Nội dung chính
  • 1) Trẻ bị viêm mũi do đâu?
  • 2) Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
  • 3) Biện pháp phòng ngừa
Nội dung chính
  • 1) Trẻ bị viêm mũi do đâu?
  • 2) Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
  • 3) Biện pháp phòng ngừa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị viêm mũi kéo dài, coi chừng các bệnh lý tai mũi họng

Chảy mũi, tắc mũi là triệu chứng thường xuyên gặp ở trẻ. Nhưng khi chảy mũi, tắc mũi kéo dài, tái đi tái lại thì quả thật bố mẹ cần phải lưu ý. Có thể con bạn đã và sắp mắc phải bệnh lý tai mũi họng như viêm amidan, viêm tai giữa… iSofHcare sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1) Trẻ bị viêm mũi do đâu?
  • 2) Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
  • 3) Biện pháp phòng ngừa

 

1) Trẻ bị viêm mũi do đâu?

Mũi là cơ quan đầu tiên của đường dẫn khí. Niêm mạc mũi có hệ thống lông để cản các hạt bụi lớn, niêm mạc phía trong có những tuyến tiết ra chất nhầy để giữ lại các hạt bụi nhỏ. Như vậy khi bụi bẩn, tác nhân lạ đi vào mũi sẽ bị cản lại bằng các phản ứng hắt hơi hoặc chảy nước mũi. Dịch nhầy ứ đọng nhiều gây tắc mũi. Các biểu hiện này đều là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để chống lại tác nhân muốn xâm nhập vào đường thở.

Virus là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, tức tai mũi họng ở trẻ em. Khi trẻ chảy mũi, tắc mũi liên tục và kèm với một vài triệu chứng khác thường là triệu chứng của bệnh lý tai, mũi, họng và của các cơ quan này phối hợp với nhau. Thuật ngữ viêm mũi thường được dùng để chỉ chứng sổ mũi.

a. Cảm lạnh

Chảy mũi và tắc mũi đơn thuần là triệu chứng nổi bật của cảm lạnh, đôi khi có thể kèm theo triệu chứng toàn thân nhẹ như đau mỏi cơ và sốt. Bệnh do virus gây ra, còn thường được gọi là viêm mũi.

Viêm mũi xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm là từ đầu thu đến cuối xuân. Trẻ nhỏ thường bị trung bình 6 – 8 đợt cảm lạnh/năm. Nhưng 10 – 15% trẻ lớn bị ít nhất 12 đợt/năm. Trẻ nhũ nhi tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe trong năm đầu bị cảm lạnh nhiều hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Như vậy, biểu hiện của viêm mũi xảy ra thường xuyên là bình thường ở trẻ.

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virus. Biểu hiện đầu tiên là đau hoặc “rát” họng, sau đó là chảy mũi rồi tắc mũi. Đau họng thường mất nhanh vào ngày thứ 2 – 3 của bệnh, sau đó triệu chứng ở mũi trội lên. Ho xuất hiện trong 30 % trường hợp và thường xảy ra sau triệu chứng của mũi.

Trẻ có biểu hiện tăng tiết mũi rõ tuy nhiên khi nước mũi thay đổi màu sắc và độ quánh không phải là chỉ điểm của viêm xoang hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Khám xoang mũi có thể thấy xương xoăn mũi sưng đỏ.

Biến chứng ở viêm mũi có thể là viêm tai giữa chiếm 5-30%, viêm xoang chiếm 5-13% hoặc khởi phát cơn hen cấp.

May mắn là cảm lạnh thường chỉ kéo dài trong 1 tuần. Nghĩa là sau 1 tuần, các triệu chứng sẽ giảm dần mà không phải điều trị gì cả.

b. Viêm họng cấp do virus

Viêm họng do virus thường xảy ra vào mùa thu, đông và xuân. Nguồn lây thường là anh chị em trong nhà hoặc bạn học cùng lớp. Khởi bệnh từ từ với các biểu hiện  chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc, tiêu chảy. Có thể kèm theo bọng nước nhỏ, hạch cổ, phát ban. Khám họng thấy họng sưng, đỏ, 2 amidan lớn. Tác nhân do virus thường triệu chứng giảm sau 3 -5 ngày.

c. Viêm tai giữa

Chảy mũi nước và sốt là giai đoạn có thể gặp ở giai đoạn sớm của viêm tai giữa. Sau một vài ngày, trẻ sẽ đau tai biểu hiện bằng kích thích, thay đổi thói quen ăn, ngủ hoặc nắm hay kéo tai. Chảy mủ tai khi màng nhĩ thủng. Nghe kém biểu hiện bằng thay đổi cách nói chuyện, thường khó phát hiện nếu trẻ chỉ bị viêm tai giữa cấp 1 bên hoặc bị nhẹ, nhất là ở trẻ nhỏ. Trẻ lớn có thể có cảm giác khó chịu hoặc nặng trong tai. Khám tai với đèn soi tai có bơm hơi thấy màng nhĩ xung huyết, mờ đục, phồng ra và kém di động.

Viêm tai giữa gây biến chứng vùng xương thái dương, biến chứng nội sọ và điếc vĩnh viễn.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

2) Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Tuy bệnh thường do virus gây ra, nhưng hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện thì bôi nhiễm bởi vi khuẩn. Thậm chí trường hợp nặng gây nhiễm trùng hệ thống. Cho nên dù bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần cũng không thể chủ quan. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám khi:

-  Chảy mũi kéo dài liên tục trên 10 ngày không hề thuyên giảm.

-  Sốt kéo dài trên 5 ngày.

-  Trẻ có biểu hiện đau tai.

-  Sốt không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

-  Trẻ thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

-  Mẹ cảm thấy các triệu chứng lần này rất khác so với lần trước.

3) Biện pháp phòng ngừa

Các bệnh lý tai, mũi, họng ở trẻ thường xảy ra phối hợp nên cần dự phòng và bảo vệ trẻ trước và trong khi có biểu hiện viêm mũi. Bố mẹ cần:

-  Thường xuyên, vệ sinh mũi cho trẻ bằng bình xịt nước mũi sinh lý tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không tự tin khi thực hiện, bạn cần đến cơ sở y tế để được nhân viên vệ sinh cho bé.

-  Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Là cách hiệu quả và đơn giản, ít tốn kém để hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

-  Tránh tiếp xúc với người bị cảm, người đang ho, hắt hơi, chảy mũi.

-  Tiêm vacxin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng y tế mở rộng, tiêm vacxin cúm mỗi năm vào mùa lạnh cho trẻ.

-  Rửa tay sạch trước khi chơi đùa hay hôn bé.

Tóm lại, chảy mũi - viêm mũi là biểu hiện bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, khi triệu chứng kéo dài thường liên quan đến nhiều bệnh lý tai, mũi, họng. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề do đó bố mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ viêm mũi kéo dài. Gia đình cần quan sát sự thay đổi của trẻ và dự phòng để trẻ có một sức khỏe tốt nhất. 

Hi vọng rằng những kiến thức là IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn là hữu ích. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi khi cần thiết.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 14/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có những loại nào?

Viêm tai giữa có những loại nào?

Tai là cơ quan thính giác, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh và truyền tín hiệu về não bộ. Các bệnh lý ở tai rất phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa. Một...

30/06/2021

12251 Lượt xem

5 Phút đọc

Tổng hợp 7+ thuốc nhỏ viêm tai giữa được bác sĩ khuyên dùng

Tổng hợp 7+ thuốc nhỏ viêm tai giữa được bác sĩ khuyên dùng

Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở một bộ phận bên trong tai. Thuốc nhỏ tai được biết đến như là loại thuốc đặc trị dùng để điều trị viêm tai giữa ...

17/06/2021

78656 Lượt xem

7 Phút đọc

Cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ tai khi bị viêm tai giữa

Cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ tai khi bị viêm tai giữa

Thuốc nhỏ tai là một loại thuốc đầu tay được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng dùng để điều trị bệnh viêm tai giữa. Thuốc điều trị hiệu quả cho cả trẻ em và...

17/06/2021

11921 Lượt xem

5 Phút đọc

Điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh nào?

Điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh nào?

Kháng sinh là loại thuốc được chỉ định vô cùng phổ biến trong điều trị viêm tai giữa. Điều này khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng vì chính con của họ, trẻ em,...

11/06/2021

25659 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG