dùng miếng dán hạ sốt: Đây là cách hạ sốt tại chỗ, ít có tác dụng toàn thân. Khi sử dụng bố mẹ cần lưu ý trẻ có da nhạy cảm.

4. Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt

Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ có thể do những nguyên nhân phía trên tuy nhiên cha mẹ có thể tham khảo cách hạ sốt cho trẻ 40 độ và lưu ý những điều nên, không nên làm dưới đây

Những điều nên làm giúp trẻ hạ sốt

  • Chăm sóc trẻ trong khi bị ốm và trong quá trình hồi phục sau ốm, nên cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung đủ nước. Nếu trẻ bị mất nước, điện giải do nôn trớ, tiêu chảy, có thể bổ sung thêm điện giải (oresol) cho bé.

  • Cho trẻ mặc đồ tháng, nhẹ nhàng, để bé nằm ở nơi thoáng mát.

Nếu áp dụng hết các biện pháp mà bé vẫn sốt cao liên tục thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Bố mẹ có thể khám nhi online tại nhà với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả.

Bổ sung thêm điện giải (oresol) cho bé

Bổ sung thêm điện giải (oresol) cho bé

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt

Chườm lạnh

Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ đang sốt hay có nghĩa là trẻ đang rất nóng, chườm lạnh sẽ đạt hiệu quả hạ sốt nhanh hơn thay vì dùng khăn ấm lau người cho trẻ, nhưng thực chất biện pháp này không có tác dụng mà còn gây hại cho bé. Ngoài khiến bệnh trở nên nặng hơn, bé còn có nguy cơ bị bỏng lạnh.

Đóng kín cửa

Khi bị sốt trẻ có thể cảm thấy ớn lạnh, làm bố mẹ lo lắng đóng kín cửa để chắn gió. Tuy nhiên đây là biện pháp không đúng mà ngược lại là không được đóng kín cửa để không khí trong nhà lưu thông.

Uống thuốc hạ sốt khi trẻ mới sốt dưới 38,5 độ

Ở trẻ, không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt. Khi sốt nhẹ, thân nhiệt trẻ ở mức 37,5-38,5 độ C, chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước, hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ mới sốt dưới 38,5 độ

Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ mới sốt dưới 38,5 độ

Ăn kiêng

Trẻ bị sốt không cần ăn kiêng, trừ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, thức ăn nhanh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bé.

Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân do chủ quan có thể tự khắc phục được. Tuy nhiên trẻ sốt cao liên tục không giảm khi đã uống hạ sốt cũng có thể là báo hiệu của bệnh nặng lên, cần đến với bác sĩ để điều trị. Khi trẻ bị sốt, bố mẹ hãy thật bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân, theo dõi triệu chứng để chăm sóc bé hiệu quả nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/05/2023 - Cập nhật 19/12/2023
5/5 - (20 đánh giá)

ĐẶT KHÁM DỄ DÀNG VỚI IVIE - Bác sĩ ơi

Khám Nội Nhi
Phí khám: 350,000 đ

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

56 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Trẻ em bị nổi hạch ở háng khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Nếu mẹ băn khoăn về tình trạng...

20/04/2024

72 Lượt xem

7 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, rất nhiều cha mẹ đã tìm hiểu về tình hạch nổi hạch sau gáy ở trẻ ...

20/04/2024

79 Lượt xem

6 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

70 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG