Nội dung chính
  • 1. Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào?
  • 2. Các loại vaccine Covid-19
  • 3. Tiêm chủng vaccine phòng Covid -19
Nội dung chính
  • 1. Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào?
  • 2. Các loại vaccine Covid-19
  • 3. Tiêm chủng vaccine phòng Covid -19
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào?

Vaccine giúp đẩy lùi và thanh toán nhiều dịch bệnh, Vaccine Covid-19 đã và đang góp phần đẩy lùi thảm hoạ đại dịch do virus Sars-CoV-2 gây nên. Vaccine có nhiều loại khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại vaccine Covid-19 qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào?
  • 2. Các loại vaccine Covid-19
  • 3. Tiêm chủng vaccine phòng Covid -19

1. Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào?

Tất cả các vaccine phòng Covid-19 hiện nay, có chung mục tiêu là tạo sự miễn dịch đối với virus Sars-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào?

Nguyên lý của việc sử dụng vaccine là kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng kháng nguyên, thường là bằng protein hình gai trên bề mặt của virus, được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

2. Các loại vaccine Covid-19

Có 4 loại vaccine thường gặp là Vaccine bất hoạt toàn thể, Vaccine tiểu đơn vị, Vaccine vector virus và Vaccine nucleic acid.

a. Vaccine bất hoạt toàn thể

- Được tạo ra bằng cách biến đổi hoặc vô hiệu hoá virus, để khi được đưa vào cơ thể vaccine có thể kích thích hệ miễn dịch nhưng virus không còn khả năng gây bệnh nữa.

Vaccine bất hoạt toàn thể

- Khi hệ miễn dịch tiếp xúc với virus bất hoạt, các cơ chế phòng thủ như kháng thể và tế bào sẽ tấn công virus bất hoạt, trong quá trình này hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ các kháng nguyên của virus và sản sinh những tế bào và kháng thể nhằm vào những kháng nguyên này trong tương lai.

- Lần tiếp theo, người bệnh tiếp xúc với virus này hệ miễn dịch đã sẵn sàng để chống lại chúng.

b. Vaccine tiểu đơn vị

- Thay vì sử dụng toàn bộ tế bào virus, một cách khác để kích hoạt hệ miễn dịch là chỉ dùng một bộ phận cụ thể như protein hình gai của virus, Vaccine tiểu đơn vị có một lợi thế là giá thành thấp và dễ sản xuất và hoàn toàn không có khả năng gây bệnh vì các bộ phận của virus không còn khả năng lây nhiễm.

Vaccine tiểu đơn vị

- Tuy nhiên, chỉ sử dụng một phần của virus sẽ làm giảm tỉ lệ kích hoạt của kháng thể dẫn tới phản ứng hệ miễn dịch kém hơn, do đó vaccine tiểu đơn vị thường đi kèm với các hoạt chất khác gọi là tá dược (Adjuvant) được thiết kế để tăng cường phản ứng miễn dịch, nhiều khi vaccine này cần phải tiêm bổ sung.

Không phải vaccine nào cũng cần phải đưa kháng nguyên vào cơ thể, một số  vaccine dùng chính cơ thể bệnh nhân để sản sinh kháng nguyên, Ví dụ như vaccine vector virus và vaccine mRNA.

Ở cả 2 loại vaccine, mục tiêu là đưa một đoạn gen của mầm bệnh (trong trường hợp này là gen của virus Sars-CoV-2) vào trong tế bào chính của bệnh nhân. Bằng cách lợi dụng cơ chế sinh học của tế bào, vaccine này bắt chước tình huống lây nhiễm thực nhưng thay vì sinh ra thêm virus, tế bào chỉ sinh ra lượng lớn các protein gai dẫn tới phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

c. Vaccine vector virus

- Loại vaccine này hoàn thành mục tiêu bằng cách cấy gen sản sinh protein gai vào trong một virus vô hại và dùng nó để đưa gen mầm bệnh vào tế bào, nhưng không gây bệnh.

Vaccine vector virus

- Vaccine vector virus khó sản xuất hơn nhưng có thể sinh ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ mà không cần tá dược. Trên lý thuyết, 1 loại vector có thể cùng lúc chứa gen của nhiều kháng nguyên khác nhau giúp tăng tốc quá trình phát triển vaccine.

d. Vaccine nucleic acid

- Các loại vaccine mRNA và vaccine DNA sử dụng một cách khác để đưa gen mầm bệnh vào tế bào thay vì dùng một loại virus trung gian, các vaccine này sẽ sử dụng một phương pháp trực tiếp hơn như cấy gen vào tế bào bằng cách gắn nó vào một phân tử hoặc dùng súng bắn gen để ép gen mầm bệnh vào trong tế bào.

Vaccine nucleic acid

- Những vaccine này còn có thể áp dụng nhanh nhưng đây là một loại công nghệ mới và còn ít được thử nghiệm.

Hiện nay, có hàng trăm cơ sở đang phát triển vaccine và nhiều phương pháp khác nhau có thể được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và kết thúc đại dịch toàn cầu này.

Sau tiêm vaccine ngừa Covid-19, bạn có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể để xác định miễn dịch của cơ thể sau chủng ngừa. Thời gian tốt nhất để xét nghiệm kháng thể là sau 28 ngày sau tiêm vaccine mũi 1 hoặc sau14 - 28 ngày sau tiêm vaccine mũi 2.

3. Tiêm chủng vaccine phòng Covid -19

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid -19 lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng.

Bất cứ ai đều có thể đăng ký tiêm Vaccine Covid-19

Nhiều địa điểm tiêm sẽ yêu cầu giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính theo hình thức test nhanh Covid-19 trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19. Đây là loại xét nghiệm có kết quả nhanh trong 30 phút giúp phát hiện sớm các ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Hiện nay, vaccine Covid -19 đã dần phổ biến rộng rãi và hoàn toàn miễn phí cho mọi người. CDC khuyến cáo nên tiêm vaccine Covid -19 ngay khi tới lượt.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/08/2021 - Cập nhật 22/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

688 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1083 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1136 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1307 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG