Nội dung chính
  • 1. Vai trò của xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh?
  • 2. Các bước trong quy trình khám bệnh thường diễn ra như thế nào?
  • 3. Từ điển xét nghiệm – Tính năng mới trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
  • 4. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm máu
Nội dung chính
  • 1. Vai trò của xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh?
  • 2. Các bước trong quy trình khám bệnh thường diễn ra như thế nào?
  • 3. Từ điển xét nghiệm – Tính năng mới trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
  • 4. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm máu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Từ điển Xét nghiệm - Tính năng mới trên ứng dụng ISOFHCARE

Vai trò của xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh?, Các chỉ số xét nghiệm mang ý nghĩa gì?, Hướng dẫn tra cứu Từ điển xét nghiệm và những điều cần lưu ý khi xét nghiệm máu tất cả đều có trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Vai trò của xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh?
  • 2. Các bước trong quy trình khám bệnh thường diễn ra như thế nào?
  • 3. Từ điển xét nghiệm – Tính năng mới trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
  • 4. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm máu

1. Vai trò của xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh?

Trong y học, để có thêm dữ liệu để đánh giá, chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các dịch vụ cận lâm sàng như: xét nghiệm, chụp x-quang, MRI, siêu âm,… Các kết quả Cận lâm sàng này là cơ sở để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị bệnh.

Về xét nghiệm, đây là hoạt động điều tra, phân tích chức năng, tình trạng các cơ quan trên cơ thể nhằm có cơ sở chứng minh cho chẩn đoán sơ bộ trước đó hoặc chứng minh cho kết quả điều trị có đạt hiệu quả hay không.

Vai trò của xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh?

2. Các bước trong quy trình khám bệnh thường diễn ra như thế nào?

Dựa vào tình trạng của người bệnh, thông thường bác sĩ sẽ thực hiện khám sơ bộ để đưa ra chẩn đoán bệnh ban đầu và kê thêm các dịch vụ cận lâm sàng cần thiết khác phục vụ chẩn đoán bệnh chính xác.

Đối với xét nghiệm, người bệnh cần đến khu vực lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm. Tuỳ thuộc vào loại xét nghiệm mà mẫu bệnh phẩm sẽ khác nhau như mẫu máu, mẫu dịch, nước tiểu,…mẫu bệnh phẩm sẽ được tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm và cho ra kết quả, thời gian trả kết quả tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như loại xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm, số lượng mẫu,...kết quả sẽ được trả sau 2 tiếng đến vài ngày.

Các bước trong quy trình khám bệnh thường diễn ra như thế nào?

Sau khi có phiếu kết quả xét nghiệm, người bệnh cần quay về phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả và đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ trả kết quả mà không giải thích thêm về các chỉ số xét nghiệm như đường huyết, số tổng phân tích tế bào máu, sức khỏe tuyến giáp… nếu các chỉ số xét nghiệm tốt.

Tuy nhiên, nếu còn thắc mắc về kết quả vừa nhận được với các kết quả xét nghiệm máu trước đó xem có gì bất thường không hoặc cần tìm hiểu thêm về các chỉ số trên phiếu kết quả bạn có thể trực tiếp hỏi bác sĩ hoặc tra cứu ý nghĩa của kết quả tại Từ điển xét nghiệm trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi.

Tổng đài đặt khám ưu tiên tại bệnh viện tuyến trung ương, đặt lịch khám tại nhà, xét nghiệm tại nhà ở Hà Nội và TP.HCM: 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch chủ động hơn!

3. Từ điển xét nghiệm – Tính năng mới trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Nhằm hỗ trợ toàn diện và đáp ứng mọi nhu cầu y tế của người dân, ngoài các tính năng như: đặt khám ưu tiên tại Bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám; Khám bệnh trực tuyến với bác sĩ qua video call, Lưu trữ hồ sơ sức khoẻ điện tử,…IVIE - Bác sĩ ơi cho ra mắt tính năng mới “Từ điển xét nghiệm” trên ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động IVIE - Bác sĩ ơi. Toàn bộ quá trình tải ứng dụng, đăng ký và tra cứu từ điển xét nghiệm đều không mất phí.

Từ điển Xét nghiệm - Tính năng mới trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Với đầy đủ tất cả các chỉ số xét nghiệm được phân vào từng nhóm xét nghiệm như: Hoá sinh, Huyết học, Đông máu, Miễn dịch… ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm cũng được giải nghĩa đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu.

Các xét nghiệm thường gặp như:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần: Xác định các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ đó giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu như bệnh thiếu máu, suy tủy, ung thư máu hay cảnh báo sớm các bệnh lý viêm nhiễm khác
  • Xét nghiệm đường huyết: Giúp xác định nồng độ đường trong máu để chẩn đoán và theo dõi điều trị trong bệnh tiểu đường với các chỉ số như: HbA1c, Glucose,... 
  • Xét nghiệm mỡ máu: Giúp xác định hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
  • Xét nghiệm men gan: Bao gồm chỉ số men ALT và men AST, Bilirubin  (những enzym được giải phóng khi có tổn thương tế bào gan. ALT có chủ yếu trong gan, còn AST không chỉ trong gan mà còn có ở cơ tim, cơ vân, tụy, thận, não, ..)
  • Xét nghiệm kháng thể sau tiêm vaccine Covid-19
  • Cùng nhiều loại xét nghiệm khác. 

Từ điển Xét nghiệm - Tính năng mới trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Để tra cứu ý nghĩa của kết quả xét nghiệm trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi bạn làm theo các bước sau:

  • Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
  • Đăng ký và đăng nhập bằng Số điện thoại
  • Tại Trang chủ, nhấn vào Nhiều hơn và chọn Từ điển xét nghiệm
  • Tìm tên xét nghiệm tại khu vực tra cứu
  • Xem nhóm xét nghiệm và ý nghĩa của xét nghiệm

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về kết quả xét nghiệm bạn có thể gọi trực tuyến trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương hoặc phòng khám uy tín hàng đầu qua video call để được tư vấn thêm.

4. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm máu

- Một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi bệnh nhân không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy (như xét nghiệm kiểm tra bệnh liên quan đường máu và mỡ máu (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật). Vì sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.

- Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu

- Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… trước khi lấy máu xét nghiệm.

- Một số loại xét nghiệm khác, người bệnh không cần nhịn đói trước khi lấy máu như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)…

- Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm là buổi sáng.

Các chỉ số sinh hóa máu của một số xét nghiệm nếu làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

Bạn có thể cần xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ hoặc có bệnh lý cần kiểm tra máu. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có kết quả chính xác nhất nhé!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 06/09/2021 - Cập nhật 06/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tổng hợp tính năng mới trên ứng dụng đặt khám online IVIE - ...

Tổng hợp tính năng mới trên ứng dụng đặt khám online IVIE - ...

Tổng hợp tính năng mới trên ứng dụng đặt khám online IVIE - Bác sĩ ơi: Đặt lịch khám online, Khám bệnh trực tuyến, Hồ sơ sức khỏe, Mua thuốc online, Hỏi đáp ẩn ...

18/07/2022

1010 Lượt xem

5 Phút đọc

ISOFHCARE thay đổi tên thương hiệu thành IVIE - Bác sĩ ơi...

ISOFHCARE thay đổi tên thương hiệu thành IVIE - Bác sĩ ơi...

Công ty TNHH 1 Thành viên ISOFHCARE xin trân trọng thông báo tới toàn thể Quý khách hàng và Quý đối tác về việc thay đổi tên thương hiệu thành IVIE - Bác sĩ ơi ...

14/07/2022

1471 Lượt xem

5 Phút đọc

Livestream - Viêm da cơ địa, viêm đường hô hấp ở trẻ

Livestream - Viêm da cơ địa, viêm đường hô hấp ở trẻ

20h00 Thứ Sáu ngày 24/06/2002, ISOFHCARE tổ chức chương trình livestream tư vấn trực tuyến: “Viêm da cơ địa, viêm đường hô hấp dai dẳng ở trẻ - giải pháp nào...

22/06/2022

730 Lượt xem

5 Phút đọc

Livestream Phòng tránh và xử trí các bệnh truyền nhiễm ở trẻ

Livestream Phòng tránh và xử trí các bệnh truyền nhiễm ở trẻ

19h30 Thứ Ba ngày 14/06/2002, ISOFHCARE tổ chức chương trình livestream tư vấn trực tuyến: phòng tránh và xử trí các bệnh truyền nhiễm mùa hè nguy hiểm ở trẻ”, ...

08/06/2022

865 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG