Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao là bệnh lý như thế nào? Bệnh xã hội, bệnh lây?
  • 2. Tại sao phải thực hiện tiêm phòng vaccin chống lao
  • 3. Sau tiêm phòng lao có thể có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh nữa không?
  • 4. Bệnh lao có những đặc điểm gì đáng lưu ý?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao là bệnh lý như thế nào? Bệnh xã hội, bệnh lây?
  • 2. Tại sao phải thực hiện tiêm phòng vaccin chống lao
  • 3. Sau tiêm phòng lao có thể có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh nữa không?
  • 4. Bệnh lao có những đặc điểm gì đáng lưu ý?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ đã được tiêm vaccin phòng lao BCG, liệu có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh hay không?

Theo chương trình phòng chống lao quốc gia: vấn đề tiêm phòng lao bằng vaccin BCG luôn là mục tiêu đặt ra và vận động triển khai hàng đầu, đem lại khá hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh. Tuy nhiên không vì vậy mà nguy cơ mắc bệnh lao sau khi tiêm phòng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với người bị bệnh lao thì cơ thể đã tiêm phòng đều có thể xảy ra trường hợp mắc lao.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao là bệnh lý như thế nào? Bệnh xã hội, bệnh lây?
  • 2. Tại sao phải thực hiện tiêm phòng vaccin chống lao
  • 3. Sau tiêm phòng lao có thể có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh nữa không?
  • 4. Bệnh lao có những đặc điểm gì đáng lưu ý?

1. Bệnh lao là bệnh lý như thế nào? Bệnh xã hội, bệnh lây?

Bệnh lao được liệt vào danh sách nhóm bệnh nhiễm trùng mãn tính, nguyên nhân gây bệnh là do sự xuất hiện của vi khuẩn lao (Tên khoa học: Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Vi khuẩn lao gây bệnh lao phổi, ngoài ra vi khuẩn lao còn có thể gây ra bệnh ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể như hạch, xương khớp, thận tiết niệu, màng não màng phổi.

Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây, nhưng mức độ lây rất khác nhau. Đối với các thể lao ngoài phổi ( lao màng não, màng bụng, hạch, xương khớp,...) được gọi là các thể lao ‘’kín’’, nghĩa là vi khuẩn ít khả năng nhiễm vào môi trường bên ngoài. Vi khuẩn vào cơ thể qua đường hô hấp là phổ biến nhất. Bệnh nhân lao phổi khi ho ( hoặc hắt hơi ) bắn ra các hạt rất nhỏ lơ lửng trong không khí, phân tán xung quanh người bệnh, người lành hít các hạt này khi thở có thể bị bệnh. 

Bệnh lao bị ảnh hưởng nhiều yếu tố xã hội. Các nước nghèo, mức sống thấp bệnh lao thường trầm trọng.

2. Tại sao phải thực hiện tiêm phòng vaccin chống lao

Chính sách đạt hiệu quả cao nhất hiện nay để phòng chống lao đó chính là thực hiện tiêm chủng

Chính sách đạt hiệu quả cao nhất hiện nay để phòng chống lao đó chính là thực hiện tiêm chủng. Tạo cho cơ thể miễn dịch chủ động, kích thích khả năng đề kháng với bệnh lao, bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm từ quá trình đó dẫn đến sự miễn dịch chống lại bệnh.

Việt Nam hiện đang sử dụng vắc xin BCG cho việc tiêm phòng bệnh lao ở trẻ em. Để vắc xin phòng lao mang lại kết quả tối ưu nhất, cần phải tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. Hiện nay, việc tiêm phòng chống bệnh lao đang được nhà nước triển khai rộng rãi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam với thời gian tiêm phòng được khuyến cáo tính từ thời điểm sinh ra đến dưới 1 tháng tuổi.

Có thể xảy ra một số biểu hiện như: thông thường sau tiêm 1-2 ngà, nốt tiêm sẽ tiêu đi. Sau 3-4 tuần sẽ thấy một cục nhỏ nổi lên tại nơi tiêm rồi to dần, mặt da sưng đỏ, bóng. Sau 6  tuần một lỗ rò xuất hiện, tiết dịch trong 2 - 3 tuần rồi làm vậy, ở tuần thứ 9 - 10 hình thành vòng tròn 5 – 6mm, xung quanh có quầng đỏ, sau vài tuần vây rụng đi dần thành sẹo tồn tại nhiều năm. Tính chất của sẹo màu trắng, có thể hơi lõm. Có thể căn cứ vết sẹo này để kiểm tra biết được trẻ đã được tiêm BCG hay chưa.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Sau tiêm phòng lao có thể có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh nữa không?

Hiệu quả nhưng không tuyệt đối: đó chính là đặc điểm của biện pháp tiêm phòng lao.

Hiệu quả nhưng không tuyệt đối: đó chính là đặc điểm của biện pháp tiêm phòng lao.

Có thể khẳng định và nói rằng tiêm vaccin BCG để phòng chống lao là phương pháp đạt hiệu quả lớn nhưng không vì vậy mà chủ quan và quên mất tính chất phương pháp này không mang tính tuyệt đối.

Thực chất BCG là loại vắc xin thuộc chủng vi khuẩn lao bò giảm động lực nên có khả năng gây miễn dịch chéo với vi khuẩn lao tồn tại trong cơ thể người do có cùng chung một số loại kháng nguyên.

Vì vậy, BCG có thể không giúp chúng ta chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn lao gây bệnh, nhưng lại có khả năng hạn chế tối đa nguy cơ chuyển hóa từ thể nhiễm khuẩn thành bệnh lao (khoảng 70%) và gần như ngăn ngừa tuyệt đối việc xảy ra những biến chứng lao nguy hiểm như lao xương, lao khớp, lao phổi, lao màng não. Nhờ tuân thủ việc tiêm chủng phòng bệnh lao nên hiện nay biến chứng lao màng não gần như không hề gặp ở trẻ em nữa.

Quản lý và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng là kết quả cho thấy quá trình tiêm phòng lao có đạt hiệu quả hay không.

Nếu sống trong môi trường phải tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên, lâu dài với người mắc bệnh lao thì dù có tiêm phòng thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Đặc biệt là đối tượng trẻ em ở độ tuổi dưới 1 tuổi thì nguy cơ lây nhiễm còn chạm đến con số cao nhất do thể trạng và hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, còn yếu kém. Nhưng không thể phủ nhận hiệu quả của vaccin đã làm giảm nhanh chóng triệu chứng và di chứng bệnh đối với người đã tiêm phòng không may bị mắc lao hơn những người chưa được tiêm phòng.

4. Bệnh lao có những đặc điểm gì đáng lưu ý?

Bệnh lao có những đặc điểm gì đáng lưu ý?

Lao phổi: thể bệnh có tỷ lệ lây nhiễm, khả năng lây nhiễm cao trong số các thể bệnh của lao.

Trong trường hợp cơ thể xuất hiện các triệu chứng ho kéo dài, ra nhiều mồ hôi trộm, mệt mỏi, chán ăn, sốt về chiều thường xuyên thì cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

Quá trình diễn biến và lây nhiễm bệnh đều qua đường hô hấp. Chính vì vậy người nhiễm bệnh đa phần là có tiền sử tiếp xúc với nguồn lây. Nếu gia đình, có người mắc bệnh lao cần hạn chế quá trình tiếp xúc, thực hiện chế độ sinh hoạt cá nhân, đảm bảo một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt là đối tượng trẻ dưới 5 tuổi: nguy cơ mắc bệnh cao gấp nhiều lần so với người lớn

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2021 - Cập nhật 28/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Ngoài thể lao tổn thương ở phổi, thì lao còn có tổn thương ở nhiều bộ phận khác. Trong thể lao ngoài lồng ngực: lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu. Ở trẻ...

28/11/2021

1300 Lượt xem

5 Phút đọc

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

28/11/2021

1087 Lượt xem

5 Phút đọc

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1326 Lượt xem

4 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao màng phổi

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao màng phổi

Ngoài quá trình tuân thủ phác đồ điều trị, thời gian nghỉ ngơi đúng nguyên tắc được đề ra, thì bên cạnh đó người mắc bệnh lao phổi cũng cần đặt ra và đạt được...

28/11/2021

2379 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG