Nội dung chính
  • 1. Bướu giáp và thai kỳ
  • 2. Phụ nữ mang thai khi nào cần xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp ?
  • 3. Ai cần được sàng lọc tuyến giáp trong thai kỳ?
  • 4. Gói xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp ở phụ nữ mang thai
Nội dung chính
  • 1. Bướu giáp và thai kỳ
  • 2. Phụ nữ mang thai khi nào cần xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp ?
  • 3. Ai cần được sàng lọc tuyến giáp trong thai kỳ?
  • 4. Gói xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp ở phụ nữ mang thai
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vì sao phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu nên xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp

Sản phụ có nguy cơ cao rối loạn các chức năng tuyến giáp, trong đó có suy chức năng tuyến giáp. Bệnh lý tuyến giáp rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai kỳ và sức khỏe của phụ nữ. Bởi vậy xét nghiệm sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ là điều rất quan trọng. ISOFHCARE sẽ giúp bạn hiểu rõ vì sao cần xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp trong 3 tháng đầu khi mang thai qua vài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bướu giáp và thai kỳ
  • 2. Phụ nữ mang thai khi nào cần xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp ?
  • 3. Ai cần được sàng lọc tuyến giáp trong thai kỳ?
  • 4. Gói xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp ở phụ nữ mang thai

1. Bướu giáp và thai kỳ

a. Những thay đổi sinh lý của tuyến giáp ở phụ nữ mang thai

Về mặt sinh lý, để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa tăng lên khi mang thai, cơ thể mẹ sản sinh 2 hormon chính là beta- hCG và estrogen. Beta – hCG thường tăng trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể làm giảm nhẹ hormon TSH, hay chính là cường giáp cận lâm sàng. Ở quý II, III của thai kỳ, nồng độ hormone hCG trở lại bình thường, TSH cũng ổn định trở lại. Estrogen làm tăng hormon tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh nhưng hormon tuyến giáp tự do (T3, T4) không tăng do đó không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Vì vậy, chức năng tuyến giáp sẽ bình thường nếu TSH, T3, T4 bình thường.

Thay đổi sinh lý của tuyến giáp ở phụ nữ mang thai

Về mặt kích thước, tuyến giáp trong quá trình mang thai có thể lớn hơn từ 10 -15% hay còn gọi là bướu cổ, hay gặp ở phụ nữ sống ở vùng núi cao – thiếu hụt iot.

Thay đổi về miễn dịch: Vào quý đầu thai kỳ, kháng thể  kháng TPO và thyroglobulin xuất hiện ở 6 -20% thai phụ. Các kháng thể này thấp nhất ở quý III và tăng dần thời kỳ hậu sản. Kháng thể kháng tuyến giáp qua hàng rào nhau thai có thể làm rối loạn chức năng của thai nhi và trẻ.

b. Ảnh hưởng chức năng tuyến giáp đến mẹ và thai nhi

Bệnh tuyến giáp là bệnh nội tiết phổ biến thứ hai ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Rối loạn tuyến giáp có tác động xấu đến sinh sản và mang thai. Mặc dù cường giáp thai kỳ không phổ biến (0,2%), nhưng suy giáp thai kỳ xảy ra với tỷ lệ cao (2,5%) và có thể dẫn đến giảm phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh và trẻ em cùng các biến chứng sản khoa ở mẹ.

Ảnh hưởng chức năng tuyến giáp đến mẹ và thai nhi

Ngoài rối loạn chức năng tuyến giáp rõ ràng, mang thai có thể bộc lộ cường giáp và suy giáp cận lâm sàng. Hậu quả của cường giáp khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, sảy thai, sinh non, tiền sản giật. Những phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn chức năng tuyến giáp nếu được điều trị sớm có thể mang thai bình thường. 

Các bệnh lý tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn khi mang thai và khi mẹ mắc phải các tình trạng sản khoa, chẳng hạn như bệnh nguyên bào nuôi trong thai kỳ hoặc bệnh sỏi thận tăng tiết niệu. Đồng thời, các bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tuyến giáp của mẹ-thai nhi.

Các rối loạn và rối loạn chức năng tuyến giáp trên lâm sàng và cận lâm sàng của người mẹ có liên quan đến các biến chứng của thai kỳ và cả những hậu quả ngắn hạn và dài hạn cho mẹ và con. Những nguy cơ này dường như tăng lên ở phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn euthyroid. Suy giáp trong thai kỳ có liên quan đến tăng huyết áp thai kỳ và sinh con nhẹ cân. Phụ nữ đang điều trị thay thế tuyến giáp trước khi mang thai có thể yêu cầu tăng liều lượng trong thai kỳ.  Nguy hiểm nhất là cơn cường giáp lúc sinh ảnh hưởng đến tính mạnh của cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai bị viêm tuyến giáp tự miễn mãn tính có tỷ lệ sảy thai tự nhiên cao. Phụ nữ có nồng độ TSH cao tăng> 3 lần hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính  với kháng thể anti thyroglobulin (TgAb) có nguy cơ sinh non tăng gấp 2 lần và nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh tăng 20%.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Phụ nữ mang thai khi nào cần xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp ?

Phát hiện sớm các bất thường trong thai kỳ để có hướng điều trị sớm luôn có lợi cho cả mẹ và trẻ. Đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, tức 13 tuần đầu mang thai, thai nhi chưa có tuyến giáp. Do đó chức năng nội tiết nhờ hormon tuyến giáp của trẻ đều phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ thông qua nhau thai. Quý I của thai kỳ là thời gian để hình thành các cơ quan của thai nhi từ phổi, gan, tứ chi cho đến não bộ. 

Thiếu hụt hay rối loạn hormon giáp trong thời gian này khiến cho trẻ phát triển không hoàn thiện, bị đần độn, chậm phát triển tâm thần vận động… Do đó các bác sĩ sản khoa luôn khuyên rằng sàng lọc sức khỏe trong 3 tháng đầu thai kỳ là cực kỳ quan trọng.

3. Ai cần được sàng lọc tuyến giáp trong thai kỳ?

Thai phụ có các yếu tố nguy cơ sau cần sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trước và trong quá trình mang thai:

- Được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp như viêm tuyến giáp, bướu giáp, cường giáp, …trước đây.

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý tuyến giáp.

- Tiền sử đái tháo đường type 1.

- Mắc các bệnh tự miễn.

- Mắc các bệnh tuyến giáp ở lần mang thai trước.

- Đang điều trị suy giáp.

- Có tiền sử sản khoa sinh non, sảy thai, thai lưu, con có dị tật bẩm sinh.

- Tiền sử đã phẫu thuật tuyến giáp, hóa xạ trị vùng cổ, đầu.

4. Gói xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp ở phụ nữ mang thai

xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp

Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần sàng lọc tuyến giáp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhất là các đối tượng có nguy cơ rối loạn tuyến giáp trong thai kỳ bằng cách:

- Siêu âm tuyến giáp.

- Xét nghiệm tầm soát các bệnh lý tuyến giáp: FT3, FT4, TSH, Anti – TPO, Anti TG.

“Mẹ tròn con vuông” luôn là mong muốn mọi gia đình. Nếu bạn hoặc người thân đang mang bầu, hãy quan tâm đến sức khỏe của bà mẹ ngay từ những ngày đầu mang thai, đặc biệt là vấn đề bướu giáp và thai kỳ. Xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ là cần thiết cho thai phụ, nhất là những người thuộc nguy cơ rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ. Hi vọng rằng bài viết trên của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bậc làm cha mẹ có thêm nhiều kiến thức, an tâm chăm sóc mẹ và bé trong thời kỳ sinh sản.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/08/2021 - Cập nhật 13/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

5 Địa chỉ chữa bệnh tuyến giáp uy tín trên địa bàn Hồ Chí...

5 Địa chỉ chữa bệnh tuyến giáp uy tín trên địa bàn Hồ Chí...

Tuyến giáp là tuyến nội tiết vô cùng quan trọng của cơ thể, giữ vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa và phát triển. Và một điều đáng báo động, bệnh tuyến...

08/09/2021

30067 Lượt xem

4 Phút đọc

U nhân tuyến giáp hình thành âm thầm, khó phát hiện - Những ...

U nhân tuyến giáp hình thành âm thầm, khó phát hiện - Những ...

U nhân tuyến giáp là một thuật ngữ để chỉ sự phát triển bất thường của tế bào tuyến giáp tạo thành một khối trong tuyến giáp làm thay đổi cấu trúc và chức năng ...

07/09/2021

490 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thế ...

Bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thế ...

Bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thế nào, đặc biệt khi người mắc bệnh lại là phụ nữ? Đây là những trăn trở của các cặp vợ chồng đã hoặc...

07/09/2021

5339 Lượt xem

5 Phút đọc

Vì sao phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu nên xét nghiệm...

Vì sao phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu nên xét nghiệm...

Sản phụ có nguy cơ cao rối loạn các chức năng tuyến giáp, trong đó có suy chức năng tuyến giáp. Bệnh lý tuyến giáp rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai ...

30/08/2021

1885 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG