Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh
  • 2. Phân biệt triệu chứng
  • 3. Tính lây lan
  • 4. Sự liên quan giữa vẩy nến móng và nấm móng tay
  • 5. Phương pháp điều trị
  • 6. Khi nào cần đi khám bác sĩ ?
  • 7. Phòng ngừa bệnh vẩy nến móng tay và nấm móng
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh
  • 2. Phân biệt triệu chứng
  • 3. Tính lây lan
  • 4. Sự liên quan giữa vẩy nến móng và nấm móng tay
  • 5. Phương pháp điều trị
  • 6. Khi nào cần đi khám bác sĩ ?
  • 7. Phòng ngừa bệnh vẩy nến móng tay và nấm móng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vảy nến móng tay và nấm móng tay có gì khác nhau? Phân biệt bệnh lý vảy nến

Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, nứt, bong tróc có thể là biểu hiện của vẩy nến móng tay hoặc nấm móng tay. Đây là 2 bệnh lý có nhiều điểm tương đồng nên khiến nhiều người nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. vậy vảy nến móng tay và nấm móng tay có gì khác nhau? Nhận biết vảy nến móng tay như thế nào? ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh
  • 2. Phân biệt triệu chứng
  • 3. Tính lây lan
  • 4. Sự liên quan giữa vẩy nến móng và nấm móng tay
  • 5. Phương pháp điều trị
  • 6. Khi nào cần đi khám bác sĩ ?
  • 7. Phòng ngừa bệnh vẩy nến móng tay và nấm móng

1. Nguyên nhân gây bệnh

Tuy triệu chứng khá tương đồng nhưng vẩy nến móng tay và nấm móng tay lại là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Vẩy nến móng tay là một bệnh tự miễn, liên quan mật thiết đến sự rối loạn yếu tố miễn dịch của cơ thể. Vảy nến khiến rối loạn quá trình keratin hóa làm lớp sừng liên tục tăng sinh. Mặc dù vẩy nến là một bệnh da liễu, liên quan chủ yếu đến da nhưng nó vẫn có biểu hiện ở móng, khớp và biến chứng đa cơ quan. Một nửa số người bị vẩy nến có triệu chứng của vẩy nến móng tay. Ít nhất 80% người mắc viêm khớp vẩy nến có vấn đề về móng tay.

Nguyên nhân gây bệnh

Nấm móng tay hay còn gọi là nấm móng do vi nấm gây ra. Bệnh gặp ở đối tượng suy giảm miễn dịch như người cao tuổi, tiểu đường, HIV hoặc ở người làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với nước như rửa chén, bán cà phê, làm nông… Cả 2 bệnh lý đều gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây đau đớn cho người bệnh.

2. Phân biệt triệu chứng

a. Vảy nến móng tay

Móng tay chuyển sang màu nâu hoặc bị ố vàng và có vết rỗ. Hiện tượng tăng sừng dưới móng khiến móng như được nâng lên, có thể nhận thấy phần phấn trắng dưới móng. Khi có áp lực tác động lên móng có thể gây đau, đặc biệt là móng chân. Phần móng tay tách ra khỏi giường móng làm mất móng, tạo thành các kẽ hở dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Hình ảnh vảy nến móng tay

Triệu chứng của vẩy nến móng tay cũng thường xuất hiện sau một chấn thương như làm gãy hoặc hỏng móng, đập ngón tay vào cửa, tổn thương do làm móng chân, móng tay. Trái với vẩy nến móng tay, mặc dù một vết thương hở ở tay hoặc chân dễ khiến vi nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể. Nhưng vết thương đó sẽ không trực tiếp bị nhiễm nấm. Do đó, hầu hết những người bị nhiễm nấm không do chấn thương trước đó gây ra.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

b. Nấm móng tay

Nhiễm nấm thường ảnh hưởng đến ngón chân, ít ảnh hưởng đến móng tay do bàn chân dễ tiếp xúc với nấm hơn khi đi chân trần. Nhưng khi tiếp xúc với nước thường xuyên, móng tay cũng dễ bị nhiễm nấm. Nhiễm nấm làm tăng sắc tố và thay đổi màu sắc của móng, bắt đầu từ một đốm màu xám, xanh lục hoặc nâu mờ nhạt trở nên sẫm màu hơn và lan rộng hơn sau một thời gian. Bệnh vẩy nến lại không gây ra các đốm đen trên móng.

Hình ảnh nấm móng tay

Không giống như bệnh vẩy nến, nhiễm nấm không gây ra các vết rỗ trên móng tay. Thay vào đó, móng tay có xu hướng thay đổi hình dạng theo thời gian. Chúng có thể trở nên mỏng hoặc phát triển thành các mảng dày, đôi khi vỡ vụn.

3. Tính lây lan

Về diễn tiến, cả bệnh vẩy nến và nấm móng đều có xu hướng tồi tệ hơn nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến không lây lan qua tiếp xúc giống như nhiễm nấm. Trong khi đó nhiễm nấm có thể lan đến kẽ chân, kẽ tay hay từ móng tay này sang móng tay khác.

Hình ảnh tính lây lan

4. Sự liên quan giữa vẩy nến móng và nấm móng tay

Nhiều trường hợp vẩy nến móng và nấm móng tay không loại trừ lẫn nhau, có thể cùng lúc mắc cả 2 bệnh. Những người bị vẩy nến cũng dễ bị nhiễm nấm móng hơn. Theo Liên minh bệnh Vẩy nến và Viêm khớp vẩy nến, khoảng 35 % những người bị bệnh vẩy nến móng tay cũng có thể bị nhiễm nấm. Điều này làm việc chẩn đoán chính xác trở nên khó khăn. Chỉ khi đến khám tại bệnh viện da liễu như bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện Da liễu Hà Nội..., các bác sĩ chuyên khoa mới tự tin chẩn đoán nguyên nhân, cần sự hỗ trợ của cận lâm sàng trong các trường hợp phức tạp.

5. Phương pháp điều trị

Vẩy nến móng tay khó điều trị. Ngoài thuốc bôi ngoài da, các phương pháp điều trị khác bao gồm: thuốc mỡ vitamin D, tiêm corticosteroid vào móng tay, liệu pháp ánh sáng, sinh học. Trong những trường hợp nghiêm trọng, cần cắt bỏ móng tay để móng mới mọc thay thế.

Phương pháp điều trị

Nấm móng tay điều trị tương đối dễ dàng hơn. Nếu điều trị không hiệu quả, các bác sĩ cần tiến hành nuôi cấy để xác định nguyên nhân. Điều trị nấm móng cần dùng thuốc chống nấm dạng uống hoặc bôi ngoài da. Các phần của móng bị bệnh có thể phải cắt bỏ.

Điều trị tổn thương ở móng đòi hỏi sự kiên trì và tin tưởng bởi móng thay đổi khá chậm, ít nhất từ 2 – 3 tháng. Nếu có nhiễm trùng thì điều trị lâu lành hơn.

6. Khi nào cần đi khám bác sĩ ?

Ngay khi có biểu hiện rỗ, đổi màu móng, thay đổi hình dạng móng cần đến cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh. Nếu chủ quan không điều trị, tổn thương có thể lan rộng hơn hoặc nếu tự ý dùng thuốc, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân sẽ khó khăn, dẫn đến bệnh lâu lành. Trước khi khám chuyên khoa, bạn cần thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn cho người xung quanh:

-   Giữ tay sạch sẽ, khô, không ẩm ướt.

-   Đeo găng tay sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người xung quanh.

7. Phòng ngừa bệnh vẩy nến móng tay và nấm móng

Chăm sóc móng tay tốt là cách tốt nhất để điều trị bệnh vẩy nến móng tay. Hãy thử các mẹo phòng ngừa sau:

- Cắt ngắn móng tay.

- Dùng dũa móng tay để giữ cho các cạnh móng tay luôn mịn.

- Mang găng tay để làm sạch và làm các công việc khác bằng tay của bạn.

- Dưỡng ẩm cho móng tay và lớp biểu bì của bạn hàng ngày và sau khi chúng tiếp xúc với nước.

- Mang giày thoải mái với đủ chỗ cho các ngón chân của bạn.

- Nếu bạn không hài lòng với kiểu móng của mình, hãy thử sơn móng tay hoặc sơn móng tay giả. Chúng cũng có thể bảo vệ móng tay khỏi bị hư hại nhiều hơn.

Phòng ngừa vảy nến móng tay và nấm móng

Tóm lại vảy nến móng tay và nấm móng đều là những bệnh tồn tại dai dẳng và dễ tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh. Tuy nhìn khá giống nhau nhưng nấm móng và vẩy nến móng hoàn toàn khác như từ nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và điều trị. Nắm bắt được sự khác biệt giữa vảy nến móng tay và nấm móng tay giúp nhận thức sớm, tránh cho tổn thương lan rộng đồng thời điều trị đúng cách.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Vảy nến thể mảng là thể vảy nến phổ biến nhất trên lâm sàng, chiếm đến 80% các trường hợp. Các triệu chứng của bệnh không những làm mất thẩm mỹ mà còn khiến...

19/07/2021

1462 Lượt xem

6 Phút đọc

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn do rối loạn trung gian miễn dịch, không chỉ ảnh hưởng tại da mà còn ảnh hưởng toàn thân. Điều trị dứt điểm luôn là một vấn đề...

19/07/2021

4814 Lượt xem

6 Phút đọc

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến ở mặt là bệnh lý mãn tính gây tổn thương da nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý của bệnh...

19/07/2021

1069 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp gây nên tình trạng lõm móng, móng chuyển sang màu vàng đục. Hơn nữa bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ tới tính...

19/07/2021

2209 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG